Thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ CBQL theo tiếp cận

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 68 - 106)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ CBQL theo tiếp cận

nguồn nhân lực ở nhà trường tiểu học

3.2.1.1. Ý nghĩa của công tác quy hoạch cán bộ

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCH TW Đảng khoá VIII đã khẳng định: "Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài” [5, tr6].

Chính vì vậy, công tác quy hoạch phát triển cán bộ quản lí có ý nghĩa rất to lớn. Nó làm cho công tác bổ nhiệm đội ngũ CBQL được chủ động, nhờ có công tác quy hoạch cán bộ mà đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài, công tác quy hoạch cán bộ có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ CBQL.

Tiêu chuẩn là cơ sở quan trọng nhất để đánh giá, lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng đúng cán bộ; đồng thời cũng là đích để mỗi cán bộ phấn đấu, rèn luyện theo yêu cầu tiêu chuẩn đó. Thông qua các tiêu chuẩn phải lựa chọn được đúng CBQL có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu được giao, đúng quy hoạch.

Như vậy, để phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang trước hết phải xây dựng được tiêu chuẩn của đội ngũ này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.2.1.2. Yêu cầu của công tác quy hoạch cán bộ

- Để có quy hoạch đúng phải đánh giá đúng đội ngũ và từng cán bộ công chức, muốn vậy phải nhìn khách quan, công tâm, biện chứng cả quá khứ, hiện tại và tương lai đối với cán bộ công chức. Việc đánh giá không phải chỉ để khen chê mà điều quan trọng hơn là có hướng sử dụng và bồi dưỡng cán bộ. Từ đó sẽ có quy hoạch và sắp xếp cán bộ hợp lý.

- Quy hoạch cán bộ phải gắn chặt với việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Nếu chỉ có quy hoạch cán bộ mà không đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã quy hoạch thì dẫn đến tình trạng cán bộ khó trưởng thành, đội ngũ cán bộ sẽ không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới và có thể dẫn đến tình trạng vừa thiếu vừa thừa cán bộ quản lí.

- Công tác quy hoạch cán bộ thực chất là để có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giúp họ trưởng thành nhanh chóng theo đúng yêu cầu của đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Việc đào tạo, bồi dưỡng phải có mục đích, mục tiêu cụ thể và yêu cầu nhiệm vụ rõ ràng. Việc đào tạo, bồi dưỡng chung chung không đáp ứng được yêu cầu của công tác quy hoạch cán bộ.

3.2.1.3. Cách thức xây dựng quy hoạh phát triển cán bộ quản lí

- Trên cơ sở các yêu cầu của công tác quy hoạch cán bộ, phải có cách thức, quy trình, biện pháp tiến hành hợp lý thì mới đạt được hiệu quả và chất lượng.

- Trước hết phải có các căn cứ khoa học đúng đắn để xây dựng quy hoạch cán bộ quản lí, phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của đơn vị, đánh giá đúng đội ngũ cán bộ công chức và dự kiến đúng khả năng phát triển của đội ngũ này để xây dựng quy hoạch cán bộ.

- Việc đánh giá đúng nhiệm vụ chính trị là rất cần thiết, trên cơ sở yêu cầu của nhiệm vụ chính trị sẽ đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo đáp ứng được những yêu cầu đặt ra. Từ đó đánh giá đúng chất lượng cán bộ và khả năng phát triển của cán bộ là công việc rất quan trọng. Đánh giá chất lượng cán bộ phải bảo đảm tính khách quan, cơ sở khoa học và phải nhìn đúng thực trạng và khả năng phát triển lâu dài của từng cán bộ công chức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Khi tổ chức xây dựng cán bộ phải phối hợp giữa dự kiến cấp trên, sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, với đề xuất của các bộ phận cơ sở, của chính quyền và của các đoàn thể.

- Vấn đề quy hoạch cán bộ là một vấn đề phức tạp. Vì vậy phải có phương pháp, cách tiến hành đúng đắn, khoa học, hợp lý. Khi xây dựng quy hoạch, nhiều trường hợp những thông tin về quy hoạch nếu cán bộ, công chức biết sẽ dẫn đến bất lợi và gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch. Vì vậy, tuỳ điều kiện của đơn vị, có thể không nên công bố rộng rãi quy hoạch cán bộ.

3.2.1.4. Bố trí sử dụng cán bộ viên chức đã quy hoạch

- Việc bố trí, sử dụng cán bộ công chức đã quy hoạch là khâu cuối cùng của quy hoạch cán bộ. Việc sử dụng cán bộ công chức đã quy hoạch phải bảo đảm đầy đủ các yêu cầu và theo đúng quy trình bổ nhiệm, trong thực tế, khâu này thường nẩy sinh nhiều vấn đề phức tạp.

Việc sắp xếp, bố trí cán bộ còn phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có phụ thuộc vào kết quả phấn đấu của cán bộ, công chức trong quy hoạch.

- Nếu kết quả sắp xếp, bổ nhiệm theo đúng quy hoạch , khi sắp xếp bố trí cán bộ trong quy hoạch có nhiều phiếu tín nhiệm thấp và khác xa so với lúc làm quy hoạch thì phải tìm hiểu cho rõ nguyên nhân, đồng thời, người làm công tác quy hoạch cần phải nhìn nhận lại công tác quy hoạch cán bộ đã làm, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm.

Như vậy, để làm tốt chiến lược về công tác cán bộ, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí nói chung và xây dựng CBQL ở trường đào tạo ngành nghề nói riêng, điều quan trọng là phải làm tốt việc xây dựng và thực hiện công tác quy hoạch cán bộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.2. Thực hiện tốt quy trình bổ nhiệm CBQL các chức danh Phó hiệu trưởng, Hiệu trưởng trường Tiểu học, thực hiện tốt việc bổ nhiệm lại và chú ý công tác luân chuyển CBQL một cách hợp lý

3.2.2.1. Thực hiện tốt quy trình bổ nhiệm CBQL các chức danh Phó hiệu trưởng, Hiệu trưởng trường Tiểu học

Bổ nhiệm CBQL nhà trường là cơ hội để cán bộ, giáo viên thăng tiến đáp ứng yêu cầu của nhà trường và sự phát triển của cán bộ, giáo viên.

Bổ nhiệm CBQL phải bảo đảm các yêu cầu sau:

- Phải chọn được người có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng với cương vị mới.

- Góp phần củng cố uy tín, niềm tin của cán bộ, giáo viên đối với nhà trường.

- Phải khuyến khích được những người tốt, chọn lọc được cán bộ tốt, từ đó tạo điều kiện bồi dưỡng cán bộ kế cận.

- Quán triệt chặt chẽ quan điểm tập trung dân chủ.

Bổ nhiệm CBQL các Phòng, Ban, Khoa, Tổ bộ môn phải căn cứ vào các cơ sở sau:

- Phải xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu của tổ chức và nhu cầu công việc cần phải bổ nhiệm.

- Phải căn cứ vào tiêu chuẩn CBQL.

- Phải căn cứ vào thực tế phong trào của nhà trường.

Do yêu cầu, tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể có thể bổ nhiệm tuần tự hoặc bổ nhiệm nhảy vọt, đột biến.

Trong công tác bổ nhiệm CBQL cần tránh những yếu tố tâm lý tác động như: chủ quan, phiến diện, vì thân quen, cảm tình cá nhân hoặc ích kỷ. Bác Hồ đã từng chỉ ra những thiếu sót cần tránh về tâm lý khi lựa chọn cán bộ:

- Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bạn bè,...cho họ là tin tưởng, chắc ăn hơn người khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Ham dùng những kẻ nịnh hót mình, tránh những người chính trực. - Ham dùng những người tính tình phù hợp với mình mà tránh những người không phù hợp với mình.

3.2.2.2. Thực hiện tốt việc bổ nhiệm lại và chú ý công tác luân chuyển CBQL một cách hợp lý

- Trong phạm vi phòng giáo dục huyện Yên Sơn nếu lãnh đạo Phòng giáo dục, phòng nội vụ, và Đảng ủy, ủy ban nhân dân huyện nhà cứ giữ măi không thay đổi các vị trí quản lí tại các nhà trường Tiểu học, năng lực quản lí yếu thì sẽ gây tác hại lớn và kìm hãm sự phát triển của các nhà trường, đồng thời sẽ không kích thích được tính tích cực, năng động của CBQL. Chính vì vậy, cần thực hiện chế độ bổ nhiệm có kỳ hạn (5 năm bổ nhiệm lại một lần) để sàng lọc những CBQL không đủ phẩm chất và năng lực công tác và chú ý luân chuyển cán bộ một cách hợp lý qua các đơn vị khác trong ngành.

- Việc xem xét bổ nhiệm lại cần được khách quan, vô tư và căn cứ vào kết quả lãnh đạo đơn vị của công chức lãnh đạo.

- Nếu CBQL trường học hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhà trường đạt nhiều thành tích thì có thể xem xét bổ nhiệm lại một nhiệm kỳ nữa.

- Nếu CBQL có biểu hiện yếu kém, có nhiều dư luận không tốt về họ và không được quần chúng tín nhiệm thì cần phải tiến hành đầy đủ quy trình bổ nhiệm lại. Nếu kết quả của quy trình bổ nhiệm tốt thì sẽ bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo thêm một nhiệm kỳ 5 năm. Nếu kết quả của quy trình bổ nhiệm không tốt thì có thể miễn nhiệm công chức lãnh đạo trên.

- Trong thời hạn đảm nhiệm chức vụ, người nào vì lý do sức khoẻ và hoàn cảnh cá nhân được từ chức, miễn chức, người nào không hoàn thành nhiệm vụ, có sai phạm, uy tín giảm sút, thì tuỳ theo mức độ mà bị miễn chức hoặc cách chức kịp thời.

- Cần phải thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ, Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba của BCH TW Đảng khoá VIII nêu rõ: "Trường học có 1 Hiệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trưởng và từ 1 đến 2 Phó Hiệu trưởng theo nhiệm kỳ 5 năm. Thời gian đảm nhận chức danh không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường học".

Tuy nhiên do đặc thù của ngành GD&ĐT, việc luân chuyển cán bộ phải cân nhắc kỹ lưỡng và phải thận trọng.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 68 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)