Nghiên cứu về RN Mở Việt Nam`

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ bền vững rừng ngập mặn xã đồng rui, huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 32)

Công trình nghiên cứu có hệ thống về RNM đầu tiên ở Việt Nam là luận văn tiến sỹ của Vũ Văn Cương (1964) về các quần xã thực vật ở rừng Sát thuộc vùng Sài Gòn-Vũng Tàu. Tác giả đã chia thực vật ở đây thành hai nhóm: nhóm thực vật nước mặn và nhóm thực vật nước lợ. Theo đó, loài Đưng phân bố ven sông Soài Rạp, Đông Tranh và một số cửa sông nhỏ; Cóc trắng gặp rải rác ở những nơi đất cao, Vẹt đen gặp ở vùng nước lợ.

Khi nghiên cứu RNM, Lê Công Khanh (1986) [14] đã mô tả các đặc điểm sinh học để phân biệt các chi, các họ cây có trong RNM. Tác giả đã xếp 57 loài cây ngập mặn vào bốn nhóm dựa vào tính chất ngập nước và độ mặn của nước: nhóm mọc trên đất bồi ngập nước mặn (độ mặn của nước từ 15-32‰) có 25 loài, trong đó có Đưng, Cóc trắng; nhóm sống trên đất bồi ít ngập nước lợ có 12 loài.

Phùng Trung Ngân và Châu Quang Hiền (1987) [17] đã đề cập đến 7 kiểu thảm thực vật ngập mặn ở Việt Nam: rừng Mắm hoặc Bần, rừng Đước thuần loài, rừng Dừa nước, rừng hỗn hợp vùng triều bình thường, rừng Vẹt – Giá vùng đất cao, rừng Chà là-Ráng đại và trảng thoái hoá.

Nguyễn Hoàng Trí (1999) [26], Phan Nguyên Hồng và cộng sự (1999) [11] cho rằng Đưng không có ở miền Bắc Việt Nam, chỉ có ở ven biển miền Trung và Nam Bộ. Quần xã Đưng tiên phong ở phía Tây bán đảo Cam Ranh, gặp ở phía trong quần xã Mắm trắng, Bần trắng trên đất ngập triều trung bình. Cóc trắng gặp ở cả ba miền, trên vùng đất cao ngập triều không thường xuyên, nền đất tương đối chặt. Vẹt đen không có ở miền Bắc, gặp ở vùng nước lợ ở miền Nam. Trang phân bố từ Bắc vào Nam, chịu được biên độ nhiệt khá khắc nghiệt, hiện được trồng nhiều ở miền Bắc.

Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương (2005) [21] nghiên cứu tổng quan RNM đã xây dựng nên bản đồ phân bố RNM Việt Nam. Theo đó, Việt Nam khoảng 73 % tổng diện tích đất ngập mặn ven biển tập trung ở miền Nam Việt Nam (từ đèo Hải Vân tới mũi Cà Mau) với diện tích RNM chiếm khoảng 70% diện tích RNM ở Việt Nam.

Nghiên cứu về các nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới phân bố, sinh trưởng RNM

Trong luận án tiến sỹ khoa học “Sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam” của Phan Nguyên Hồng (1991) [10] đã đề cập đến vấn đề phân bố, sinh thái, sinh khối… RNM Việt Nam.

+ Số loài cây ngập mặn ở miền Bắc Việt Nam ít hơn và có kích thước cây bé hơn ở miền Nam vì có nhiệt độ thấp trong mùa đông.

+ Vùng ít mưa số lượng loài và kích thước cây giảm.

+ Khi điều kiện khí hậu và đất không có sự khác biệt lớn thì vùng có chế độ bán nhật triều cây sinh trưởng tốt hơn vùng có chế độ nhật triều.

+ Độ mặn là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, tỷ lệ sống của các loài và phân bố RNM. Loại rừng này phát triển tốt ở nơi có nồng độ muối trong nước từ 10-25‰.

+ Trong các nhân tố sinh thái thì khí hậu, thuỷ triều, độ mặn và đất đóng vai trò quyết định sự sinh trưởng và phân bố của thảm thực vật RNM. Các nhân tố khác góp phần tích cực trong việc phát triển hay hạn chế của kiểu thảm thực vật này.

Nguyễn Mỹ Hằng và Phan Nguyên Hồng (1995) [7] đã tìm hiểu về nhiệt độ thấp đến sự sinh trưởng của Trang, Đâng, Đước đôi, Đưng ở miền Bắc Việt Nam. Kết quả cho thấy Đưng và Đước đôi sinh trưởng bình thường vào mùa hè và mùa thu nhưng đến mùa đông (t<11°C) thì loài này thường bị chết; trong khi đó Trang và Đâng vẫn vượt qua mùa đông giá rét.

Nguyễn Đức Tuấn (1994) [27] nghiên cứu về tăng trưởng và sinh khối của Đâng, Đước, Trang, Vẹt dù ở các giai đoạn 1,2,3,4 năm tuổi cho thấy trên thể nền bùn sét mềm và cát thô thì cây sinh trưởng tốt hơn thể nền bùn pha nhiều cát thô, đất cao cứng.

Khi nghiên cứu về tăng trưởng của Trang ở các năm tuổi khác nhau trồng ở Thái Bình, Lê Thị Vu Lan (1998) [16] cho thấy vào các tháng 12,1,2 có thời tiết

khắc nghiệt (lạnh không mưa) cây vẫn tăng trưởng nhưng rất chậm còn các tháng 9,10,11 mưa nhiều, nhiệt độ ấm cây sinh trưởng tốt hơn.

Hoàng Công Đăng (1995) [4] theo dõi sự sinh trưởng của các loài Đước vòi, Vẹt dù, Trang, Mắm biển và Sú ở giai đoạn vườn ươm nhận thấy ở Vẹt dù có sự tăng trưởng kém nhất; còn những loài trồng bằng quả thì Mắm biển tăng trưởng tốt hơn Sú.

Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn khác nhau, điều kiện chiếu sáng, phân bón đến sự nảy mầm và sinh trưởng của Bần chua ở giai đoạn vườn ươm thì khi che bóng Bần chua tăng trưởng kém hơn không che bóng và cây tăng trưởng tốt hơn ở độ mặn từ 5-10‰ (Lê Xuân Tuấn, 1995) [28].

Nghiên cứu về sinh khối và năng suất lượng rơi

Công trình nghiên cứu đầu tiên về sinh trưởng và sinh khối RNM ở Việt Nam là luận án phó tiến sỹ của Nguyễn Hoàng Trí (1986) [25]. Tác giả nghiên cứu về sinh khối và năng suất quần xã rừng Đước đôi: rừng già, rừng tái sinh tự nhiên và rừng trồng 7 năm tuổi ở Cà Mau. Tác giả đã cho biết sinh khối tổng số của 3 loại rừng tương ứng là 119.335 kg khô/ha, 34.853 kg khô/ha; 21.225 kg khô/ha; 3.817 kg/ha; 3.378 kg/ha.

Tác giả Nguyễn Hồng Hạnh (2003) [12] nghiên cứu về phân huỷ lượng rơi trong rừng Trang trồng tại Giao Lạc. Dựa trên kết quả nghiên cứu năng suất lượng rơi của rừng Trang trồng và kết quả phân tích hàm lượng carbon và nitơ của các mẫu lá, tác giả đã xác định được lượng carbon và nitơ trả lại cho đất trong một năm như sau: trong một năm năng suất lượng rơi (lá) của rừng 8 tuổi (4,28 tấn/ha/năm) cao hơn năng suất lượng rơi (lá) của rừng 6 tuổi (2,69 tấn/ha/năm). Thông qua lượng rơi rừng 8 tuổi đã trả lại cho đất rừng lượng carbon là 0,743 tấn/ha/năm, lượng nitơ là 0,0130 tấn/ha/năm; còn rừng 6 tuổi trả lại cho đất rừng lượng carbon là 0,419 tấn/ha/năm, lượng nitơ là 0,0081 tấn/ha/năm.

Trong luận án thạc sỹ, Lê Hương Giang (1999) [6] đã nhận xét năng suất lượng rơi của rừng Trang trồng 9 năm tuổi ở Thái Bình là 48,76 g/mP

2

P

/tháng trong đó lượng rơi của lá chiếm chủ yếu (94,16%).

Vũ Đoàn Thái (2003) [12], tiến hành nghiên cứu sinh khối, cấu trúc và năng suất của rừng Trang trồng tại Giao Lạc. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh khối tổng số của quần thể Trang trồng tăng dần theo tuổi cây và tuổi rừng. So sánh sinh khối RNM Giao Lạc với một số rừng trồng tại địa điểm khác tác giả kết luận sinh khối tổng số rừng Trang trồng tại đây cao hơn sinh khối rừng Đước cùng tuổi tại Matang, Malaysia cũng như rừng Trang trồng tại huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hoá.

Nghiên cứu về đất rừng ngập mặn

Lê Văn Tự (1994) đã thiết lập bản đồ thổ nhưỡng hai huyện Nhà Bè và Cần Giờ. Tác giả căn cứ vào tình trạng ngập mặn (thường xuyên hay theo con nước) và tầng sinh phèn nông (0-50cm) hay sâu (trên 50cm) đã chia nhóm đất mặn chủ yếu ở cần Giờ thành 7 loại, trong đó loại đất ngập mặn phèn tiềm tàng, tầng sinh phèn nông nhiều bã hữu cơ ngập mặn thường xuyên chiếm 27.280 ha.

Nguyễn Ngọc Bình (1996) [2] đã nghiên cứu các loại đất ở RNM Cà Mau, đất ngập mặn mùn rất loãng không có cây ngập mặn, đất ngập mặn mùn loãng có Mắm trắng tiên phong cố định bãi bồi, đất ngập mặn dạng sét, đất ngập mặn phèn tiềm tàng sét mềm có Đước, đất ngập mặn phèn tiềm tàng cứng có Đước, Đà, Cóc trắng.

Ngô Đình Quế và cộng sự (2003) [19] cho rằng đối với đất ngập mặn thì chất hữu cơ là một trong những nhân tố quyết định đến sự sinh trưởng của RNM. Nếu hàm lượng chất hữu cơ trong đất ngập mặn thấp hơn 1% thì sinh trưởng xấu nhưng nếu cao quá lớn hơn 15% thì cũng kìm hãm sự sinh trưởng của cây, có thể làm cây trồng bị chết do môi trường đất bị ô nhiễm.

Những năm gần đây, Ngô Đình Quế, Ngô An đã có thêm nhiều nghiên cứu đề xuất các tiêu chuẩn phân chia lập địa cho vùng đất ngập mặn ven biển với tỷ lệ bản đồ 1/10.000 – 1/25.000 phục vụ cho công tác trồng rừng và kinh doanh rừng [18].

Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học về đất ngập mặn ở Việt Nam thì nước ta có các loại đất ngập mặn chính là:

+ Đất ngập mặn phèn tiềm tàng

+ Đất ngập mặn than bùn phèn tiềm tàng

Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã tiến hành xây dựng bản đồ đất ở đồng bằng sông Cửu Long với tỷ lệ 1/250.000 và đã phân chia đất ngập mặn thành 3 đơn vị chính là:

+ Đất ngập mặn phần lớn dưới RNM + Đất phèn tiềm tàng nông dưới RNM + Đất phèn tiềm tàng sâu dưới RNM

Ngô Đình Quế (2003) đã phân chia lập địa cho vùng ngập mặn ven biển Việt Nam và phân chia lập địa ứng dụng cho vùng ngập mặn ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở kết quả khảo sát nghiên cứu, phân tích kế thừa các thành quả về đất rừng ngập mặn với các thảm thực vật và diễn biến của chúng phân chia các cấp phân vị đối với đất vùng ven biển ngập mặn ở Việt Nam theo hệ thống Miền – Vùng - Tiểu vùng.

Một số kết quả nghiên cứu RNM tại khu vực Đồng Rui và phụ cận, Tiên Yên

Hoàng Văn Thắng và cộng sự (2007), nghiên cứu về đa dạng sinh học (ĐDSH) vùng ĐNN khu vực cửa sông Tiên Yên, Ba Chẽ. Kết quả điều tra khảo sát đã ghi nhận được 260 loài động vật đáy thuộc 87 họ, 188 loài thực vật nổi, 49 loài động vật nổi, 33 loài rong biển, 4 loài cỏ biển, 77 loài chim, 13 loài thú, 195 loài cá thuộc 68 họ, 15 bộ. Thân mềm với 175 loài thuộc 56 họ, các lớp Giáp xác (ngành chân khớp), lớp Giun nhiều tơ (ngành Giun đốt) có số loài khá cao lần lượt là 39 và 36 loài, ngành Tảo Silic 162 loài, ngành tảo lục 12 loài, tảo Lam 8 loài, tảo Giáp 6 loài.

Mai Sỹ Tuấn, Phan Hồng Anh, Asano Tetsumi (2009) [12] nghiên cứu hệ thực vật ngập mặn khu vực cửa sông Ba Chẽ đã thống kê được 15 loài cây ngập mặn chủ yếu thuộc 12 họ và 43 loài cây tham gia thuộc 15 họ thực vật có mạch. Hai loài Vẹt dù và Đâng mọc ở khu vực cửa sông Ba Chẽ, Tiên Yên có kích thước cây lớn hơn các cây cùng loài sống ở nơi khác của miền Bắc Việt Nam.

Hoàng Văn Thắng (2008) [22] khi nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên tại một số xã vùng cửa sông Tiên Yên, Ba Chẽ, đã đưa ra mô hình quản lý dựa vào cộng đồng phục vụ phát triển bền vững. Mô hình đã được xây dựng có kết quả và áp dụng thử nghiệm thành công đối với HSTRNM tại thôn Hà Thụ xã Hải Lạng, Tiên Yên. Mô hình được coi như là một giải pháp có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong việc quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên RNM.

Tổng cục Môi trường (2010) [24], tiến hành điều tra khảo sát các hệ sinh thái đặc thù đang bị suy thoái ở Việt Nam. Danh mục 30 hệ sinh thái đặc thù bị suy thoái trong đó có 12 hệ sinh thái đặc thù bị suy thoái nghiêm trọng nhất đã được xây dựng. HSTRNM vùng cửa sông Tiên Yên, Ba Chẽ (các xã Hải Lạng, Đồng Rui huyện Tiên Yên Quảng Ninh) thuộc hệ sinh thái đặc thù RNM ven biển Đông Bắc được xác định là 1 trong 12 hệ sinh thái đặc thù bị suy thoái nghiêm trọng nhất hiện nay. Các giải pháp mang tính định hướng, làm cơ sở phục hồi các hệ sinh thái đặc thù cũng được nêu ra.

Có thể nhận thấy vai trò, giá trị của RNM là rất to lớn đối với phát triển kinh tế xã hội và phòng hộ ven biển của quốc gia. Trong những năm qua RNM bị suy giảm nghiêm trọng và hiện đang đối mặt trước những áp lực lớn về phát triển kinh tế - gia tăng dân số. Trước những biến động bất thường của thời tiết do biến đổi khí hậu toàn cầu, vai trò của RNM ngày càng được thừa nhận và việc quản lý, bảo vệ RNM đang là một trong những nhiệm vụ cấp bách không chỉ ở khu vực Đồng Rui, Tiên Yên mà của cả Quốc gia.

CHƯƠNG 2

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG RỪNG NGẬP MẶN XÃ ĐỒNG RUI

Trong chương này sẽ tiến hành nghiên cứu, đánh giá hiện trạng của khu vực RNM xã Đồng Rui, trên cơ sở đó sẽ nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ RNM trong chương sau. Nghiên cứu hiện trạng là nội dung hết sức quan trọng không những làm sáng tỏ tiềm năng về RNM mà còn xác định các đặc điểm về yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội. Đây là những yếu tố quan trọng để xác lập các nội dung, phương hướng cho công tác quản lý, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và RNM nói riêng. Phương pháp sử dụng: dựa vào phân tích tổng hợp các số liệu về khu vực đã thu thập được (các báo cáo kinh tế - xã hội của xã các năm, thuyết minh về xây dựng nông thôn mới, các tài liệu, bài báo có liên quan đến RNM Đồng Rui...) và các chuyến khảo sát tại thực địa, phỏng vấn phiếu điều tra nhằm điều tra về giá trị tài nguyên RNM, tìm hiểu nhận thức của cộng đồng trong khai thác, sử dụng và bảo vệ RNM...Sau đây là các kết quả đánh giá hiện trạng dựa trên các số liệu nêu trên.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ bền vững rừng ngập mặn xã đồng rui, huyện tiên yên tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)