Tình hình nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ bền vững rừng ngập mặn xã đồng rui, huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 48 - 56)

a) Tình hình nuôi trồng thuỷ hải sản

Hưởng ứng chủ trương khuyến khích và tạo mọi điều kiện để nhân dân đầu tư đánh bắt và NTTS của Đại hội Đảng bộ huyện Tiên Yên, phong trào NTTS đã được bắt đầu tại khu vực này từ năm 1994. Lúc đầu chỉ có hơn chục hộ từ huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đến khoanh đất để nuôi cua và tôm tự nhiên, đầm to nhất là 150 ha, còn bé nhất là 2 ha [22]. Một số hộ dân địa phương cũng khoanh đất nuôi cua và tôm trong thời gian này. Việc nuôi thủy hải sản những năm đầu đã thu hút một lực lượng lao động đáng kể, góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận nhân ực. Hàng năm, huyện đã kết hợp với Trung tâm Khuyến ngư tỉnh mở

các lớp tập huấn về NTTS cho nhân dân trong xã để nâng cao kiến thức về NTTS cũng như lợi ích kinh tế cho các hộ gia đình nông dân.

Tuy nhiên, việc nuôi thủy hải sản tại khu vực đã không mang lại những kết quả như mong muốn, hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh. Cũng như nhiều địa phương khác, nuôi thuỷ sản tại khu vực cửa sông Tiên Yên, Ba Chẽ trong thời gian qua chủ yếu mang tính tự phát, thiếu sự phối hợp đồng bộ với các giải pháp về con giống, thức ăn, thị trường, bảo vệ môi trường, nguồn lợi... Do đó, sự phát triển NTTS tại khu vực không ổn định và nhiều hộ làm ăn thua lỗ. Tình hình nuôi trồng thuỷ hải sản được thể hiện trong bảng 2.7.

Bảng 2.7: Tình hình nuôi trồng thuỷ hải sản của xã Đồng Rui

Diện tích/Sản lượng thủy sản Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Diện tích nuôi trồng thủy hải sản 218,9 ha 210 ha 229,5 ha 63,5 ha

- Diện tích nuôi tôm 38,9 ha 150 ha 149,5 ha 10 ha

- Diện tích nuôi cá - Diện tích nuôi sứa đỏ

18 ha, 162 ha

60 ha 80 ha 43,5 ha

Sản lượng nuôi trồng thủy hải sản 25 tấn 27 tấn 40 tấn 10 tấn

- Sản lượng tôm 10 tấn 7 tấn 12 tấn - Sản lượng cá - Hải sản khác 15 tấn 10 tấn 10 tấn 28 tấn

(Nguồn: UBND xã Đồng Rui, 2012)

Có thể thấy diện tích NTTS năm 2012 giảm mạnh so với các năm trước. Năm 2009 diện tích nuôi thuỷ hải sản là 218,9 ha thì năm 2012 chỉ còn 63,5 ha. Diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản giảm đáng kể vì một số ao bị vỡ, dịch bệnh cộng với vốn đầu tư ít nên nhiều hộ không đầu tư nuôi trồng nữa. Sản lượng tôm, cá năm 2011 có tăng đôi chút so với năm 2009 do điều kiện thời tiết thuận lợi đối với việc nuôi trồng.

Hình 2.9: Đầm nuôi cua biển nhà anh Hà – thôn Trung xã Đồng Rui

Hình 2.10: Các đầm nuôi tôm bỏ hoang

Tính đến tháng 3 năm 2012, toàn xã có 87 đầm, trong đó thôn Thượng có nhiều đầm nhất (42 đầm), thôn Trung (17 đầm), thôn Hạ (15 đầm), ít nhất là thôn Bốn (13 đầm). Trong số đầm trên có 10 đầm của người ngoài xã.

Đầu năm 2012, xã đã thu hồi 35,2 ha ao đầm để thực hiện dự án đê bao ngăn mặn quanh xã. Với diện tích các đầm tôm bị thất thu lớn như vậy việc phục hồi các diện tích này là hết sức cần thiết và cũng là thách thức lớn đối với chính quyền và nhân dân địa phương.

b) Tình hình khai thác hải sản

Trong khi các đầm tôm của xã Đồng Rui bị bỏ hoang thì việc khai thác hải sản tự do ngày càng phát triển. Diễn biến sản lượng đánh bắt hải sản được chỉ ra trong bảng 2.8.

Bảng 2.8: Tình hình khai thác thuỷ hải sản tại xã Đồng Rui

Sản lượng thủy sản Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Sản lượng khai thác hải sản tự nhiên

307,3 tấn 325 tấn 327 tấn 350 tấn

- Tôm 10 tấn 10 tấn 18,5 tấn 12 tấn

- Cá 25 tấn 15 tấn 22,5 tấn 20 tấn

- Thủy sản khác 282,3 tấn 300 tấn 286 tấn 318 tấn

(Nguồn: UBND xã Đồng Rui, 2012)

Số người tham gia khai thác chủ yếu vẫn là phụ nữ. Đặc biệt, một số chị em người dân tộc vừa địu con vừa mò móc tại các bãi triều. Người ta dùng các công cụ rất thô sơ như cuốc, xẻng, thuôn sắt để khai thác. Đối tượng khai thác rất đa dạng: các loại cá, tôm, vạng, ngán, sâu đất (còn gọi là bông thùa), sá sùng, bạch tuộc, hà, ốc các loại... Trong số các sản phẩm trên, tôm, cá là những loài có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, một số động vật thân mềm khác cũng có giá trị cao như ngán (230.000đ/kg), sá sùng (300.000đ/kg), ốc đĩa (400.000đ/kg), ruốc (200.000/kg – 400.000/kg tuỳ theo mùa) các loài khác có giá trị thấp hơn như vạng (5.000đ/kg), sâu đất (120.000đ/kg), ốc đỏ (50.000đ/kg).

Theo đánh giá của người dân thì lượng hải sản trong các bãi triều của xã còn rất ít nên họ phải đi đánh bắt ở các bãi triều thuộc huyện Vân Đồn. Thời gian đến các bãi đó là 2-3 giờ bằng thuyền mủng của gia đình hoặc của những người thu mua hải sản. Sau khi đánh bắt, họ bán ngay sản phẩm của mình cho các chủ thuyền đồng thời cũng là người thu mua. Những phụ nữ có con nhỏ thường chỉ đánh bắt ở các bãi triều của xã và bán sản phẩm cho những người thu mua ngay tại bãi. Sản phẩm thu mua được mang đi bán lại tại Cửa Ông, Cẩm Phả, Móng Cái.

Các hoạt động khai thác mang tính chất huỷ diệt nguồn lợi như dùng mìn đánh bắt cá gần đây đã giảm nhưng vẫn còn xuất hiện ở một số nơi trong địa bàn xã và huyện, phần lớn là do những người từ nơi khác đến thực hiện. Những hoạt động này trong tương lai cần được ngăn cấm hoàn toàn để bảo toàn nguồn lợi và đảm bảo an toàn tính mạng cho chính người dân.

Qua các phiếu điều tra, nhận thức của người dân về nguồn lợi hải sản của địa phương tương đối rõ ràng. Mọi người đều nhận thức được vai trò của RNM đối với môi trường sống của các loài hải sản. Toàn bộ số người được điều tra đều đề nghị cần có giải pháp bảo vệ bền vững RNM của địa phương.

Hình 2.13: Khai thác nguồn lợi thuỷ sản trong rừng ngập mặn ở Đồng Rui

2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội tại khu vực

a) Thuận lợi

Với địa hình bằng phẳng, đất đai có nhiều tiềm năng cho sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, khai thác các loại thuỷ sản biển. Có nguồn nhân lực dồi dào, hệ thống giao thông thuận lợi đây là thế mạnh để phát triển kinh tế về nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ buôn bán.

Đặc biệt, Đồng Rui là một xã ven biển, có diện tích RNM lớn, là môi trường thuận lợi cho các loại thuỷ hải sản sinh sống và phát triển, có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái góp phần thúc đẩy nền kinh tế của xã phát triển.

Được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp chính quyền như UBND huyện, xã, các ban ngành đoàn thể như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, Hội cựu chiến binh... Chính quyền địa phương đã ý thức được tầm quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi và nhận thức rõ tính cấp thiết của việc quản lý và bảo vệ bền vững tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là RNM.

b) Khó khăn

Đồng Rui là một xã đảo nghèo, xã có cơ cấu nông nghiệp cao, chủ yếu lao động làm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nguồn nhân lực tuy nhiều nhưng lao động hầu hết chưa được qua đào tạo nghề nên khó đáp ứng được sự đòi hỏi của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngành chăn nuôi có phát triển nhưng chưa mạnh, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Người dân chủ yếu là di cư từ nơi khác đến, có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ văn hoá thấp dẫn đến nhận thức và khả năng phát huy nội lực từ trong dân còn nhiều hạn chế.

Việc NTTS còn mang tính tự phát, manh múm, thiếu quy hoạch đồng bộ. Người dân chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về nuôi trồng hải sản đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng.

RNM tại địa phương tuy đã giao cho từng thôn quản lý, bảo vệ xong hiệu quả chưa cao. Trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật của cán bộ và nhân dân địa phương trong lĩnh vực quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên còn thấp.

Xã thường xuyên chịu ảnh hưởng các trận thiên tai, lũ lụt nghiêm trọng làm thiệt hại rất nhiều đến phát triển kinh tế nông, ngư nghiệp. Tuyến đường đấu nối với quốc lộ 18A là tuyến đường duy nhất nối với đất liền vừa độc đạo, vừa nhỏ hẹp làm hạn chế sự phát triển kinh tế của xã, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém.

2.2. HIỆN TRẠNG RNM VÀ TÀI NGUYÊN TRONG HSTRNM

Tổng hợp các nguồn thông tin, số liệu thu thập được và số liệu điều tra khảo sát tại thực địa, có thể nêu ra các hiện trạng và tài nguyên trong HSTRNM của xã Đồng Rui như sau:

2.2.1. Đặc điểm hiện trạng rừng ngập mặn

Trước năm 1975, RNM xã Đồng Rui có diện tích khoảng 3.000 ha chủ yếu là rừng tự nhiên. Đến năm 1997, với chủ trương của huyện về phát triển ngành kinh tế mũi nhọn tại xã là NTTS nên UBND huyện đã ký quyết định cho một số hộ dân tại địa phương và các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng thuê đất đắp

đầm nuôi tôm dẫn đến một số diện tích RNM đã bị chặt phá. Cùng với việc phá rừng đắp đầm, nhân dân trên địa bàn xã còn khai thác các cây trong RNM làm củi đun, đẽo vỏ cây để nhuộm lưới, chài, muối hải sản… Do vậy, diện tích rừng bị suy giảm rất nhanh. Đến năm 2000, diện tích RNM của xã chỉ còn 1.523 ha.

Những cây Trang, Đước, Sú, Vẹt… vốn là một vành đai xanh bảo vệ cho đảo khỏi gió bão, triều cường và nước mặn xâm thực bỗng bị chặt phá để làm đầm. Không có rừng, những con đê quai và bờ bao của các đầm tôm trở nên nhỏ bé trước những cơn thịnh nộ của thiên nhiên. Mấy năm trước, đầm tôm xuất hiện hàng loạt thì vài năm sau Đồng Rui cũng là nơi các hộ dân và doanh nghiệp phá sản hàng loạt, để lại đảo hàng nghìn ha đầm hoang tàn, lở lói. Đã có nhiều dự án sẵn sàng hỗ trợ cho xã và người dân để tái tạo rừng trên diện tích đầm bỏ hoang này nhưng vẫn chưa thể thực hiện được bởi hợp đồng mà các chủ đầm ký với huyện vẫn chưa đến thời hạn thu hồi.

Trong khi hàng nghìn ha RNM chưa thể tái sinh thì hầu như mùa mưa bão năm nào nước triều cường cũng tràn vào hàng chục ha đất nông nghiệp, gây nhiễm mặn. Trận triều cường lịch sử vào năm 2008 ập vào Đồng Rui đã khiến nhiều kilomet đê bị phá vỡ, hàng trăm ha đất nông nghiệp bị nhiễm mặn, gây thiệt hại hàng tỷ đồng và phải mất tới 3 năm sau (2011) diện tích đất này mới có thể khắc phục, đưa vào gieo trồng bình thường trở lại.

Nhận thức rõ sai lầm, ngay từ năm 2003 xã Đồng Rui đã có chủ trương bảo vệ RNM. Đặc biệt từ năm 2005 đến nay được sự giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức như: KVT (Hà Lan), ACTMANG (Nhật Bản), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Cục bảo tồn đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (ĐH Quốc gia Hà Nội)… đã phối hợp cử nhiều đoàn chuyên gia đến nghiên cứu, hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cho việc phục hồi RNM ở Đồng Rui. Nhờ tích cực vận động trồng mới, cũng như tuyên truyền sâu rộng cho người dân biết tầm quan trọng cũng như giá trị của RNM mang lại mà năm 2000 cả xã chỉ còn 1.523 ha RNM thì đến năm 2012 con số này đã lên đến 2.750,75 ha, bằng 55,3% diện tích đất tự nhiên của xã.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ bền vững rừng ngập mặn xã đồng rui, huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)