Đánh giá tổng thể về việc mở rộng quy mô huy động vốn của VCB Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu thực trạng và các giải pháp mở rộng quy mô huy động vốn tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh hoàn kiếm (Trang 50 - 59)

2. 1.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:

2.3.6. Đánh giá tổng thể về việc mở rộng quy mô huy động vốn của VCB Hoàn Kiếm

VCB Hoàn Kiếm

2.3.6.1. Ưu điểm và nguyên nhân

+Ưu điểm:

- Việc mở rộng quy mô huy động vốn của VCB Hoàn Kiếm đã đạt được hiệu quả và được sở giao dịch được đánh giá cao, thậm chí cao hơn về hoạt động cho vay.

- Quy mô huy động vốn đã giúp phát huy hiệu quả, phù hợp với chiến lược mở rộng địa bàn hoạt động của ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hoàn Kiếm

- Việc mở rộng quy mô huy động vốn đã gắn chặt và hợp lý với chính sách sử dụng vốn, vì thế nên lợi nhuận của ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hoàn Kiếm tăng trưởng rất cao.

- VCB Hoàn Kiếm đã áp dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị hiện đại để góp phần mở rộng quy mô huy động vốn. Hầu hết tất cả các nhân viên của VCB Hoàn Kiếm đều được trang bị máy tính nối mạng tốc độ cao. Nhờ đó mà phòng Ngân quỹ và kế toán có thể kiểm soát lượng vốn huy động được một cách hiệu quả, đơn giản hơn và nhạy bén hơn, đã góp phần nâng cao tính hiệu quả của việc mở rộng quy mô huy động vốn của VCB Hoàn Kiếm.

- Sản phẩm huy động vốn đã đa dạng hơn, hướng tới khách hàng nhiều hơn. Trước kia, hầu hết các sản phẩm tiền gửi của ngân hàng ngoại thương là những sản phẩm truyền thống: tiết kiệm thông thường, tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn, các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu. Đến nay, không chỉ Hội sở chính mà VCB Hoàn Kiếm ngày càng triển khai thiết kế được một số sản phẩm có nhiều tính năng hơn: tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ, tiết kiệm bậc thang lãi thưởng, tiết kiệm 15-24 (gửi kỳ hạn 15 tháng, hưởng lãi suất theo kỳ hạn 24 tháng, được quyền rút trước hạn toàn bộ với các mức lãi suất được hưởng ưu đãi khi rút trước hạn). Đặc biệt các sản phẩm mới thu hút tiền gửi đã được VCB Hoàn Kiếm thường xuyên cập nhật, có tính kế tiếp nên cũng đã một phần hấp dẫn được khách hàng.

- Nguồn vốn mà chi nhánh huy động được tăng mạnh mỗi năm cụ thể là tại thời điểm ngân hàng ngoại thương chi nhánh hoàn kiếm được thành lập cuối năm 2008, tổng nguồn vốn huy động là 4.018 tỷ. Sau 2 năm hoạt động , tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng ngoại thương chi nhánh hoàn kiếm tính tới ngày 31.12.2010 đã đạt 5.606 tỷ đồng, tăng 1.588 tỷ đồng, tương ứng tăng 39,5% so với thời điểm 31.12.2008 và tăng 19% so với năm 2009. Qua thành tích đáng kể đó mà chỉ sau hai năm thành lập ngân hàng ngoại thương chi nhánh hoàn kiếm đang là chi nhánh có nguồn vốn huy động đứng thứ sáu

trên toàn bộ hệ thống ngân hàng ngoại thương Việt Nam và đứng thứ ba trong toàn bộ các chi nhánh ngân hàng ngoại thương tại Hà Nội.

- Thêm vào đó, VCB Hoàn Kiếm được đánh giá là chi nhánh có cơ cấu huy động vốn hợp lý và ổn định. Qua phân tích ở trên, ta cũng nhận ra rằng về tỷ lệ cơ cấu huy động vốn ít thay đổi trong vòng hai năm vừa qua. Hơn nữa, tỷ trọng này là khá hợp lý so với tình kinh tế chung và hoạt động của VCB Hoàn Kiếm trên địa bàn Hà Nội.

- VCB Hoàn Kiếm đã phát huy được tinh thần đoàn kết, phấn đấu của toàn bộ các phòng ban của VCB Hoàn Kiếm trong việc mở rộng quy mô huy động vốn. Do nhận thức rõ ràng về tính cần thiết trong việc mở rộng quy mô huy động vốn, nên không chỉ riêng cán bộ phòng Ngân quỹ và kế toán mà toàn bộ cán bộ nhân viên VCB Hoàn Kiếm không ngừng đóng góp các ý kiến, không ngừng phấn đấu hoàn thiện bản thân nhằm tăng tính hiệu quả của việc mở rộng quy mô huy động vốn của VCB Hoàn Kiếm.

- Hòa chung vào tình kinh tế thị trường,VCB Hoàn Kiếm đã nhận thức được những khó khăn và sự cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng khác, do đó VCB Hoàn Kiếm ngày càng hết mình để hoàn thiện hơn trong việc mở rộng quy mô huy động vốn, nhằm tối đa huy động hết những lượng vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Do vậy hiện nay VCB Hoàn Kiếm đã phục vụ khách hàng kể cả thời gian nghỉ trưa, thời gian làm việc bắt đầu sớm hơn là 7h30 tới tận 5h chiều.

+ Nguyên nhân:

Để đạt những thành công và tích cực trong việc mở rộng quy mô huy động vốn của VCB Hoàn Kiếm bao gồm những nguyên nhân sau:

- Thứ nhất: do ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hoàn Kiếm đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc mở rộng quy mô huy động vốn và đã có những kế hoạch đúng đắn trong việc thực hiện việc mở rộng quy mô huy động vốn.

- Thứ hai: do ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hoàn Kiếm đã tận dụng được điều cơ bản của việc mở rộng quy mô huy động vốn là tận dụng tối đa

mở rộng các nguồn vốn có chi phí thấp và phát triển quy mô huy động tại những địa điểm có lượng tiền gửi lớn

- Thứ ba: do kế thừa thương hiệu của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam nói chung. Có thể nói thương hiệu ngân hàng ngoại thương đã gắn liền với sự oan toàn và tin cậy.Do vậy khi được kế thừa thương hiệu sẵn có của ngân hàng ngoại thương Việt Nam, nên khách hàng cũng tin tưởng khi gửi tiền tại VCB Hoàn Kiếm.

- Thứ tư: do hoạt động trên vị trí thuận lợi, là trung tâm của thành phố Hà Nội, tập trung nhiều cơ quan, doanh nghiệp lớn, có nguồn tiền gửi lớn.Vì vậy việc mở rộng quy mô huy động vốn gặp nhiều thuận lợi về địa bàn hoạt động kinh doanh.

- Thứ năm: đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ cao không chỉ riêng về tín dụng và huy động vốn mà còn về các nghiệp vụ ngân hàng. Thêm vào đó, cán bộ quản lý có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm và nhiều năm trong nghành.

- Thứ sáu: là chi nhánh được tách ra từ sở giao dịch, do mới chỉ thành lập được hai năm, nên VCB Hoàn Kiếm được Hội sở chính và Sở giao dịch dành cho rất nhiều ưu đãi, hỗ trợ hết sức về các nghiệp vụ để mở rộng quy mô huy động vốn nhằm tăng lợi nhuận cho toàn bộ hệ thống ngân hàng ngoại thương.

2.3.6.2. Hạn chế và những nguyên nhân:

+ Hạn chế:

● Quy mô huy động vốn còn nhỏ

Năm 2009 quy mô huy động vốn là 4710 tỷ đồng, năm 2010 là 5060 tỷ đồng, so với tiềm năng của ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hoàn Kiếm thì đây vẫn là một co số khiêm tốn, chưa thực sự phản ánh hết tiềm năng của một chi nhánh lớn như ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hoàn Kiếm. Hơn thế nữa, năm 2010 chỉ tăng quy mô huy động vốn so với năm 2009 chỉ là 350 tỷ đồng, con số này nếu so sánh với Chi nhánh Thăng Long, một chi nhánh được

thành lập trước ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hoàn Kiếm 3 năm là 1300 tỷ thì vẫn còn rất khiêm tốn.

● Việc mở rộng quy mô huy động vốn vẫn chưa cao

Như chúng ta vừa phân tích ở trên quy mô huy động vốn của ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hoàn Kiếm năm 2009 tăng 19% so với năm 2008 ,năm 2010 tăng 39,5% so với năm 2008. Trụ sở chính đã ưu tiên cho ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hoàn Kiếm mở rộng không chỉ quy mô huy động vốn mà còn mở rộng mạng lưới, nhưng sau 2 năm quy mô huy động vốn cũng chỉ tăng được 39,5 % so với năm 2008 trong khi đó Chi nhánh Hà Đông tăng gần 72% so với năm 2008 mà lại được trụ sở chính đầu tư cho ít hơn. Qua đó chúng ta có thể thấy rằng tăng trưởng quy mô huy động vốn của ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hoàn Kiếm vẫn còn chưa đạt yêu cầu của trụ sở chính đề ra.

● Việc mở rộng quy mô huy động vốn có cơ cấu vốn vẫn chưa phù hợp với sự phát triển của ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hoàn Kiếm

Đúng trên địa bàn có nhiều tổ chức lớn,có lượng tiền gửi khá lớn, nhận thấy được thuận lợi này nên ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hoàn Kiếm đã chú trọng tăng lượng tiền gửi của các tổ chức lên trong cơ cấu vốn huy động, tuy nhiên tỷ trọng này vẫn chưa cao và chưa thu hút được hết tiềm năng của khu vực này. Tỷ trọng này năm 2010 chỉ tăng 15.76% so với năm 2008, nếu so sánh với tỷ trọng này ở các ngân hàng khác như ACB,Vietinbank,Agribank… thì quy mô tăng tỷ trọng này là chưa cao.

● Việc mở rộng quy mô huy động vốn vẫn gặp phải các nguồn vốn có chi phí cao

Trong quá trình mở rộng quy mô huy động vốn tìm kiếm các nguồn vốn mới và hiệu quả, ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hoàn Kiếm vẫn gặp phải các nguồn vốn có chi phí cao. Chẳng hạn, trong năm 2009, ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hoàn Kiếm đã vay vốn từ trụ sở chính với lãi suất cao là

gần 27% /năm, thêm vào đó là ngân hàng ngoại thương chi nhánh Hoàn Kiếm đã không chú trọng tới việc huy động vốn từ trích một phần lợi nhuận của mình ra mà đem lợi nhuận đó cho vay để kiếm lãi.

● Hầu hết quy mô vốn huy động của VCB Hoàn Kiếm vẫn phụ thuộc quá nhiều vào các khách hàng lớn, các tổ chức có lượng tiền gửi lớn. Tỷ trọng tiền gửi của 10 đơn vị có số dư tiền gửi lớn nhất thường xuyên chiếm 55%- 60% tổng số dư của các tổ chức kinh tế. Do đó VCB Hoàn Kiếm chưa chú trọng thực sự tới các khách hàng nhỏ lẻ như cá nhân, hộ gia đình....Vì vậy quy mô vốn huy động của VCB Hoàn Kiếm sẽ biến động theo sự biến động lượng tiền gửi của các cá nhân này.

● Tỷ trọng giữa cho vay nền kinh tế và quy mô nguồn vốn huy động là thấp

Sở dĩ dẫn tới tình trạng này là do VCB Hoàn Kiếm là ngân hàng bán buôn, tức là khi đi huy động vốn về, VCB Hoàn Kiếm sẽ cho Hội sở chính và Sở giao dịch vay, sau đó hai tổ chức trên sẽ cho các chủ thể trong nền kinh tế vay lại, còn VCB Hoàn Kiếm sẽ giảm được rủi ro tín dụng. Đây vừa là ưa điểm cũng là nhược điểm của VCB Hoàn Kiếm. Lý do làm như vậy VCB Hoàn Kiếm sẽ giảm được rủi ro tín dụng so với các chi nhánh khác, tuy nhiên nhược điểm ở đây là không phát triển được sự cạnh tranh và tính hoàn thiện, cố gắng của VCB Hoàn Kiếm, do đó sẽ dẫn tới sự yếu kém trong tác nghiệp và suy cho cùng không làm tối đa hóa lợi nhuận.

● Các sản phẩm để giúp mở rộng quy mô huy động vốn của VCB Hoàn Kiếm chưa đa dạng, chưa thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng, sản phẩm thiếu tính gọn gàng, gần gũi với khách hàng, tính năng của nhiều sản phẩm đôi khi không rõ ràng. Hơn thế nữa, VCB Hoàn Kiếm thiếu các sản phẩm cho phép rút tiền gốc linh hoạt hay lãi suất linh hoạt. Hầu hết các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn khi rút trước hạn đều hưởng lãi suất không kỳ hạn, hoặc một số sản phẩm có lãi suất hấp dẫn nhưng lại ràng buộc điều kiện là không được rút trước hạn. Một số khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn linh hoạt đã không thể

gửi, rút linh hoạt một phần gốc, lãi của khoản tiền gửi nên chuyển sang các ngân hàng khác.

Sau đây chúng ta có bảng kê khai về các dịch vụ sản phẩm tiền gửi cho các khách hàng thể nhân tại các ngân hàng lớn tại Hà Nội trong thời gian qua: STT Loại sản

phẩm VCB

Viettinban

k Agribank BIDV ACB

1 Tiét kiệm thông thường * * * * * 2 TK trả lãi định kỳ * 0 * * * 3 TK bậc thang * * * * * 4 TK tích luỹ * * 0 * * 5 TK rút gốc linh hoạt 0: Không hỗ trợ *: Hỗ trợ

● Lãi suất huy động niêm yết của VCB Hoàn Kiếm tuy đã giảm chênh lệch so với các ngân hàng thương mại khác nhưng có thể nói khách quan rằng các sản phẩm của VCB Hoàn Kiếm vẫn chưa có tính định hướng khách hàng, kèm theo đó là tính đa dạng chưa cao. Thêm vào đó, ngoài việc đưa ra các chính sách ưa đãi đối với các khách hàng Vip (tức là các cá nhân, tổ chức có tiền gửi lớn), thì VCB Hoàn Kiếm chưa có các chính sách chi tiết về việc chăm sóc khách hàng hay những ưu đãi phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

● Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng nguồn vốn huy động ngày càng giảm. Theo định hướng và chỉ tiêu của Hội sở chính và sở giao dịch giao cho VCB Hoàn Kiếm, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn phải chiếm từ 20%-35% tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, trong năm vừa rồi VCB Hoàn Kiếm đã không đạt được chỉ tiêu đó. Dẫn tới tình trạng trên do hai nguyên nhân.

Thứ nhất, do tình hình kinh tế hậu khủng hoảng, các doanh nghiệp tranh thủ nguồn vốn nhàn rỗi để mở rộng sản xuất thêm, một số doanh nghiệp

chỉ gửi có kỳ hạn nhằm mục đích chỉ thuận lợi cho thanh toán.

Thứ hai, các khách hàng có số lượng tiền gửi không kỳ hạn lớn đã rút hết tiền gửi để đầu tư vào Đôla, vàng, bất động sản. . như trong thời gian cuối năm 2010 vừa qua.

● Về cơ cấu của VCB Hoàn Kiếm, như chúng ta đã phân tích ở trên, không hề có một bộ phận cụ thể nào phụ trách công tác huy động vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mà chỉ có phòng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lâu nay, việc huy động vốn chỉ tập trung vào huy động vốn từ dân cư là chủ yếu, nhiệm vụ này được giao cho phòng kế toán và phòng khách hàng. Hơn nữa, bộ phận quan hệ khách hàng chỉ hầu như tập trung đến đối tượng khách hàng có quan hệ tín dụng, mà không chú trọng tới vấn đề huy động vốn. Phòng kế toán giao dịch thì thực hiện các yêu cầu tác nghiệp về mặt hoạch toán cho khách, chưa chủ động trong việc chào bán các sản phẩm tiền gửi, do đó các sản phẩm huy động vốn chưa cao và mang tính đối tượng.

● Hàng năm, VCB Hoàn Kiếm đều nhận được các chỉ tiêu của Hội sở chính về mở rộng quy mô vốn huy động. Qua đánh giá của các lãnh đạo của VCB Hoàn Kiếm, các chỉ tiêu này đều chưa phù hợp với thực tế, việc đánh giá hoàn thành kế hoạch huy động vốn căn cứ vào số dư tiền gửi vào thời điểm 31/12 hàng năm mà chưa căn cứ vào số dư tiền gửi bình quân tại VCB Hoàn Kiếm. Do đó không thể giao chỉ tiêu mở rộng quy mô huy động vốn cho VCB Hoàn Kiếm tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng của Sở giao dịch hay Hội sở chính. Vì vậy đây là một sức ép lớn lên toàn thể nhân viên và ban lãnh đạo VCB Hoàn Kiếm. Nếu thành công và vượt chỉ tiêu đề ra, thì đó là thành công lớn cho VCB Hoàn Kiếm. Tuy nhiên, nếu không đạt được chỉ tiêu đó, lại là gánh nặng và sẽ bị khiển trách, gây ra tâm lý hoang mang cho toàn bộ nhân viên VCB Hoàn Kiếm.

● Quy trình nghiệp vụ chưa thân thiện và chưa hỗ trợ khách hàng gửi tiền một cách tối đa. Khi khách hàng có giao dịch, khách hàng còn phải chờ đợi lâu, phải khai báo khá nhiều thông tin, thậm chí là khai báo trùng lắp nhiều lần. Việc này gây ra lãng phí về thời gian cho cả VCB Hoàn Kiếm và

khách hàng, làm giảm hiệu quả của toàn hệ thống và tăng chi phí huy động vốn.

● Thái độ phục vụ khách hàng đôi lúc còn thiếu thân thiện, nhiệt tình. +Nguyên nhân:

-Thứ nhất: Do VCB Hoàn Kiếm chỉ mới được thành lập được hai năm, do đó về cơ cấu, tổ chức hoạt động còn nhiều khó khăn. Ban lãnh đạo còn

Một phần của tài liệu thực trạng và các giải pháp mở rộng quy mô huy động vốn tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh hoàn kiếm (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w