Quản lí nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 31 - 35)

7. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Quản lí nguồn nhân lực

Quản lí nguồn nhân lực là một trong những chức năng cơ bản của quá trình quản trị, giải quyết tất cả những vấn đề liên quan tới con người gắn công việc của họ trong bất cứ một tổ chức nào.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Có thể nói, quản lí nguồn nhân lực là một công tác hết sức khó khăn và phức tạp, bởi vì nó động chạm tới những con người cụ thể với những hoàn cảnh, nguyện vọng, sở thích, năng lực, cảm xúc riêng biệt. Vì vậy, muốn lôi cuốn, động viên và khai thác khả năng của họ, nhà quản lí phải tìm hiểu thế giới nội tâm của họ, biết cách lắng nghe, nhạy cảm và tế nhị trong giao tiếp, biết đánh giá con người một cách khách quan và chính xác, biết đối xử thật công bằng. Một nhà quản lí xí nghiệp ở bang California (Mỹ) đã tổng kết: "Yếu tố giúp ta nhận biết được xí nghiệp hoạt động tốt hay không hoạt động tốt, thành công hay khó thành công, chính là lực lượng nhân sự của nó. Những con người cụ thể với lòng nhiệt tình và óc sáng kiến. Mọi thứ còn lại, máy móc, thiết bị, của cải, vật chất, công nghệ, kỹ thuật... đều có thể mua được, học hỏi được, sao chép được, nhưng con người thì không thể..."

Vì vậy, có thể nói tới quản lí nguồn nhân lực là nói đến nghệ thuật quản lí. Dù có tất cả mọi thứ trong tay mà không nắm được nghệ thuật quản lí con người thì cũng vô ích.

Nguồn lực con người luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất của mỗi quốc gia, đặc biệt trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, khi nền kinh tế dựa vào tri thức sẽ tạo ra được nhiều cơ hội phát triển. Ngày 4-11-2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và coi đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, không chỉ của thời kỳ này. [4, tr2]

Quan điểm về phát triển nguồn nhân lực của Đảng ta được thể hiện sâu sắc trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và các nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. [3, tr4-9] Các nội dung cơ bản đó là:

Một là, đặc trưng về con người xã hội chủ nghĩa nêu trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) được diễn đạt gọn hơn song vẫn bảo đảm đúng bản chất xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng, đó là: “Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và thực hiện được mục tiêu phát triển con người mà Cương lĩnh năm 2011 đề ra, Đảng ta nhấn mạnh: “Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”[3, tr3]. Quan điểm này là sự tiếp nối tư tưởng nhất quán của Đảng, coi con người là chủ thể và là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định sự phát triển xã hội và sự nghiệp cách mạng Việt Nam; mọi quá trình phát triển kinh tế - xã hội phải hướng tới mục tiêu nhân văn cao cả là vì con người.

Điểm mới trong tư duy của Đại hội Đảng lần thứ XI là, một mặt, khẳng định vai trò chủ thể của con người; mặt khác, chỉ rõ để con người có điều kiện phát triển toàn diện và thực sự là chủ thể, cần phải có cơ chế thích hợp. Cơ chế đó là mở rộng dân chủ, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát huy tối đa quyền làm chủ của mình. Bởi lẽ, dân chủ là một trong những điều kiện căn bản nhất để phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của con người. Đồng thời, một khi dân chủ được bảo đảm sẽ tạo ra sự đồng thuận xã hội cao, đó là yếu tố không thể thiếu để tạo động lực phát triển đất nước.

Hai là, phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, là khâu đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2020. Đại hội X của Đảng, cũng như các kỳ đại hội trước chưa xác định đó là khâu đột phá, là những khâu trọng yếu của sự phát triển. Lựa chọn đúng khâu đột phá sẽ tạo ra những tiền đề, điều kiện và môi trường thuận lợi để giải phóng mọi tiềm năng và khai thác có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển.

Ba là, phải “gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”. Trong điều kiện khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức phát triển nhanh chóng, những nước có trình độ phát triển thấp vẫn có thể tận dụng thời cơ, ứng dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ hiện đại để vươn lên tránh nguy cơ tụt hậu và tạo ra sự phát triển nhanh, bền vững. Điều đó chỉ trở thành hiện thực nếu có sự gắn kết chặt chẽ giữa đầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tư gia tăng nhanh chóng vào chất lượng nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến.

Đối với Việt Nam, một nước có xuất phát điểm thấp thì sự gắn kết này là yêu cầu nghiêm ngặt và càng phải được coi trọng, thậm chí là vấn đề sống còn của sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Do vậy, “gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” là một nội dung mới thể hiện định hướng của Đảng ta trong chiến lược phát triển nhanh và bền vững.

Việt Nam được đánh giá là có lợi thế về dân số đông, đang trong thời kỳ “dân số vàng” nên lực lượng trong độ tuổi lao động khá dồi dào. Đây là nguồn lực vô cùng quan trọng để đất nước ta thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam còn chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hiện nay, ở Việt Nam đang tồn tại 2 loại hình nhân lực: nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, trong khi đó, nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Cơ cấu phân bổ lao động theo ngành nghề cũng mất cân đối. Lao động trong các ngành kỹ thuật - công nghệ, nông - lâm - ngư nghiệp ít và chiếm tỷ trọng thấp, trong khi đó các ngành xã hội, gồm: luật, kinh tế, ngoại ngữ... lại quá cao. Nhiều ngành nghề, lĩnh vực có tình trạng vừa thừa, vừa thiếu nhân lực. Những lĩnh vực hiện đang thiếu lao động trình độ cao, như: kinh doanh tài chính, ngân hàng, kiểm toán, công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông, cơ khí chế tạo...

Nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay có các đặc điểm sau:

- Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến tình trạng thừa về số lượng, thiếu về chất lượng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Sự kết hợp, bổ sung, đan xen giữa nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức,… chưa tốt, còn chia cắt, thiếu sự cộng lực để cùng phối hợp thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Theo các chuyên gia, để phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam trước mắt và lâu dài cần phải tính đến yếu tố chất lượng trẻ sơ sinh. Không thể nói đến phát triển nguồn nhân lực khi sinh ra những đứa trẻ còi cọc, ốm yếu; không thể nói đến phát triển nguồn nhân lực khi sức dân không được bồi dưỡng. Vấn đề này liên quan đến hàng loạt các yếu tố khác như chính sách xã hội, chính sách y tế, chính sách tiền lương, chính sách giáo dục…. Các vấn đề này hiện vẫn chưa được giải quyết một cách cơ bản. Đặc biệt, không thể nói đến nhân lực chất lượng cao khi chất lượng giáo dục - đào tạo ở các cấp học còn thấp; trình độ ngoại ngữ, khả năng sử dụng máy tính, công nghệ thông tin kém…

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường tiểu học theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)