ĐDSH ở Đồng Rui có được là nhờ vào RNM. Trước đây, RNM ở Đồng Rui có tổng diện tích khoảng 3.000 ha, được coi là HSTRNM điển hình của khu vực phía Bắc Việt Nam, có chất lượng tốt, phong phú về thành phần loài đem lại nhiều nguồn thu nhập tốt cho người dân địa phương.
a) Thực vật phù du:
Kết quả phân loại thu được 154 loài thực vật phù du thuộc 64 chi, 31 họ, 18 bộ, 9 lớp và 6 ngành [5]. Thành phần loài thực vật phù du trong khu vực được thể hiện trong phụ lục 2.
b) Động vật phù du:
Thành phần Động vật phù du thu được tại Đồng Rui gồm 14 loài, 8họ, 4bộ, 2ngành Chân khớp (Arthropoda) và ngành Hàm tơ (Chaetognatha). Ngoài ra cùng thu được ấu trùng thuộc các nhóm Giáp xác (Crustacea) và Giun nhiều tơ (Polychaeta). Trong các nhóm động vật phù du, bộ Copepoda luôn chiếm ưu thế cả về số lượng loài và số lượng cá thể [5]. Động vật phù du đóng một vai trò quan trọng trong HSTRNM, chúng tham gia vào chuỗi thức ăn của cá và các động vật đáy khác. Thành phần động vật phù du tại RNM Đồng Rui được thể hiện ở phụ lục 3
c) Cá:
Kết quả khảo sát đa dạng thành phần loài cá ở xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, Quảng Ninh đã xác định được 73 loài thuộc 36 họ của 12 bộ. Trong đó, chiếm ưu thế là bộ cá Vược (Percigormes) và bộ cá Nheo (Siluriformes). Các bộ có số và số loài ít hơn là bộ cá Kim (Belonniformes), bộ cá Trích (Clupeiformes); bộ Đối (Mugiliiformes).... Số loài cá RNM Đồng Rui chỉ chiếm khoảng 28% số loài cá thu được ở Tiên Yên, Hà Cối [5].
Trong số 73 loài cá thu được 17 loài được xác định là những loài có giá trị kinh tế cao. Cá là nguồn thực phẩm có giá trị kinh tế cao, là nguồn cung cấp protein với nhiều axitamin cần thiết cho con người.
Trong số các loài cá kinh tế, những loài có sản lượng khai thác cao ở vùng ven biển cửa sông Tiên Yên - Hà Cối có thể kể đến là cá cơm thường, cá lẹp quai (cá
rớp)... Các loài cá có giá trị thực phẩm của vùng đã và đang được sử dụng tươi hoặc đưa vào chế biến thành các sản phẩm phục vụ nhu cầu của người dân cũng như cho khách du lịch và xuất khẩu. Đặc biệt, các loài cá Cơm được khai thác với trữ lượng lớn, làm nguyên liệu sản xuất nước mắm [5].
Kết quả trên đã cho thấy tầm quan trọng của RNM đối với các loài cá trong vùng đất ngập nước ven biển. RNM là nơi cư trú, kiếm ăn và là nơi sinh sản của các loài cá. RNM còn là nơi nuôi dưỡng nuôi dưỡng cá thể non cho các loài cá kinh tế ngoài khơi, nguồn dự trữ quan trọng cho việc duy trì sản lượng nghề cá đánh bắt xa bờ. Do đó công việc quản lý, bảo vệ rừng trong vùng đất ngập nước trở nên rất cần thiết. Phát triển RNM và quản lý tốt việc khai thác thuỷ sản sẽ tạo ra một cơ hội tốt để duy trì và phát triển bền vững đa dạng thuỷ sinh học khu vực ven biển.
d) Tôm:
Ghi nhận được 21 loài, thuộc 3 họ: Penaeidae (họ Tôm he), Alpheidae (họ Tôm gõ mõ) và Palaemonidae (họ Tôm càng). Trong đó họ Tôm he đa dạng hơn với 16 loài, tôm gõ mõ 3 loài và tôm càng là 2 loài [5]. Thành phần các loài tôm ở khu vực được thể hiện ở phụ lục 4.
Các loài tôm thu được hầu hết là những loài có giá trị kinh tế, từ lâu được người dân khai thác sử dụng làm thực phẩm (tôm he, tôm riu...), phục vụ xuất khẩu (các loài có gí trị kinh tế cao, vừa phục vụ thực phẩm và xuất khẩu như: tôm sú, tôm he Nhật Bản, tôm rảo, tôm vàng) và làm cảnh (một số loài tôm gõ mõ thuộc các họ như: Alpheus sp., Betaeus sp.,).
e) Thân mềm:
Có 76 loài, 34 họ thuộc 3 lớp Thân mềm Chân bụng (Gastropoda), Thân mềm Hai mảnh vỏ (Bivalvia) và Thân mềm Chân đầu (Cephalopoda). Trong đó, lớp Gastropoda 14 họ và 35 loài chiếm 46%, Bivalvia 17 họ và 29 loài chiếm 38%, Cephalopoda với 3 họ và 12 loài chiếm 16% [5]. Danh lục loài Thân mềm Đồng Rui được thể hiện ở Phụ lục 5.
trong RNM Đồng Rui [5]. Các loài Thân mềm trong khu vực nghiên cứu thường được sử dụng với 3 mục đích chủ yếu: làm thực phẩm (ốc mút, ốc ngọt, vạng, mực ống...), phục vụ xuất khẩu (những loài thân mềm có giá trị dinh dưỡng cao, được ưa chuộng cả trong và ngoài nước, tiêu biểu như: mực nang vân hổ, mực ống, sò huyết,
sò lông, ngao…) và làm đồ thủ công mỹ nghệ (các loài thân mềm có vỏ đẹp, nhiều màu sắc, thích hợp trong trang trí đồ thủ công mỹ nghệ như Hến biển, Điệp tròn, ốc xà...)
f) Các loài động vật thuộc hệ động vật RNM Đồng Rui có tên trong Sách Đỏ
Bước đầu xác định được 02 loài động vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Đó là Cá Bống bớp (Bostrychus siensis) và Mực nang vân hổ (Sepia (tigris) pharaonis) [5].
Sở dĩ mức độ đa dạng sinh học trong RNM cao do RNM duy trì nguồn dinh dưỡng giàu có đảm bảo cho sự phát triển của các loài sinh vật ngay trong RNM. RNM không chỉ tạo nên năng suất sơ cấp cao dưới dạng cây rừng mà hàng năm còn cung cấp một sản lượng rơi rụng khá lớn để làm giàu cho đất rừng và vùng cửa sông ven biển kế cận. Ngoài các chất thải bã, xác chết của các loài động vật, lượng rơi rụng của bản thân cây rừng được đánh giá vào khoảng 8-20 tấn/ha., trong đó 79,7% là lá (Phan Nguyên Hồng, 1999 [11]). Những sản phẩm này một phần có thể được sử dụng trực tiếp bởi một số loài động vật, một phần nhỏ nằm dưới dạng chất hữu cơ hoà tan cung cấp cho một số loài dinh dưỡng bằng con đường thẩm thấu. Phần chủ yếu còn lại chuyển thành nguồn thức ăn phế liệu hay cặn vẩn nuôi sống hàng loạt động vật ăn mùn bã thực vật vốn rất đa dạng và phát triển phong phú trong RNM.
CHƯƠNG 3
NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG NGẬP MẶN XÃ ĐỒNG RUI
3.1. VAI TRÒ CỦA RNM ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG DÂN CƯ XÃ ĐỒNG RUI 3.1.1. Mở rộng diện tích đất bồi, hạn chế xói lở