Cơ cấu giới, độ tuổi và thâm niên quản lí

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 60 - 106)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Cơ cấu giới, độ tuổi và thâm niên quản lí

Bảng 2.7: Thống kê cơ cấu giới, độ tuổi, thâm niên quản lí của CBQL trƣờng tiểu học huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang

TS: 78

Giới Độ tuổi Thâm niên QL

Nam Nữ <30 30- 35 36- 40 41- 45 46- 50 >50 <5 năm 5-10 năm 11-15 năm 16-20 năm >20 năm SL 36 42 0 2 10 20 21 25 15 22 25 9 7 % 46,2 53,8 0 2,5 12,8 25.6 27,1 32 19,2 28,2 32 11,5 9,1

Cán bộ quản lí trường tiểu học huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang có tỷ lệ nữ giới nhiều hơn nam giới. Số lượng CBQL nữ là 42/78 = 53,8%, nam giới là 36/78 = 46,2%. Như vậy CBQL nữ trường tiểu học trong huyện có tỷ lệ cao hơn so với CBQL là nam giới, điều này thể hiện sự mất cấn đối về giới trong đội ngũ CBQL trường tiểu học. Tuy số lượng CBQL là nam giới ít, song ngay các trường cũng có cơ cấu giới không đồng đều, nhiều trường cả 2 CBQL đều là nam giới, hoặc đều là nữ giới.

Sự mất cấn đối về giới trong các nhà trường tạo nên những khó khăn về tâm lý giới mà các đồng nghiệp cần chia sẻ với CBQL nhà trường để hiểu và tạo điều kiện cho cá nhân hoàn thành nhiệm vụ. Nếu hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà trường đều là nam giới thì có thể các nữ giáo viên sẽ khó chia sẻ trong công tác chuyên môn cũng như các hoạt động khác trong nhà trường. Còn những đơn vị tỷ nữ CBQL cao thì cũng có những khó khăn trong công tác điều hành vì tính quyết đoán, mạnh dạn trong nữ giới không cao. Sự mất cấn đối về giới trong đội ngũ CBQL trường tiểu học cũng là một nguyên nhân gây ra những khó khăn trong công tác quản lí, điều hành nhà trường.

+ Về độ tuổi:

Cơ cấu về độ tuổi đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang năm học 2012 - 2013 được trình bày trong bảng số 2.8.

Số liệu trong bảng cho thấy, CBQL trường tiểu học huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ rất cao (32%). Độ tuổi này, các CBQL sẽ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

có nhiều kinh nghiệm trong quản lí công tác giảng dạy và chỉ đạo các hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên, với độ tuổi này sẽ có nhiều hạn chế, khó khăn nhất định khi chỉ đạo và ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào công tác quản lí. Ở độ tuổi này nhiều CBQL không còn nhiệt huyết với công việc. Nhiều trường có cả 02 CBQL trên 50 tuổi, như vậy sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc quản lí, chỉ đạo hoạt động trong nhà trường, trừ các trường điểm còn lại các trường cả 02 CBQL trên 50 tuổi chất lượng giáo dục, giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp, các phong trào thi đua kết quả không cao. Điều đó cho thấy độ tuổi của CBQL ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục nhà trường, công tác chỉ đạo, điều hành các mặt hoạt động trong nhà trường.

Đặc biệt CBQL ở độ tuổi dưới 30 không có, CBQL độ tuổi 30-35 tỷ lệ rất thấp 2,5%. Như vậy công tác trẻ hoá CBQL là vấn đề cần phải được quan tâm, triển khai để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục ngày nay. Vì CBQL trẻ sẽ nhanh nhạy nắm bắt yêu cầu đổi mới, tính năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong công việc cao, sẽ đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, đội ngũ CBQL trẻ cần phải có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ về mọi mặt mới góp phần thúc đẩy hơn nữa sự nghiệp giáo dục của huyện nhà sánh kịp với các huyện, thị đứng đầu của tỉnh về giáo dục.

+ Về thâm niên quản lí:

Thâm niên quản lí của CBQL trường tiểu học huyện Yên Sơn cũng được thể hiện trong bảng số 2.7.

Qua bảng cho thấy:

Số CBQL có thâm niên quản lí dưới 5 năm là: 15 cán bộ = 19,2%. Số CBQL có thâm niên quản lí 5 - 10 năm là 22 cán bộ = 28,2%. Số CBQL có thâm niên quản lí trên 10 - 15 năm là 25 cán bộ = 32%. Số CBQL có thâm niên quản lí trên 15 - 20 năm là 9 cán bộ = 11,5%. Số CBQL có thâm niên quản lí trên 20 năm là 7 cán bộ = 9,1%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.4. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL trƣờng tiểu học huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang

- Thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học ở huyện những năm gần đây (nhận thức, cách làm, những yếu tố ảnh hưởng, kết quả, bài học kinh nghiệm).

2.4.1. Công tác quy hoạch

Việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại và miễn nhiệm CBQL thực hiện theo đúng quy trình hướng dẫn tại quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm công chức viên chức lãnh đạo, Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 71/1998/NĐ-CP về thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan trường học.

2.4.2. Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn

Trong những năm qua huyện đã ban hành tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực của CBQL, công tác bổ nhiệm mới đã thực hiện tương đối tốt, song công tác bổ nhiệm lại đa phần là duy trì không có xem xét quy định và tiêu chuẩn mới. Việc luân chuyển CBQL đã thực hiện song chưa triệt để, nhiều CBQL đã quá 2 nhiệm kỳ song chưa luân chuyển sang đơn vị khác, trong số này nhiều CBQL phải đi nhưng không phải đi và có CBQL muốn luân chuyển nhưng không được luân chuyển. Như vậy việc tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn CBQL huyện Yên Sơn cần quan tâm và thực hiện tốt hơn nữa, góp phân nâng cao chất lượng quản lí cũng như chất lượng giáo dục của các nhà trường trên địa bàn huyện nói chung, các trường tiểu học nói riêng.

2.4.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Theo đánh giá của các chuyên gia, công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL các trường tiểu học huyện Yên Sơn ở mức trung bình. Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng nằm trong quy hoạch chưa bổ nhiệm chức danh quản lí. Hàng năm Phòng GD&ĐT đã tham mưu với UBND huyện cử giáo viên có năng lực nằm trong diện quy hoạch đi học nâng cao trình độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chuyên môn. Tuy nhiên phòng GD&ĐT chưa có kế hoạch riêng, mang tính lâu dài mà thường chỉ thực hiện riêng lẻ từng năm, chưa đào tạo, bồi dưỡng một cách toàn diện. Mặt khác việc sử dụng CBQL sau khi đi học nâng cao trình độ về còn có chỗ chưa hợp lý. Đội ngũ giáo viên trong diện quy hoạch đã quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhưng chưa triệt để, chưa toàn diện cả trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị nên dẫn đến tình trạng thiếu nguồn CBQL cục bộ ở một số khu vực.

2.4.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá.

Công tác kiểm tra, đánh giá của Phòng GD&ĐT đối với đội ngũ CBQL ở các cấp học nói chung, cấp tiểu học nói riêng là việc làm thường xuyên, theo định kỳ. Hàng năm Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra ngay từ đầu năm học, kế hoạch này được thông báo rộng xuống cơ sở. Nội dung thanh tra, kiểm tra chủ yếu là việc thực hiện nhiệm vụ năm học, quản lí hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.

Công tác thanh tra, kiểm tra không tránh khỏi một số hạn chế đó là: Những điều chỉnh sau khi thanh tra, kiểm tra chưa thực sự tốt, chưa có biện pháp phù hợp. Đôi khi công tác thanh tra còn mang tính động viên, nhắc nhở, các nội dung, hình thức thanh tra, kiểm tra chưa được phong phú.

2.4.5. Công tác thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật

Ủy ban nhân dân huyện, phòng GD&ĐT Yên Sơn đã thực hiện tốt các chế độ của Nhà nước đối với CBQL như phụ cấp trách nhiệm theo hạng trường, công tác phí, thừa giờ, tăng lương trước thời hạn...Tuy nhiên, do kinh phí của địa phương khó khăn nên việc khen thương, đãi ngộ mang tính động viên là chính, ngoài ra do áp dụng quy định mới về thi đua khen thưởng nên CBQL càng khó đạt danh hiệu thi đua sau mỗi năm học. Huyện đã có chính sách riêng nhằm khen thưởng, động viên CBQL có thành tích tốt trong năm học hay cho cả nhiệm kỳ song chưa rõ nét, chưa tạo thành một phong trào.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Điều tra các mặt công tác, qua điều tra:

Toàn bộ đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học (78 người)

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo phụ trách khối Tiểu học, 05 Chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Phiếu 2.1. Điều tra các mặt công tác

TT Các mặt công tác Điểm (Từ 1 đến 5)

1 Công tác quy hoạch.

2 Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, bãi miễn

3 Công tác đào tạo, bồi dưỡng

4 Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá 5 Công tác thực hiện chế độ, chính sách

đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật

Thực trạng phát triển đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học huyện Yên Sơn qua điều tra, khảo sát thấy được những điểm mạnh và những điểm yếu khác nhau, kết quả các công tác được mô hình hoá bằng biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Thực trạng phát triển đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học huyện Yên Sơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong biểu đồ 2.4 thể hiện 4 mặt công tác gồm: 1. Công tác quy hoạch.

2. Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, bãi miễn. 3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng.

4. Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá.

5. Công tác thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng CBQL trƣờng Tiểu học tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang

* Ưu điểm: Đội ngũ CBQL trường Tiểu học có cơ cấu tương đối đồng đều về nhiều mặt. Về số lượng là đủ để đảm bảo việc quản lí nhà trường. Đội ngũ CBQL hầu hết có phẩm chất đạo đức tốt, có sự cố gắng trong việc hoàn thiện trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ quản lí để đảm bảo cho công việc quản lí của mình. Công tác nhân sự cũng cho thấy đội ngũ CBQL được trẻ hóa và có trình độ đào tạo cơ bản rất cao điều đó cũng là những thuận lợi cho việc quản lí trường Tiểu học tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang.

* Hạn chế: Đội ngũ CBQL trường Tiểu học tại huyên Yên Sơn bên cạnh những ưu điểm đó còn tồn tại rất nhiều bất cập, hạn chế. Do sự chuyển mình của kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay và đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học cũng đã phát triển đòi hỏi đội ngũ CBQL cũng phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lí, kỹ năng và năng lực sư phạm cao hơn nữa đáp ứng yêu cầu của ngành đề ra.

* Nguyên nhân của những hạn chế bất cập: Qua khảo sát và nghiên cứu tại địa bàn huyện Yên Sơn chúng tôi thấy rằng nguyên nhân dẫn đến những hạn chế bất cập đó có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan đưa lại. Đội ngũ CBQL trường Tiểu học không được đào tạo bài bản ngay từ đầu. Việc quy hoạch cán bộ trước đây cũng không được chú trọng nên không có kế hoạch dài hơi cho việc xây dựng đội ngũ. Hiện nay trên bình diện cơ cấu của đội ngũ CBQL ngành Tiểu học có sự không đồng đều về nhiều mặt. Vẫn còn đó những CBQL có thâm niên quản lí lâu nhưng thiếu những sự nhanh nhạy để thích ứng với những yêu cầu mới. Về nghiệp vụ Tin học đa số CBQL còn lúng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

túng khi ứng dụng vào công việc. Trình độ đào tạo CBQL chưa có bằng đại học đang còn nhiều nên ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực quản lí nhà trường.Vì thế chúng tôi sẽ đưa ra một số giải pháp để phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học huyện Yên Sơn ở chương 3 để góp phần nâng cao chất lượng quản lí nhà trường Tiểu học tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang.

Kết luận chƣơng 2

Sau khi khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL ỏ các trường Tiểu học huyện Yên Sơn, chúng tôi thấy: Trong những

năm qua công tác này đã được quan tâm, thực hiện, có những ưu điểm, mặt mạnh riêng. Đội ngũ CBQL đã đủ về số lượng theo yêu cầu, theo quy định hạng trường, chất lượng ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh, công tác phát triển đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học huyện Yên

Sơn còn có những điểm hạn chế, những mặt yếu như đã phân tích, đánh giá ở trên. Để phát huy những mặt mạnh, khắc phục những điểm hạn chế, những mặt

yếu, triển khai đúng các định hướng phát triển giáo dục của huyện Yên Sơn, trước những thuận lợi và khó khăn hiện nay cần phải có những biện pháp quản lí phát triển đội ngũ CBQL phù hợp để nâng cao chất lượng của đội ngũ CBQL

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÍ TRƢỜNG TIỂU HỌC THEO TIẾP CẬN QUẢN LÍ NGUỒN NHÂN LỰC

Ở HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG 3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp

Việc đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL quản lí trường Tiểu học huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang cần dựa trên những nguyên tắc phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang những nguyên tắc đó được thể hiện như sau:

3.1.1. Bảo đảm tính mục tiêu

Mục tiêu nghiên cứu là cái đích mà người nghiên cứu vạch ra để thực hiện, để định hướng, nỗ lực tìm kiếm là những điều cần làm trong công việc nghiên cứu. Như vậy mục tiêu của đề tài: “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang” chính là tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao và phát triển đội ngũ CBQL quản lí ở các trường Tiểu học đạt kết quả cao nhất, đáp ứng mực tiêu nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, chất lượng giáo dục của các trường Tiểu học. Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, phải xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đồng thời trên cơ sở mục tiêu định hướng, tìm ra các biện pháp thực hiện cụ thể. Vì vậy các biện pháp đề xuất cần bảo đảm tính mục tiêu.

3.1.2. Bảo đảm tính toàn diện và hệ thống

Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ tương tác để thực hiện một mục tiêu. Các biện pháp quản lí hoạt động dạy học cần phải được thực hiện một cách toàn diện và đồng bộ. Bởi vì các biện pháp này có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau để đạt được mục tiêu đề ra. Vì vậy, khi đề xuất các biện pháp phải đảm bảo tính nguyên tắc toàn diện và hệ thống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.3. Bảo đảm tính khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL ở các trường Tiểu học được đề xuất phải được tăng cường và đổi mới so với thực trạng đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thanh Hoá hiện nay, nhưng phải đảm bảo tính khả thi lâu dài.

3.1.4. Bảo đảm tính hiệu quả

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải có tác dụng và đem lại hiệu quả thiết thực trong việc phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 60 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)