Đội ngũ cán bộ quản lí trường học

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 35 - 38)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lí trường học

1.2.3.1. Khái niệm cán bộ

“Cán bộ” là một khái niệm, tên gọi người có chức vụ trong một tổ chức, một cơ quan; người làm công tác nghiệp vụ chuyên môn trong một tổ chức, một cơ quan. Khái niệm cán bộ xuất hiện trong đời sống chính trị của nước ta từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Trong từ điển Tiếng Việt, [54, 11] “Cán bộ” được định nghĩa như sau: - Người làm công tác nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan Nhà nước, Đảng và đoàn thể.

- Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người không có chức vụ.

Cho đến nay, từ “Cán bộ” đã được dùng với rất nhiều nghĩa khác nhau: - Trong tổ chức đảng và đoàn thể, từ “Cán bộ” được dùng với 2 nghĩa:

một là, để chỉ những người được bầu vào các cấp lãnh đạo, chỉ huy từ cơ sở đến Trung ương (cán bộ lãnh đạo) để phân biệt với đảng viên thường, đoàn viên hay hội viên; hai là, những người làm công tác chuyên trách có hưởng lương trong các tổ chức đảng và đoàn thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Trong quân đội là những chỉ huy từ tiểu đội trở lên (cán bộ tiểu đội, trung đội...) và là sĩ quan từ cấp uý trở lên.

- Trong hệ thống Nhà nước, từ “Cán bộ” được hiểu cơ bản là trùng với từ

công chức, chỉ những người làm việc trong cơ quan Nhà nước thuộc ngành hành chính, tư pháp, kinh tế, văn hóa và xã hội. Đồng thời, từ “Cán bộ” cũng được hiểu là những người có chức vụ chỉ huy, phụ trách, lãnh đạo.

Dù cách dùng, cách hiểu trong các trường hợp, các lĩnh vực cụ thể có khác nhau, nhưng về cơ bản, từ “Cán bộ” bao hàm nghĩa chính của nó là "Bộ khung", là "Nòng cốt", là "Chỉ huy". Như vậy, có thể quan niệm một cách chung nhất, “Cán bộ” là một khái niệm để chỉ những người có chức vụ, có nghiệp vụ chuyên môn, có vai trò cương vị nòng cốt trong mét tổ chức, một cơ quan, có tác động ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức, cơ quan và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lí, điều hành góp phần định hướng sự phát triển của tổ chức. Cán bộ tốt sẽ góp phần xây dựng tổ chức, cơ quan tốt và ngược lại tổ chức, cơ quan tốt lại là môi trường để cán bộ tu dưỡng, rèn luyện tiến bộ.

1.2.3.2. Khái niệm đội ngũ

Từ điển Tiếng Việt giải thích: “Đội ngũ là tập hợp một số đông người, cùng chức năng nghề nghiệp thành một lực lượng” [54, tr41].

Khái niệm đội ngũ dùng cho các tổ chức trong xã hội một cách khá rộng rãi như: Đội ngũ tri thức, đội ngũ thanh niên xung phong, đội ngũ giáo viên…Các khái niệm đó đều xuất phát theo cách hiểu thuật ngữ quân sự về đội ngũ, đó là gồm nhiều người, tập hợp thành một lực lượng, hàng ngũ chỉnh tề.

Tuy nhiên ở một nghĩa chung nhất chúng ta hiểu: Đội ngũ là tập hợp một số đông người, hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề nghiệp hoặc khác nghề, nhưng có chung mục đích xác định; họ làm việc theo kế hoạch và gắn bó với nhau về lợi ích vật chất và tinh thần cụ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Như vậy, khái niệm về đội ngũ có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, nhưng đều thống nhất: Đó là một nhóm người, một tổ chức, tập hợp thành một lực lượng để thực hiện mục đích nhất định. Do đó, người quản lí nhà trường phải xây dựng, gắn kết các thành viên tạo ra đội ngũ, trong đó mỗi người có thể có phong cách riêng, nhưng phải có sự thống nhất cao về mục tiêu cần đạt tới.

1.2.3.3. Khái niệm đội ngũ cán bộ quản lí trường học

Theo Từ điển Tiếng Việt, CBQL là: “ Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người không có chức vụ” [54, tr52].

CBQL là chủ thể quản lí gồm những người giữ vai trò tác động, ra lệnh, kiểm tra đối tượng quản lí. CBQL là người chỉ huy, lãnh đạo, tổ chức thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của tổ chức. Người quản lí vừa là người lãnh đạo, quản lí cơ quan đó vừa chịu sự lãnh đạo, quản lí của cấp trên.

CBQL có thể là trưởng hoặc phó trưởng của một tổ chức được cơ quan cấp trên bổ nhiệm bằng quyết định hành chính Nhà nước. Cấp phó giúp việc cho cấp trưởng, chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về công việc được phân công.

CBQL được phân ra nhiều cấp bậc khác nhau: CBQL cấp trung ương, CBQL cấp địa phương, CBQL cấp cơ sở.

Tóm lại, CBQL là chủ thể quản lí, là người có chức vụ trong tổ chức được cấp trên ra quyết định bổ nhiệm; người có vai trò dẫn dắt, tác động, ra lệnh, kiểm tra đối tượng quản lí nhằm thực hiện các mục tiêu của đơn vị. Người CBQL phải có phẩm chất và năng lực nổi trội hơn người khác, là tấm gương cho mọi người trong đơn vị noi theo.

Từ khái niệm đội ngũ, đội ngũ CBQL nói trên, chúng ta hiểu: Đội ngũ CBQL nhà trường chính là những người đứng đầu nhà trường hoặc các tổ chức của nhà trường, được tập hợp lại thành một lực lượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)