Thực trạng quy mô huy động vốn của các phòng giao dịch

Một phần của tài liệu thực trạng và các giải pháp mở rộng quy mô huy động vốn tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh hoàn kiếm (Trang 38 - 47)

2. 1.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:

2.3.2. Thực trạng quy mô huy động vốn của các phòng giao dịch

Ta có bảng tổng kết thực trạng quy mô huy động vốn của ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hoàn Kiếm như sau

Bảng 2.7 Thực trạng quy mô huy động vốn tại các phòng giao dịch Đơn vị: triệu đồng Phòng giao dịch 30/11/2009 31/5/2010 Tăng/giảm Phòng GD Lò Đúc 288743 268367 -7.05% Phòng GD Nguyễn An Ninh 199885 210133 5.12% Phòng GD Định Công 309515 374083 20.86% Phòng GD Bạch Mai 27800 62566 124%

Chúng ta thấy rằng trong bốn phòng giao dịch thì phòng giao dịch Lò Đúc đã giảm quy mô huy động vốn và phòng giao dịch Bạch Mai là có quy mô huy động vốn ổn định và cao nhất.Điều đầu tiên lý giải cho việc này là do chiến lược của từng phòng giao dịch, phòng giao dịch Bạch Mai vẫn giữ chiến lược là mở rộng quy mô huy động vốn theo chiều sâu dựa trên các khách hàng có quan hệ lâu năm với ngân hàng. Còn đối với phòng giao dịch Định Công thì lại có chiến lược mở rộng quy mô huy động vốn nhờ vào lợi thế cạnh tranh duy nhất của mình trên địa bàn.

Thứ hai, việc mở rộng quy mô huy động vốn còn phụ thuộc vào tiềm năng của từng phòng giao dịch. Phòng giao dịch Bạch Mai do được thành lập lâu cho nên khả năng quản lý và tiềm năng mạnh trong việc mở rộng quy mô huy động vốn. Còn phòng giao dịch Lò Đúc do mới được thành lập, cơ sở vật chất cũng như trình độ quản lý còn chưa cao nên việc mở rộng quy mô huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn.

Để hiểu rõ thêm về thực trạng quy mô huy động vốn của từng phòng giao dịch, sau đây chúng ta sẽ đi chi tiết vào từng phòng.

-Chỉ tiêu huy động tăng thêm trong năm 2010: 199,000

-Chỉ tiêu tăng bình quân.tháng: 9,916

Bảng 2.7 Thực trạng quy mô huy động vốn tại phòng giao dịch Lò Đúc

Đơn vị: triệu đồng 30.11.0 9 31.12.0 9 31.01.1 0 28.02.1 0 31.03.1 0 30.04.1 0 31.05.10 Huy động vốn 288,743 280, 418 269, 370 280, 940 269, 143 266, 249 268, 367

Nguồn :báo cáo thường niên phòng giao dịch Lò Đúc

Tính đến 31.05.2010 huy động vốn của Phòng Giao dịch Lò Đúc đạt 268 tỷ, tăng chỉ có 2 tỷ đồng so với tháng 04/2010. Có thể nói, phòng giao dịch Lò Đúc trong tháng 5/2010 vẫn tăng được 2 tỷ vốn huy động, tuy nhiên từ đầu năm cho tới tháng 5, quy mô vốn huy động tại Sở Giao dịch Lò Đúc liên tục giảm. Lượng vốn huy động được trong 31.1.2010 là 269 tỷ, nhưng đến 31.5.2010 giảm xuốn 268 tỷ. Trong 5 tháng mà Phòng giao dịch Lò Đúc không hề tăng trưởng về vốn huy động.

Có thể nhận xét rằng việc mở rộng quy mô Phòng giao dịch Lò Đúc là còn rất thấp và nhỏ so với khả năng của phòng giao dịch. Là phòng giao dịch được thành lập sớm nhất và cũng nhiều kinh nghiệm quản lý nhất trong các phòng giao dịch, tuy nhiên quy mô huy động vốn của phòng giao dịch không những tăng mà còn giảm trong năm 2010. Nếu tạm bỏ qua các nguyên nhân

khách quan thì tổng thể, việc mở rộng quy mô huy động vốn tại phòng giao dịch Lò Đúc là chưa đạt chỉ tiêu và ưu cầu so với tiềm năng vốn có của phòng giao dịch Lò Đúc.

Nguyên nhân đầu tiên là do khu vực Lò Đúc có tới 3 phòng giao dịch của các ngân hàng HSBC, Agribank mới thành lập tháng 2/2010, do dĩ Phòng giao dịch Lò Đúc chịu sự cạnh tranh rất khó khăn từ các đối thủ mới. Thứ hai, phòng giao dịch Lò Đúc là phòng giao dịch có từ sớm nhất trong các phòng giao dịch,cơ sở vật chất ở đây đang còn gặp nhiều khó khăn so với các phòng giao dịch sau.Thứ ba, thời gian này,Phòng Giao dịch Lò Đúc đang chuẩn bị để nhận địa điểm mới,vì vậy công tác khách hành cũng một phần bị gián loạn. Tuy nhiên Phòng giao dịch Lò Đúc còn thiếu 131 triệu đồng để đạt kế hoạch năm 2010

Phòng giao dịch Nguyễn An Ninh

-Chỉ tiêu huy động tăng thêm năm 2010: 106,000

-Chỉ tiêu tăng bình quân.tháng: 8,833

Bảng 2.8 Thực trạng quy mô huy động vốn tại phòng giao dịch Nguyễn An Ninh Đơn vị: tỷ đồng 30.11.0 9 31.12.0 9 31.01.1 0 28.02.1 0 31.03.1 0 30.04.1 0 31.05.10 Huy động vốn 199, 885 197, 722 201,778 208,707 202,247 206,337 210,133

Tính đến 31.05.2010 huy động vốn của Phòng giao dịch Nguyễn An Ninh đạt 210 tỷ đồng, tăng 3,7 tỷ đồng so với tháng 4.2010 và chỉ đạt 11,7% kế hoạch năm 2010. Quy mô huy động vốn của phòng giao dịch Nguyễn An Ninh có xu hướng tăng trong vòng tháng 3/2010 cho đến hết năm 2010 vì khu vực Nguyễn An Ninh là địa bàn của nhiều doanh nghiệp lớn.

Tuy nhiên quy mô tăng vẫn chưa cao và ổn định. Từ 31/1/2010 đến 28/2/2010 đã tăng từ 201 tỷ lên gần 209 tỷ ,tức là tăng 8 tỷ trong vòng một tháng. Nhưng đến 31/5/2010 chỉ tăng lên 210,133 tỷ tức là tăng chỉ có gần 1 tỷ.

Như thế chúng ta có thể thấy rằng việc mở rộng quy mô huy động vốn tại phòng giao dịch Nguyễn An Ninh là chưa cao và thiếu sự ổn định.

Nguyên nhân dẫn tới thực trạng này là do khu vực Nguyễn An Ninh là khu vực có rất nhiều phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại khác, do đó phòng giao dịch Nguyễn An Ninh chịu sự cạnh tranh rất khốc liệt từ các ngân hàng đó. Hơn nữa, khu vực này dân cư chủ yếu là sinh viên, người đi làm đã về hưu cho nên lượng tiền gửi không đều đặn là ổn định, do đó dẫn tới quy mô huy động vốn của phòng giao dịch tăng giảm thất thường.

Phòng giao dịch Định Công

- Chỉ tiêu huy động tăng thêm trong năm 2010: 132,000 - Chỉ tiêu tăng bình quân tháng: 11,000

Bảng 2.9 Thực trạng quy mô huy động vốn tại phòng giao dịch Định Công Đơn vị: tỷ đồng 30.11.0 9 31.12.0 9 31.01.1 0 28.02.1 0 31.03.1 0 30.04.1 0 31.05.10 Huy động vốn 309, 515 330, 420 334, 827 337, 565 336, 055 353, 957 374, 083

Tính đến 31.05.2010 huy động vốn của Phòng Giao dịch Định Công đạt 374 tỷ đồng, tăng 20 tỷ đồng so với 04.2010 và là tháng thứ 3 liên tiếp Phòng tăng huy động vốn. Qua 5 tháng đầu năm Phòng đạt 33,1% kế hoạch năm 2010.

Có thể nhận xét rằng quy mô huy động vốn của phòng giao dịch Định Công có xu hướng mở rộng một cách ổn định nhất trong các phòng giao dịch của ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hoàn Kiếm. Tính tới thời điểm ngày 31/5/2010 lượng vốn huy động được của phòng giao dịch đã tăng 64568 tỷ tương ứng là tăng 20,86 %. Trong 7 tháng liên tục, phòng giao dịch luôn tăng vốn huy động một cách ổn định

Nguyên nhân đầu tiên của việc quy mô huy động vốn của phòng giao dịch tăng trưởng ổn định là do phòng giao dịch Định Công nằm trên địa bàn khu đô thị mới Định Công, khu vực dân cư ở đây hầu như là có thu nhập khá.

Các công ty lớn đều đặt trụ sở chính tại đây ví dụ như tập đoàn HTC, tập đoàn đầu tư quốc tế SpaceCo …

Thêm vào đó là ở khu đô thị Định Công chưa có nhiều các ngân hàng, tính ra chỉ mới có 2 phòng giao dịch của ngân hàng quân đội –MB và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn-Agribank.

Phòng giao dịch Định Công cũng là phòng giao dịch được ưu tiên nhất về các chính sách của Trụ sở chính và phòng giao dịch Định Công là một chiến lược trong kế hoạch mở rộng quy mô huy động vốn bằng mở rộng các phòng giao dịch.

Phòng giao dịch Bạch Mai

- Chỉ tiêu huy động tăng thêm trong năm 2010: 91,000. - Chỉ tiêu tăng bình quân.tháng: 7,583

Bảng 2.10 Thực trạng quy mô huy động vốn tại phòng giao dịch Bạch Mai

Đơn vị: tỷ đồng 30.11.0 9 31.12.0 9 31.01.1 0 28.02.1 0 31.03.1 0 30.04.1 0 31.05.10 Huy động vốn 27, 800 31, 824 28, 117 33, 747 39, 142 63, 486 62, 566

Tính đến 31.05.2010 huy động vốn của Phòng giao dịch Bạch Mai đạt 62,5 tỷ đồng, giảm 920 tỷ đồng so với 03.2010 và đạt 33,8% kế hoạch năm

2010.

Quy mô huy động vốn của Phòng giao dịch Bạch Mai cũng gần như giống tình hình giống phòng giao dịch Định Công. Quy mô huy động vốn của phòng giao dịch này tăng trưởng ổn định trong vòng 7 tháng qua.Tuy quy mô vốn huy động không cao bằng phòng giao dịch Định Công nhưng so với quy mô của phòng giao dịch này thì có thể đánh giá là phù hợp. Tính đến 31/5/2010 lượng vốn huy động được đã tăng 34,7 tỷ so với 30/11/2009 tương ứng tăng 124%, quả là một con số đáng nể!

Chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng khác trên khu vực, tuy nhiên phòng giao dịch Bạch Mai luôn có một chính sách hết sức hợp lý là luôn nhắm tới các khách hàng quen thuộc, chính vì vậy mà quy mô huy động vốn của phòng giao dịch Bạch Mai không cao so với phòng giao dịch Định Công nhưng ổn định hơn và bền vững hơn.

Trên đây là thống kê chi tiết về thực trạng quy mô huy động vốn của VCB Hoàn Kiếm trong vòng 6 tháng đầu năm 2010,qua đó ta có thể thấy rằng trong 6 tháng đầu năm 2010, tình hình huy động vốn của VCB Hoàn Kiếm có xu hướng giảm về quy mô, sở dĩ tại thời điểm này là nhà nước bắt đầu thực hiện các chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, do đó VCB Hoàn Kiếm gặp rất nhiều khó khăn trong việc mở rộng quy mô huy động vốn. Chi

tiết là trụ sở chính và các phòng giao dịch đều không đạt được chỉ tiêu được giao.

Nguyên nhân kéo theo sự giảm về quy mô huy động vốn trong vòng 6 tháng qua là tính cạnh tranh khốc liệt giữa VCB Hoàn Kiếm và các ngân hàng khác trên địa bàn ngày càng cao. Để làm rõ hơn tực trạng huy động vốn của VCB Hoàn Kiếm chúng ta sẽ đi vào phân tích quy mô huy động vốn về cơ cấu vốn huy động.

2.3.3.Thực trạng mở rộng quy mô huy động vốn theo cơ cấu các nguồn tiền gửi

hàng ngoại thương chi nhánh Hoàn Kiếm, chúng ta sẽ phân tích về sự thực trạng về quy mô cơ cấu của vốn huy động, cụ thể là về cơ cấu các nguồn tiền gửi.

Ta có bảng quy mô huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm trong tháng 6.2010 như sau:

Bảng 2.11 Quy mô huy động vốn bằng tiền gửi tiết kiệm

Chỉ tiêu Số dư 31.6.2010 So với 31.6.2009 So với 31.6.2008 Tiền gửi của các

tổ chức kinh tế

2976409 15.76% 21%

Tiền gửi của dân cư

2147835 7.8% 11,21%

Tổng vốn huy động

5124244 19% 39,5%

Nguồn :báo cáo thường niên phòng kế toán

-Tiền gửi của các tổ chức kinh tế:

Do đúng trên địa bàn thuận lợi là 123 Phan Chu Trinh-Hoàn Kiếm-Hà Nội, nên VCB Hoàn Kiếm có thể thu hút được một số lượng lớn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đúng trên địa bàn như: các khách sạn quốc tế, các tổ chức của chính phủ…Vì vậy, quy mô huy động vốn từ các tổ chức kinh tế tại VCB Hoàn Kiếm không ngừng tăng trưởng, cụ thể là năm 2010 tăng 15, 76% so với năm 2009. Hơn thế nữa, do bối cảnh nền kinh tế lúc này là hậu khủng hoảng, nên các yếu tố tỷ giá, lãi suất biến động liên tục.

Kèm theo đó là tỷ lệ lạm phát lúc này đang ở mức cao là 12%, tín dụng ngân hàng tăng nóng đã kéo theo việc các ngân hàng chạy đua nâng cao lãi suất huy động, do đó dẫn tới tình trạng là các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp dựng vốn nhàn rỗi của mình để đem gửi tại ngân hàng. Do đó mà gây nên thực trạng là quy mô tiền gửi của các tổ chức kinh tế ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong quy mô tổng vốn huy động.

Đến cuối năm 2010 tiền gửi của các tổ chức vẫn tăng, mặc dù mặt bằng lãi suất tiền gửi khá ổn định; lãi suất thị trường liên ngân hàng ở mức thấp, vốn huy động từ các tổ chức (phi tổ chức tín dụng) và dân cư cuối tháng

6/2010 tăng 21% so với 6/2008, trong khi đó tỉ lệ sử dụng vốn để cho vay và đầu tư chỉ đạt 46,3% trên tổng quy mô nguồn vốn huy động.

Quy mô nguồn vốn tăng là do vẫn chưa có kênh đầu tư nào thay được kênh ngân hàng. Thị trường chứng khoán trong năm 2010 sụt giảm, thị trường bất động sản vẫn "đóng băng", giá vàng biến động khá thất thường... Bên cạnh đó, vốn tăng cũng là kết quả cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng như mở rộng mạng lưới, tìm kiếm các khách hàng mới...

Trước nguy cơ sụt giảm nguồn tiết kiệm, ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hoàn Kiếm tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm vốn từ các khu vực khác, các tổ chức bảo hiểm, quỹ hỗ trợ, các dự án ODA... để khai thác, các nguồn vốn tiền gửi lớn, ổn định. Đồng thời tiếp cận, ký hợp đồng với các đơn vị có nguồn thu thường xuyên như ngành điện, nước, bưu điện... để thu hút tiền gửi đồng thời cung cấp các dịch vụ NH.

-Tiền gửi của dân cư:

Tiền gửi của dân cư tại VCB Hoàn Kiếm thường bao gồm các tài khoản thanh toán, tài khoản tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm… Do đặc thù là mới thành lập từ việc tách ra từ sở giao dịch từ năm 2008,cho nên việc huy động vốn từ dân cư còn thấp, hơn thế nữa, do công tác chăm sóc khách hàng, các nghiệp vụ và các chương trình ưa đãi khách hàng còn chưa cao nên chưa thu hút được nhiều tiền gửi, do vậy mà tốc độ tăng vốn huy động từ tiền gửi dân cư tăng chậm, năm 2010 chỉ tăng 7,8% so với năm 2009.

Một phần của tài liệu thực trạng và các giải pháp mở rộng quy mô huy động vốn tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh hoàn kiếm (Trang 38 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w