Kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 49 - 51)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Kinh tế-xã hội

Huyện Yên Sơn nằm ở cửa ngõ phía nam của tỉnh Tuyên Quang. Trước cách mạng Tháng 8, phủ lỵ Yên Sơn đồng thời là tỉnh lỵ. Sau khi Tuyên Quang được thành lập, Yên Sơn vẫn là huyện bao quanh thị xã Tuyên Quang (nay là thành phố Tuyên Quang). Phía bắc giáp huyện Hàm Yên, huyện Chiêm Hoá của tỉnh Tuyên Quang, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Yên Bái và tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn.

Diện tích tự nhiên của huyện là 113.242,26 ha, trong đó diện tích rừng và đất rừng chiếm trên 70%. Đất nông nghiệp: 102.595,71 ha; Đất phi nông nghiệp: 9.041,85 ha; Đất chưa sử dụng: 1.604,70 ha. Toàn huyện có 533 thôn bản thuộc 31 xã, thị trấn, trong đó có 11 xã đặc biệt khó khăn, với 209 thôn bản thuộc vùng đặc biệt khó khăn.

Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông đường bộ quan trọng như: Quốc lộ 2; Quốc lộ 2C; Quốc lộ 37 và các tuyến đường thủy (Sông Lô - Sông Gâm - Sông Phó Đáy). Yên Sơn là huyện nằm bao bọc thành phố Tuyên Quang (trung tâm kinh tế - Văn hóa - Chính trị lớn nhất của tỉnh) nên các tuyến giao thông chính thành phố Tuyên Quang đều đi qua địa bàn huyện. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hiện tại và trong những năm tới.

Địa hình huyện Yên Sơn khá phức tạp, tạo thành 3 vùng với tính chất khác nhau: Vùng thượng huyện, vùng ATK (An toàn khu), vùng trung hạ huyện, bị chia cắt bởi 2 con sông lớn là Sông Lô và Sông Gâm, ngoài ra còn nhiều con suối, sông ngầm; địa hình dốc nên thường hay có lũ lụt hàng năm và lũ quét trong mùa mưa lũ từ tháng 5 đến tháng 7.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Yên Sơn đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển kinh tế xã hội của huyện; đối với giáo dục, ảnh hưởng đến việc đi lại của học sinh, nhất là mùa mưa lũ và phân công giáo viên, cán bộ quản lí. Công tác phát triển cán bộ quản lí lại càng khó khăn vì đội ngũ cán bộ, giáo viên của địa phương sở tại ở các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn không đủ đáp ứng nhu cầu, chủ yếu phải điều động, tăng cường từ vùng dưới lên nên thường không ổn định lâu dài, nhiều trường hợp không muốn làm cán bộ quản lí và luôn có nguyện vọng thuyên chuyển về những vùng có điều kiện thuận lợi chỉ để làm giáo viên.

Toàn huyện hiện có 31 xã, với 98 Trường học thuộc diện quản lí (mầm non 30 trường; tiểu học 37 trường; THCS 31 trường).

Huyện Yên Sơn có dân số cao hơn các huyện khác trong tỉnh. Toàn huyện có 160.320 người, với 42.716 hộ, mật độ dân số trung bình 149 người/km2

người (theo số liệu thống kê năm 2011), trong đó dân số đô thị 4.491 người (chiếm 2,79% dân số huyện), mật độ trung bình 560 người/km2

; dân số nông thôn 155.829 người (chiếm 91,21% dân số huyện), mật độ trung bình 138 người/km2

. Tốc độ tăng dân số tự nhiên năm 2013 là 1,19%.

Huyện Yên Sơn có 22 dân tộc anh em cùng chung sống trong đó dân tộc Kinh chiếm 52% (chủ yếu là người dân từ các tỉnh miền xuôi lên) dân tộc Tày chiếm 13,9%, Cao lan chiếm 10,7%, Dao chiếm 14,4%, còn lại là các dân tộc thiểu số như: Nùng, Thái, Hoa, H’Mông … sống chủ yếu ở các xã vùng sâu vùng xa vùng đặc biệt khó khăn; mật độ dân số toàn huyện là 149 người/km2

, song phân bố không đều, ở một số xã vùng cao như xã Hùng Lợi mật độ dân số là 56 người/km2

,xã Kiến Thiết 41 người/km2, Trung Minh 31 người/km2 .

Tổng số người trong độ tuổi lao động năm 2013 là 93.638 người, chiếm 53,97% dân số, tỷ lệ thất nghiệp 4,92%, tỷ lệ này không cao nhưng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khoảng 80 %, như vậy nhu cầu giải quyết việc làm là rất lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cơ cấu giữa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và lao động không có chuyên môn kỹ thuật còn nhiều bất cập. Nguồn lực chủ yếu ở khu vực nông thôn, việc làm còn thiếu, thu nhập của người lao động còn thấp. Người dân từng bước nhận thức được rằng muốn thoát khỏi đói nghèo cần phải học tập, phải có trình độ học vấn và chuyên môn, vì vậy trong những năm gần đây số học sinh tiểu học tăng, trường lớp phải đầu tư thêm, đội ngũ cán bộ quản lí cũng được tăng cường nhưng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lí chưa đáp ứng được yêu cầu.

Cơ cấu ngành nghề kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, trong đó giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp năm 2013 đạt 462 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đạt 337 tỷ đồng, các ngành dịch vụ đạt 305 tỷ đồng.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện năm 2013:

- Cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản là 41,9%; - Cơ cấu sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng là 30,5%;

- Cơ cấu sản xuất ngành Dịch vụ - thương mại - Du lịch là 27,6%.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 3 năm 2010 - 2013 của huyện là 12,3%. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tỷ trọng công nghiệp tăng dần đã thúc đẩy nền kinh tế, thu nhập của người dân được tăng thêm, có điều kiện chăm lo việc học tập của con em; vì vậy mà số học sinh bỏ học, lưu ban ở bậc Tiểu học ngày càng giảm, chất lượng giáo dục được nâng lên. Để đáp ứng tình hình đó, công tác quản lí nhà trường phải được đổi mới, đội ngũ cán bộ quản lí phải được quan tâm phát triển, đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ quản lí đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)