Công tác quản lý, bảo vệ RNM

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ bền vững rừng ngập mặn xã đồng rui, huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 80 - 83)

Kết quả điều tra, nghiên cứu cho thấy RNM tại xã Đồng Rui được phân chia ranh giới theo mô hình cộng đồng của bốn thôn để quản lý, bảo vệ. Xã đã thành lập một ban quản lý, bảo vệ RNM của xã và bốn ban quản lý của bốn thôn. Ban quản lý, bảo vệ RNM xã Đồng Rui do Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, các ngành, đoàn thể của xã làm thành viên. Các tổ chức cộng đồng chịu trách nhiệm trực tiếp trong công tác quản lý, bảo vệ RNM ở Đồng Rui bao gồm: Hội phụ nữ, Hội nông dân tập thể, Ban quản lý rừng của xã, Ban quản lý rừng thôn Thượng, Ban quản lý rừng thông Hạ, Ban quản lý rừng thông Trung, Ban quản lý rừng thôn Bốn.

Ban quản lý rừng của xã và các Ban quản lý rừng của các thôn có chức năng tham mưu cho chính quyền trong việc nắm bắt tình hình và tuyên truyền, vận động quản lý, tổ chức điều hành công tác bảo vệ rừng, xử lý các đối tượng vi phạm xâm hại tới rừng. Kết quả điều tra cho thấy, năm 2003 đã phát hiện, lập biên bản vi phạm và bắt giữ hai vụ người ở tỉnh ngoài vào rừng chặt và đẽo vỏ cây, xử lý hành chính và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm 01 vụ, chuyển kiểm lâm huyện xử lý 01 vụ. Sau đó phát lên loa truyền thanh của các thôn trong xã để tuyên truyền. Đồng thời, ban quản lý đến từng hộ dân trong xã vi phạm chặt RNM làm củi đun để lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, yêu cầu các hộ ký cam kết không tiếp tục chặt phá rừng. Người dân tại địa phương đã có ý thức trong việc bảo vệ RNM, tuy nhiên người dân từ nơi khác (Quảng Yên, Nam Định, Thái Bình...) vẫn có trường hợp vi phạm như đập vỏ cây Đước, Vẹt, Trang để lấy về ướp sứa. Điển hình, đầu tháng 4 năm 2013, một số người dân ở Thuỷ Nguyên, Hải Phòng bị bắt trong khi đang lấy vỏ cây. Công an xã đã chuyển hồ sơ cho công an Cẩm Phả tiến hành điều tra.

Hội phụ nữ và Hội nông dân tập thể có chức năng phối hợp với các Ban quản lý và UBND xã tổ chức và điều hành công tác trồng rừng tại các thôn. Việc trồng rừng chủ yếu là do phụ nữ phụ trách, việc khai thác hải sản tự do ngoài bãi cũng chủ yếu là phụ nữ và người dân tộc thiểu số. Chính vì vậy, phụ nữ và đồng bào dân tộc là hai đối tượng cần được ưu tiên nâng cao nhận thức và năng lực trong công tác quản lý, bảo vệ RNM.

Bên cạnh hoạt động của Ban quản lý RNM xã, tại các thôn Ban quản lý thôn đã xây dựng được bốn bản Quy ước về quản lý, bảo vệ RNM. Ngày 10 tháng 5 năm 2006, UBND xã Đồng Rui đã ra Quyết định số 368 QĐ/UB “Về việc giao đất và Rừng ngập mặn cho cộng đồng thôn bản”, bản cam kết bảo vệ rừng của xã (được đề cập trong Quyết định số 368 QĐ/UB).

Quy chế hoạt động của Ban Quản lý rừng cộng đồng của bốn thôn được xây dựng và thông qua ngày 18 tháng 5 năm 2006. Quy chế bao gồm 8 điều, trong đó:

Điều 2: Mục đích hoạt động của Ban quản lý rừng Điều 3: Bộ máy ban quản lý rừng cộng đồng của thôn

Điều 4: Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý rừng và cộng đồng thôn Điều 5: Quy định về khai thác RNM và xử lý các hành vi vi phạm Điều 6: Nguồn quỹ và cơ chế tài chính của Ban quản lý rừng cộng đồng Điều 7: Chế độ họp hành của Ban quản lý rừng

Điều 8: Điều khoản thi hành.

Quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng là quá trình quản lý tài nguyên ven biển do những người phụ thuộc vào nguồn tài nguyên đề xướng. Vì vậy ngày càng có nhiều người sử dụng tài nguyên tham gia vào quản lý nguồn tài nguyên ven biển và trách nhiệm quản lý mang tính chất địa phương.

Thuật ngữ “Dựa vào cộng đồng” là một nguyên tắc mà những người sử dụng tài nguyên cũng phải là người quản lý hợp pháp đối với nguồn tài nguyên đó. Điều này giúp phân biệt nó với các chiến lược quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác hoặc là có tính tập trung hoá cao hoặc là không có sự tham gia của các cộng đồng phụ thuộc trực tiếp vào nguồn tài nguyên đó.

Vấn đề quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng hiện nay đang là hướng tiếp cận, nghiên cứu đạt hiệu quả cao đối với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Ở Việt Nam đã có một số dự án, công trình nghiên cứu theo hướng tiếp cận quản lý dựa vào hệ sinh thái, quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng, như: mô hình quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng phục vụ phát triển bền vững ở huyện DaKrông, tỉnh Quảng Trị; dự án bảo tồn tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, điểm trình diễn tại Sóc Sơn - Hà Nội và Tiền Hải - Thái Bình; sử dụng bền vững tài nguyên sinh học ở phá Tam Giang; xây dựng mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH, quản lý các hệ sinh thái nhạy cảm dựa vào cộng đồng tại

Đầm Thị Nại (Bình Định), vùng cửa sông ven biển Nghĩa Hưng (Nam Định), Khu Bảo tồn thiên nhiên Hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh); quản lý hệ sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương, Yok Đôn, Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, Hồ Ba Bể, Hồ Cấm Sơn,…

Áp dụng kinh nghiệm quản lý RNM dựa vào cộng đồng ở một số nơi, RNM ở Đồng Rui đã được phân chia theo mô hình cộng đồng bốn thôn quản lý. Việc phân chia ranh giới này nhằm mục đích phát huy vai trò của cộng đồng trong việc quản lý và khai thác RNM một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ bền vững rừng ngập mặn xã đồng rui, huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)