2. 1.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
3.4.2. Kiến nghị đối với ngân hàng trung ương
-Ngân hàng trung ương nên cho phép và thay đổi cơ chế hoạt động của các phòng giao dịch nhằm giúp các phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại có thêm một số nghiệp vụ như : thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ…nhằm giúp các ngân hàng thương mại có thể mở rộng thêm các phòng giao dịch và do đó có thể mở rộng quy mô huy động vốn.
- Cần quản lý một cách rõ ràng và chặt chẽ hơn nữa về việc mở rộng quy mô huy động vốn của các ngân hàng thương mại và hiệu quả sử dụng vốn để tránh tình trạng thua lỗ cho các ngân hàng thương mại nhằm gây ra kém hiệu quả luân chuyển vốn trong nền kinh tế.
-Các chính sách của ngân hàng trung ương cần đi sát với thực tế hơn, đặc biệt là sát với thực trạng của các ngân hàng thương mại hơn. Ngân hàng trung ương cần giảm độ sốc của các chính sách, cần xây dựng chính sách thực tế và tránh gây đột ngột cho các ngân hàng thương mại.
-Khi không cần thiết, ngân hàng trung ương nên điều chỉnh nền kinh tế thông qua các mệnh lệnh hành chính, và chỉ sử dụng công cụ lãi suất và dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại vì sở dĩ các chính sách này rất mạnh, các ngân hàng thương mại cần thời gian để điều chỉnh và gây khó khăn trong việc kinh doanh của ngân hàng đặc biệt là trong việc mở rộng quy mô huy động vốn.
-Ngân hàng trung ương cần phối hợp chặt chẽ với bộ tài chính trong việc thu thuế của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng thương mại nhà nước. Tránh tình trạnh thu lộn xộn, thu thiếu và thu thừa như hiện nay, từ đó sẽ giúp các ngân hàng thương mại lên kế hoạch chi tiết cho việc mở rộng quy mô huy động vốn hơn.
hàng có đề án ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu trong hoạt động ngân hàng và triển khai mạnh trong toàn hệ thống ngân hàng trên toàn quốc. Việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng sẽ rất thụân tiện cho các ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động tín dụng. Ngoài ra, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng sẽ giúp cho các ngân hàng trong nước theo kịp trình độ công nghệ của các ngân hàng trên thế giới, dần dần xác lập danh tiếng và uy tín cuả ngân hàng Việt Nam trên trường quốc tế.
- Hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tin tín dụng, phòng ngừa rủi ro của ngành ngân hàng. Hệ thống thông tin CIC đã phần nào cải thiện được tình trạng thiếu thông tin tín dụng phục vụ cho vay của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, do mới thành lập và đi vào hoạt động, đang trong giai đoạn củng cố và hoàn thiện nên CIC vẫn còn phải đương đầu với nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin và xử lý thông tin. Việc xử lý và cập nhật các thông tin của CIC thực hiện vẫn chưa có hiệu quả, các số liệu cập nhập không kịp thời, độ tin cậy thấp nên đã khiến các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng thường ít sử dụng tài liệu do CIC cung cấp. Vì vậy mà ngân hàng nhà nứơc cần phải có những chính sách và biện pháp tích cực sớm nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng phục vụ hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng. Cần bắt buộc các ngân hàng thưuơng mại và các tổ chức tín dụng tham gia bắt buộc vào hoạt động của hệ thống CIC coi đó như một quyền lợi và nghĩa vụ của mình.