7. Cấu trúc luận văn
3.3. Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp
Để có cơ sở đánh giá bước đầu về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất trong luận văn, chúng tôi đã tiến hành:
- Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến.
- Lựa chọn những người hiểu biết về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, có kinh nghiệm trong ngành giáo dục, nắm bắt được tình hình và xu thế phát triển và những giáo viên trực tiếp giảng dạy.
- Chúng tôi đã lựa chọn và gửi phiếu xin ý kiến khảo sát của 37 trường tiểu học; 78 cán bộ quản lí.
Kết quả khảo sát thể hiện qua các bảng sau:
- Cần thiết : 3 điểm - Khả thi: 3 điểm.
- Chưa cần thiết - Không khả thi: 2 điểm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.1: Kết quả lấy ý kiến của 37 hiệu trƣởng trƣờng tiểu học về tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp
Giải pháp Tính cần thiết Tính khả thi Cần thiết Chƣa cần thiết Khả thi Không khả thi
Thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ CBQL theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực ở nhà trường tiểu học
37 0 34 3
Thực hiện tốt quy trình bổ nhiệm CBQL các chức danh Phó hiệu trưởng, Hiệu trưởng trường Tiểu học, thực hiện tốt việc bổ nhiệm lại và chú ý công tác luân chuyển CBQL một cách hợp lý
36 1 35 2
Tổ chức có hệ thống các khâu đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cán bộ quản lí theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực
37 0 35 2
Cụ thể hoá tiêu chuẩn cán bộ quản lí trường Tiểu học tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang phù hợp với điều kiện đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay.
33 4 34 3
Đổi mới công tác đánh giá đội ngũ cán
bộ quản lí trường Tiểu học: 36 1 35 2
Thực hiện công tác sử dụng và chính sách đãi ngộ cán bộ quản lí trường tiểu học theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực
37 0 34 3
Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra 35 2 34 3
Một số nhận xét của chúng tôi về ý kiến của 37 Hiệu trưởng các trường Tiểu học tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang:
Hầu hết ý kiến của các hiệu trưởng được hỏi đều xác định tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp đã được đề xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trong 7 giải pháp đề xuất, giải pháp “Đổi mới công tác qui hoạch đội ngũ giáo viên tiểu học”; “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học”; “Tạo điều kiện và môi trường môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ giáo viên tiểu học”; Đổi mới công tác đánh giá đối với giáo viên tiểu học” được đánh giá là cần thiết. Điều đó khẳng định công tác qui hoạch đội ngũ, đào tạo, bồi dưỡng, điều kiện môi trường làm việc thuận lợi, đánh giá đội ngũ giáo viên tiểu học là công tác thường xuyên của huyện Yên Sơn trong quá trình hoạt động. Thực hiện qui hoạch đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu về cơ cấu đội ngũ phù hợp với nhiệm vụ giáo dục và đào tạo hiện nay; đào tạo giáo viên , bồi dưỡng giáo viên là khâu quan trọng trong quá trình xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng được yêu cầu giáo dục trước mắt và lâu dài; Tạo điều kiện và môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ giáo viên tiểu học giúp cho đội ngũ giáo viên làm việc với một tinh thần hăng say, đầy nhiệt huyết, phát huy trí lực của cá nhân và tập thể; phát huy khả năng sáng tạo vươn tới những mục tiêu phát triển sự nghiệp trong tương lai; Thông qua kết quả đánh giá đội ngũ giáo viên, Phòng Giáo dục nắm bắt được trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên, từ đó thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng; nâng cao phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị cho đội ngũ giáo viên.
Xét ở góc độ tính khả thi thì giải pháp “Đổi mới công tác qui hoạch đội ngũ giáo viên tiểu học” mang tính khả thi nhất.
- Chúng tôi khảo sát trên 200 giáo viên Tiểu học tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang về tính cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng kết quả lấy ý kiến của giáo viên về tính cần thiết, tính khả thi của giải pháp
Giải pháp Tính cần thiết Tính khả thi Cần thiết Chƣa cần thiết Khả thi Không khả thi
Thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ CBQL theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực ở nhà trường tiểu học
198 2 196 4
Thực hiện tốt quy trình bổ nhiệm CBQL các chức danh Phó hiệu trưởng, Hiệu trưởng trường Tiểu học, thực hiện tốt việc bổ nhiệm lại và chú ý công tác luân chuyển CBQL một cách hợp lý
185 15 185 15
Tổ chức có hệ thống các khâu đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cán bộ quản lí theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực
179 21 178 22
Cụ thể hoá tiêu chuẩn cán bộ quản lí trường Tiểu học tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang phù hợp với điều kiện đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay.
184 16 182 18
Đổi mới công tác đánh giá đội ngũ
cán bộ quản lí trường Tiểu học: 194 6 191 9
Thực hiện công tác sử dụng và chính sách đãi ngộ cán bộ quản lí trường tiểu học theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực
198 2 191 9
Thực hiện tốt công tác thanh tra,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua việc khảo sát 200 cán bộ giáo viên trên 37 Nhà trường tiểu học tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang chúng tôi có nhận xét như sau:
Qua tổng hợp các ý kiến cho thấy, phần lớn ý kiến của giáo viên được hỏi đều xác định tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất.
Trong 7 giải pháp đề xuất, giải pháp “Đổi mới công tác qui hoạch đội ngũ giáo viên tiểu học”; Đổi mới công tác đánh giá đối với giáo viên tiểu học” được đánh giá là cần thiết và có tính khả thi. Điều đó khẳng định công tác quy hoạch đội ngũ, đánh giá đội ngũ giáo viên tiểu học được giáo viên đồng thuận và mong muốn được Phòng Giáo dục huyện thực hiện để đánh giá đúng thực lực công tác một cách khách quan của đội ngũ giáo viên trong quá trình giảng dạy.
Kết luận chƣơng 3
Trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL tại các trường tiểu học của huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang, xem xét các giải pháp đã thực hiện trong việc phát triển đội ngũ giáo viên của Thành phố. Đề tài đã đề xuất 7 giải pháp phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học huyện Yên Sơn bao gồm:
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ CBQL theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực ở nhà trường tiểu học.
- Thực hiện tốt quy trình bổ nhiệm CBQL các chức danh Phó hiệu trưởng, Hiệu trưởng trường Tiểu học, thực hiện tốt việc bổ nhiệm lại và chú ý công tác luân chuyển CBQL một cách hợp lý.
- Tổ chức có hệ thống các khâu đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cán bộ quản lí theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực.
- Cụ thể hoá tiêu chuẩn cán bộ quản lí trường Tiểu học tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang phù hợp với điều kiện đổi mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Thực hiện công tác sử dụng và chính sách đãi ngộ cán bộ quản lí trường tiểu học theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực.
- Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, đồng thời khảo sát tính cần thiết và tinh khả thi của các giải pháp thông qua việc xin ý kiến đánh giá của hiệu trưởng và giáo viên các trường tiểu học tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. Qua kết quả khảo sát cho thấy 7/7 biện pháp đề xuất có tính cần thiết và có tính khả thi cao phù hợp với đặc điểm phát triển của thực trạng giáo dục tiểu học tại huyện Yên Sơn.
Theo chúng tôi, để giải quyết những bất cập hiện nay trong việc phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học, phát huy tối đa hiệu quả các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL đã đề xuất trong đề tài này, cần phải thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện nhiệm vụ phát triển đội ngũ CBQL các trường tiểu học tại huyện Yên Sơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đặc biệt phù hợp với sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện trong những năm kế tiếp, rút ngắn khoảng cách phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học của huyện Yên Sơn so với các huyện khác của tỉnh Tuyên Quang đảm bảo được số lượng, chất lượng, đồng bộ về cơ cấu và là nơi thu hút những giáo viên giỏi, tâm huyết với nghề về công tác tại huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ