7. Cấu trúc luận văn
1.4.2. Mục đích, ý nghĩa của việc phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học
1.4.2.1. Mục đích
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lí, Đảng và Nhà nước ta đã mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, về lý luận cho đội ngũ này. Chính vì vậy, việc nhận thức và vận dụng chủ trương,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đường lối của Đảng vào thực tiễn ngày càng hiệu quả. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lí thích nghi hơn với cơ chế thị trường và tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm, việc hoạch định kế hoạch, khả năng cụ thể hóa đường lối, chủ trương. Tính chủ động, sáng tạo được phát huy. Bệnh kinh nghiệm, giáo điều, tính ỷ lại, thụ động từng bước được khắc phục.
Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí yếu kém sẽ không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ giáo dục Tiểu học của thời kỳ mới cả trong lĩnh vực giáo dục học sinh và hội nhập với các nền giáo dục khác trên thế giới. Từ nhận thức đến lãnh đạo, tổ chức thực hiện mô hình phát triển cũng như bản lĩnh hội nhập và xử lý những tình huống phát sinh sẽ nhiều lúng túng.
1.4.2.2. ĩa
nghĩa của việc phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,.
* Phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức cho mọi cán bộ, giáo viên nhận biết rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quản lí trong giáo dục đào tạo; quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp lớn của Đảng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới công tác cán bộ đáp ứng những yêu cầu mới đang đặt ra trong ngành giáo dục Tiểu học.
* Phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học nhằm tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo quản lí trong giáo dục đào tạo.
Tiếp tục cụ thể hóa, thể chế hóa nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lí đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức về công tác cán bộ. Bổ sung, hoàn thiện các quy định, quy chế về sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của các tổ chức thành viên khác trong hệ thống quản lí nhà trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học nhằm đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục có hiệu quả những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ, quản lí.
Cải thiện môi trường làm việc để tạo động lực cống hiến, phấn đấu vươn lên của cán bộ. Nâng cao chất lượng công tác đánh giá, quản lí cán bộ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; hoàn thiện cơ chế, chính sách cán bộ. Tiếp tục cụ thể hóa, thể chế hóa vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ; hoàn thiện cơ chế tuyển chọn cán bộ, công chức; cơ chế bổ nhiệm, miễn nhiệm và từ chức của cán bộ; cơ chế sàng lọc, thay thế những người kém phẩm chất và năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ; cơ chế tham gia giám sát cán bộ và công tác quản lí. Mở rộng quyền đề cử, tự ứng cử và giới thiệu phương án nhân sự để lựa chọn cán bộ quản lí nhà trường. kích thích sự phấn đấu vươn lên và góp phần thu hút người có đức, có tài vào bộ máy quản lí từ các tổ chuyên môn đến các chức vụ đoàn thể, chính quyền trong nhà trường.
* Phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học nhằm tạo chuyển biến sâu sắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, viên chức theo hướng nâng cao chất lượng, bảo đảm sự đồng bộ, kế thừa và phát triển.
Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch, theo chức danh, coi đây là giải pháp quan trọng hàng đầu trong thực hiện chiến lược cán bộ giai đoạn mới. Củng cố, nâng cao chất lượng các tổ chuyên môn, các khối lớp, các đoàn thể trong nhà trường. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Huy động mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư cho việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ giáo viên. Khuyền khích cán bộ giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi kỹ năng nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, chủ động hội nhập trong giáo dục tiểu học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học nhằm tăng cường công tác giáo dục, quản lí cán bộ.
Công tác giáo dục, quản lí cán bộ phải gắn liền với công tác kiểm tra, giám sát cán bộ về chất lượng, hiệu quả công việc, về tư tưởng, lập trường, mối quan hệ xã hội của bản thân và gia đình. Hoàn thiện các quy định về quyền hạn, trách nhiệm của cấp quản lí, gắn xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác cán bộ với thực hiện tốt việc tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và công tác phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, tiêu cực trong ngành giáo dục.
* Phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, xây dựng bộ máy và con người làm công tác giáo dục, đào tạo.
Xây dựng chương trình, kế hoạch và lộ trình nghiên cứu khoa học thông qua các đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm dạy học qua các bộ môn. Kiện toàn hệ thống tổ chức và con người làm công tác giáo dục đào tạo. Chăm lo kiện toàn bộ máy và đội ngũ cán bộ tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ; chống quan liêu, thiếu trung thực, khách quan và các biểu hiện tiêu cực trong quá trình công tác.
Đội ngũ giáo viên tiểu học có những đặc điểm, yêu cầu riêng có ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở một địa phương hay cả nước. Đặc thù của giáo viên tiểu học là gần như phải chăm lo tất cả mọi việc của lớp học, giảng dạy tất cả các môn học, giáo dục toàn diện học sinh và đều làm công tác phụ trách lớp. Chính vì thế dấu ấn người thầy trong thời thiếu niên của mỗi con người bao giờ cũng sâu đậm nhất. Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học có vị trí đặc biệt quan trọng là vì giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của giáo dục quốc dân. Đây là bậc học đầu tiên của người học có số lượng giáo viên, học sinh đông đảo nhất, nói đến giáo dục tiểu học là nói đến mọi nhà, mọi người. Đây là bậc học nền tảng tạo điều kiện để thực hiện việc “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc phát triển đội ngũ CBQL trƣờng Tiểu học
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học. Song do đặc thù của bậc học (tiểu học) xin đề cập một số yếu tố ảnh hưởng cơ bản và trực tiếp.
1.5.1. Nhu cầu phát triển giáo viên tiểu học
Nhu cầu phát triển giáo viên tiểu học ở đây là những đòi hỏi khách quan của sự phát triển giáo dục tiểu học cả về số lượng, chất lượng ngày càng cao. Để đảm bảo cho sự nghiệp phát triển giáo dục tiểu học thuận lợi đạt những mục tiêu của nó thì phải cung cấp một đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu. Nhu cầu phát triển giáo viên tiểu học phụ thuộc và phải đáp ứng yêu cầu của mục tiêu phát triển giáo dục tiểu học, trong đó bao gồm cả số lượng học sinh, tỉ lệ học sinh / lớp.
1.5.2. Qui hoạch phát triển giáo viên tiểu học
Dự báo và qui hoạch đội ngũ giáo viên tiểu học có một ý nghĩa rất lớn. Nó chỉ ra được tốc độ phát triển học sinh, trường lớp, từ đó thấy được nhu cầu giáo viên từng thời điểm tương ứng, tuy nhiên xã hội thì có những bất biến dẫn đến dự báo qui hoạch phát triển giáo viên tiểu học không khả thi đưa đến tình trạng vừa thừa vừa thiếu giáo viên chẳng hạn như thừa giáo viên dạy các bộ môn năng khiếu như nhạc, họa, thể dục mà thiếu giáo viên dạy đủ 9 môn, trong đó giáo viên dạy đủ 9 môn đóng vai trò chủ chốt trong giáo dục tiểu học.
1.5.3. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học
Xã hội phát triển không ngừng, đòi hỏi công tác đào tạo bồi dưỡng cũng phải thường xuyên cập nhật để lượng kiến thức đào tạo ra phù hợp với tình hình thực tiễn và áp dụng tốt trong quá trình giảng dạy của người giáo viên tiểu học. Đây là một vấn đề khó trong công tác đào tạo, bồi dưỡng.
1.5.4. Sử dụng giáo viên tiểu học
Sử dụng giáo viên tiểu học bao gồm các công việc bố trí, phân công, phân nhiệm, thực hiện các chế độ chính sách và tạo môi trường làm việc cho họ. Về nguyên tắc, vị trí làm việc và công việc đã được xác định trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhiệm vụ của người giáo viên mà khi vào nghề mỗi người trong số họ đều đã chấp nhận, tuân theo. Song trong thực tế bởi mỗi con người là “tổng hòa các mối quan hệ xã hội”, ai cũng có hoàn cảnh riêng và môi trường, điều kiện mỗi nơi mỗi khác, chẳng hạn tại các quận trung tâm thành phố thì việc đi lại dễ dàng, đời sống kinh tế người dân khá hơn nên việc thực hiện công việc thuận lợi hơn so với các huyện ngoại thành. Hệ thống chế độ chính sách như lương, phụ cấp, khen thưởng, đề bạt… có tác động đến cả đời sống, tinh thần của đội ngũ giáo viên.
Kết luận chƣơng 1
Trong chương 1 đã làm rõ được cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học. Luận văn cũng đã phân tích được một số khái niệm liên quan đến đề tài. Bên cạnh đó luận văn cũng là sáng tỏ những đặc trưng cơ bản của cấp học Tiểu học nói chung và đặc điểm của đội ngũ CBQL cấp tiểu học nói riêng. Luận văn cũng làm nổi bật chức năng, nhiệm vụ quyền hạn những yêu cầu về phẩm chất năng lực của người CBQL trường Tiểu học. Bằng những lập luận có hệ thống chương 1 cũng đã đưa ra những nội dung yêu cầu phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học nói chung trong giai đoạn hiện nay.
Để làm tốt công tác phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học, phải thực hiện một cách hài hòa các giải pháp tạo nên một đội ngũ giáo viên tiểu học đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng, phù hợp về sử dụng, huy động được mọi nguồn lực, khơi dậy và định hướng được những nhu cầu của đội ngũ giáo viên tiểu học nhằm đạt được những đòi hỏi, mục tiêu chung của quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục tiểu học trong từng thời điểm nhất định, góp phần thực hiện tốt yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Trên cơ sở lý luận đó chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trên toàn thể các trường Tiểu học tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang tính tại thời điểm kết thúc năm học 2012 - 2013 ở chương 2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÍ TRƢỜNG TIỂU HỌC
Ở HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG
2.1. Khái quát tình hình phát triển giáo dục ở huyện Yên Sơn
2.1.1. Kinh tế - xã hội
Huyện Yên Sơn nằm ở cửa ngõ phía nam của tỉnh Tuyên Quang. Trước cách mạng Tháng 8, phủ lỵ Yên Sơn đồng thời là tỉnh lỵ. Sau khi Tuyên Quang được thành lập, Yên Sơn vẫn là huyện bao quanh thị xã Tuyên Quang (nay là thành phố Tuyên Quang). Phía bắc giáp huyện Hàm Yên, huyện Chiêm Hoá của tỉnh Tuyên Quang, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Yên Bái và tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn.
Diện tích tự nhiên của huyện là 113.242,26 ha, trong đó diện tích rừng và đất rừng chiếm trên 70%. Đất nông nghiệp: 102.595,71 ha; Đất phi nông nghiệp: 9.041,85 ha; Đất chưa sử dụng: 1.604,70 ha. Toàn huyện có 533 thôn bản thuộc 31 xã, thị trấn, trong đó có 11 xã đặc biệt khó khăn, với 209 thôn bản thuộc vùng đặc biệt khó khăn.
Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông đường bộ quan trọng như: Quốc lộ 2; Quốc lộ 2C; Quốc lộ 37 và các tuyến đường thủy (Sông Lô - Sông Gâm - Sông Phó Đáy). Yên Sơn là huyện nằm bao bọc thành phố Tuyên Quang (trung tâm kinh tế - Văn hóa - Chính trị lớn nhất của tỉnh) nên các tuyến giao thông chính thành phố Tuyên Quang đều đi qua địa bàn huyện. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hiện tại và trong những năm tới.
Địa hình huyện Yên Sơn khá phức tạp, tạo thành 3 vùng với tính chất khác nhau: Vùng thượng huyện, vùng ATK (An toàn khu), vùng trung hạ huyện, bị chia cắt bởi 2 con sông lớn là Sông Lô và Sông Gâm, ngoài ra còn nhiều con suối, sông ngầm; địa hình dốc nên thường hay có lũ lụt hàng năm và lũ quét trong mùa mưa lũ từ tháng 5 đến tháng 7.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Yên Sơn đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển kinh tế xã hội của huyện; đối với giáo dục, ảnh hưởng đến việc đi lại của học sinh, nhất là mùa mưa lũ và phân công giáo viên, cán bộ quản lí. Công tác phát triển cán bộ quản lí lại càng khó khăn vì đội ngũ cán bộ, giáo viên của địa phương sở tại ở các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn không đủ đáp ứng nhu cầu, chủ yếu phải điều động, tăng cường từ vùng dưới lên nên thường không ổn định lâu dài, nhiều trường hợp không muốn làm cán bộ quản lí và luôn có nguyện vọng thuyên chuyển về những vùng có điều kiện thuận lợi chỉ để làm giáo viên.
Toàn huyện hiện có 31 xã, với 98 Trường học thuộc diện quản lí (mầm non 30 trường; tiểu học 37 trường; THCS 31 trường).
Huyện Yên Sơn có dân số cao hơn các huyện khác trong tỉnh. Toàn huyện có 160.320 người, với 42.716 hộ, mật độ dân số trung bình 149 người/km2
người (theo số liệu thống kê năm 2011), trong đó dân số đô thị 4.491 người (chiếm 2,79% dân số huyện), mật độ trung bình 560 người/km2
; dân số nông thôn 155.829 người (chiếm 91,21% dân số huyện), mật độ trung bình 138 người/km2
. Tốc độ tăng dân số tự nhiên năm 2013 là 1,19%.
Huyện Yên Sơn có 22 dân tộc anh em cùng chung sống trong đó dân tộc Kinh chiếm 52% (chủ yếu là người dân từ các tỉnh miền xuôi lên) dân tộc Tày chiếm 13,9%, Cao lan chiếm 10,7%, Dao chiếm 14,4%, còn lại là các dân tộc thiểu số như: Nùng, Thái, Hoa, H’Mông … sống chủ yếu ở các xã vùng sâu vùng xa vùng đặc biệt khó khăn; mật độ dân số toàn huyện là 149 người/km2
, song phân bố không đều, ở một số xã vùng cao như xã Hùng Lợi mật độ dân số là 56 người/km2
,xã Kiến Thiết 41 người/km2, Trung Minh 31 người/km2 .
Tổng số người trong độ tuổi lao động năm 2013 là 93.638 người, chiếm 53,97% dân số, tỷ lệ thất nghiệp 4,92%, tỷ lệ này không cao nhưng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khoảng 80 %, như vậy nhu cầu giải quyết việc làm là rất lớn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Cơ cấu giữa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và lao động không có chuyên môn kỹ thuật còn nhiều bất cập. Nguồn lực chủ yếu ở khu