Công tác trồng rừng

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ bền vững rừng ngập mặn xã đồng rui, huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 84 - 88)

Công tác trồng rừng đã được các cấp và các tổ chức quan tâm thực hiện từ những năm 2003, đất trồng rừng được lấy từ các khu đầm bỏ hoang. Dưới sự tài trợ của các tổ chức như ACMANG - Nhật Bản, UNDP, Viện Lâm nghiệp, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2003 đến nay xã đã tổ chức trồng được 890,4 ha RNM. Diện tích RNM xã tiến hành trồng được thống kê ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Thống kê diện tích trồng RNM của xã Đồng Rui

STT Thời gian Tổ chức tài trợ Diện tích (ha)

1 1998 KVT – Hà Lan 40 2 2003 ACMANG - Nhật Bản 30 3 2005 ACMANG - Nhật Bản 30 4 2006 UNDP 80 5 2007 ACMANG UNDP 40 120

6 2008 Viện Lâm nghiệp 15

7 2009

ACMANG Viện Lâm nghiệp

TT nghiên cứu TN&MT

60 60 75.90

8 2010 ACMANG

TT nghiên cứu TN&MT

30 110.70

9 2011 ACMANG

TT nghiên cứu TN&MT

95 103.80

Tổng 890.40

(Nguồn: UBND xã Đồng Rui, 2012)

Tổng cục Môi trường phối hợp với Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và Môi trường khi triển khai thực hiện nhiệm vụ: “Điều tra, khảo sát các hệ sinh thái đặc thù đang bị suy thoái của Việt Nam và đề xuất giải pháp phục hồi, áp dụng thử nghiệm tại một vùng quan trọng”. Dự án đã tiến hành xây dựng vườn ươm tại thôn Hạ xã Đồng Rui với diện tích xây dựng vườn ươm là 1000mP

2

P

, làm thành 5 luống, bên ngoài được bảo vệ bởi hàng rào tre đan chéo. Sau khi lên luống xong thì tiến hành làm bầu ươm cây (bầu có đường kính 15 cm chiều cao 30 cm dựng sát vào nhau và ươm được 5000 bầu cây ngập mặn bao gồm: 2000 bầu cây trang, 2000 bầu cây Đước và 1000 bầu cây Bần).

Hình 3.6: Xây dựng vườn ươm cây ngập mặn tại Đồng Rui

(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường)

Hình 3.8: Giao lưu trồng RNM hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản

16T

Hình 3.9: Người dân xã Đồng Rui tham gia trồng RNM

(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu HSTRNM)

3.5. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ RNM TẠI XÃ ĐỒNG RUI

3.5.1. Thuận lợi

Xã có diện tích RNM lớn (2.750,75 ha), là môi trường thuận lợi cho các loài thuỷ sản sinh sống và phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như các giá trị từ RNM mang lại chính quyền địa phương đã tranh thủ huy động mọi nguồn lực để khôi phục và phát triển RNM trên địa bàn xã.

Có sự quan tâm, đầu tư của các cấp, ngành và các tổ chức tài trợ, công tác quản lý bảo vệ RNM cũng được quan tâm với nhiều hình thức như: vẽ tranh, sáng tác thơ, lắp đặt các bảng tin... Từ đó nhân dân trong địa bàn xã đã có ý thức hơn trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn lợi thuỷ sản dưới tán RNM.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ bền vững rừng ngập mặn xã đồng rui, huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)