B. Mở rộng quy mô huy động vốn theo chiều sâu
1.4.1. Các nhân tố chủ quan
1.4.1.1. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng
Theo quy định của pháp luật, một ngân hàng chỉ được huy động tối đa 20 lần lượng vốn chủ sở hữu. Như vậy, quy mô huy động vốn sẽ bị giới hạn trong phạm vi lượng vốn chủ sở hữu. Do đó, nếu ngân hàng nào càng nhiều vốn chủ sở hữu, thì lượng vốn huy động được càng nhiều và do đó càng dễ dàng mở rộng quy mô huy động vốn.
1.4.1.2. Cơ cấu quản lý của ngân hàng
Việc mở rộng quy mô huy động vốn là một chiến lược hết sức quan trọng của các ngân hàng thương mại, cùng với chiến lược sử dụng vốn hiệu quả là một trong hai chiến lược quan trọng hàng đầu của ngân hàng.
Khi thực hiện chiến lược mở rộng quy mô huy động vốn đòi hỏi ban giám đốc ngân hàng thương mại phải tính toán được mức chi phí bỏ ra để thực hiện chiến lược này. Thêm vào đó là phải tính được nên mở rộng quy mô huy động vốn trong phần vốn nào trong tổng cơ cấu vốn để có thể mang lại hiệu quả cao. Vì thế đây là chiến lược không hề đơn giản và đòi hỏi ban quản trị của các ngân hàng thương mại phải tính toán rất kỹ lưỡng và dành nhiều công sức. Nếu ngân hàng nào có một cơ chế quản lý và chiến lược tốt và phù hợp không chỉ riêng đối với ngân hàng đó mà còn phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thì quy mô huy động vốn của ngân hàng đó sẽ được mở rộng và lợi nhuận sẽ tăng. Còn nếu ngân hàng nào không đáp ứng được cơ chế quản lý đó sẽ thất bại.
1.4.1.3. Chiến lược của ngân hàng
Do ngân hàng theo đuổi các chiến lược khác nhau trong thời kỳ khác nhau do đó ngân hàng sẽ đưa ra các chính sách khác nhau. Để mở rộng quy mô huy động vốn, ngân hàng thương mại phải có những chính sách hợp lý, chẳng hạn chính sách khách hàng, chính sách lãi suất…Nếu những chính sách này không hiệu quả thì toàn bộ chiến lược mở rộng huy động vốn sẽ kém hiệu quả. Do đó đối với từng ngân hàng các chính sách, chiến lược ảnh hưởng trực tiếp và cùng chiều đối với việc mở rộng quy mô huy động vốn.
1.4.1.4. Do cán bộ nhân viên, cơ sở vật chất của ngân hàng
Nếu trình độ cán bộ nhân viên ngân hàng cao, nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc thì việc mở rộng quy mô huy động vốn sẽ thuận lợi, và ngược lại.Chẳng hạn, nếu ngân hàng nào có một đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm trong quản lý và thực hiện các vấn đề phát sinh trong việc mở rộng quy mô huy động vốn thì ngân hàng đó sẽ chiếm ưu thế hơn các ngân hàng khác.
Nếu cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho việc mở rộng huy động vốn không đầy đủ và hiện đại như không ứng dụng các công nghệ tin học cao vào quá trình xử lý thông tin, không trang bị đầy đủ các thiết bị vật chất như các máy ATM hiện đại thì việc mở rộng quy mô huy động vốn sẽ không thành công và dẫn đến lãng phí các nguồn lực.
1.4.2.Các nhân tố khách quan
1.4.2.1. Cung và cầu vốn vay
Cung vốn vay ở đây là : Tiết kiệm của chính phủ và người dân Cầu vốn vay : Là đầu tư của các doanh nghiệp
Về cơ bản nhu chúng ta đã phân tích ở trân, hoạt động chính của ngân hàng thương mại là trung gian luân chuyển các dòng vốn trên thị trường tài chính từ các chủ thể của nền kinh tế với nhau, do cung và cầu vốn vay trên thị trường tài chính sẽ quyết định xem việc mở rộng quy mô huy động vốn của ngân hàng thương mại có hợp lý. Nói rõ hơn là quy mô huy động vốn của ngân hàng thương mại phụ thuộc vào thực trạng tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế.
Khi cung trên thị trường vốn vay tăng, tức là tiết kiệm của chính phủ và cá nhân giảm, khi đó đẩy lãi suất thị trường lên cao, và các ngân hàng thương mại khó huy động vốn và do đó sẽ khó mở rộng quy mô huy động vốn.
Còn khi cung vốn vay giảm, tức là khi tiết kiệm của chính phủ và cá nhân giảm, đẩy lãi suất thị trường giảm, khi đó các ngân hàng thương mại sẽ dễ huy động vốn hơn và vì thế các ngân hàng thương mại sẽ dễ dàng trong
việc mở rộng huy động vốn.
Xét về cầu vốn vay, khi cầu đầu tư của các doanh nghiệp tăng, giả sử cung vốn vay không đổi, khi đó các ngân hàng thương mại sẽ khó huy động vốn nhưng dễ cho vay vốn, kéo theo đó lãi suất của nền kinh tế tăng. Ngược lại, khi cầu vốn vay giảm, giả sử cung vốn vay không thay đổi, khi đó các ngân hàng sẽ khó cho vay hơn, do vậy lãi suất nền kinh tế sẽ giảm.
Xét về cả hai yếu tố cung vốn vay và cầu về vốn vay cùng biến động, còn các yếu tố khác không đổi, tức là cả tiết kiệm của chính phủ, tiết kiệm cá nhân và đầu tư của các doanh nghiệp cùng biến đổi. Khi xét tới trường hợp này, chúng ta sẽ phải phân chia thành hai trường hợp:
+Trường hợp1: hai yếu tố cung vốn vay và cầu vốn vay thay đổi cùng chiều. Gỉa sử khi cả hai cung và cầu về vốn vay đều tăng, khi đó lãi suất của nền kinh tế sẽ giảm, vì vậy ngân hàng thương mại sẽ dễ dàng mở rộng quy mô huy động vốn. Và ngược lại khi cả cung và cầu về vốn vay đều giảm, khi đó ngân hàng sẽ khó khăn trong huy động và sẽ gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô huy động vốn. Tuy nhiên trong những trường hợp chi tiết hơn, chẳng hạn độ thay đổi của cung vốn vay nhiều hơn về cầu vốn vay sẽ ảnh hưởng tới ngân hàng như thế nào, thì chúng ta sẽ tạm thời chưa bàn tới, vì phạm vi của chuyên đề có hạn và những công cụ hiện tại chưa cho phép chúng ta đi sau vào phân tích.
+Trường hợp 2 : Khi hai yếu tố cung và cầu vốn vay thay đổi ngược chiều nhau, giả sử các yếu tố khác không thay đổi, về dài hạn thì chúng tự bù trừ nhau và hoạt động ngân hàng sẽ không hề có gì thay đổi.
1.4.2.2. Các mục tiêu chính sách của nhà nước, mà trực tiếp là của ngân hàng trung ương
Tùy thuộc vào bối cảnh kinh tế và các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn. Việc mở rộng quy mô huy động vốn của ngân hàng thương mại phụ thuộc rất nhiều vào các chỉ tiêu, mục tiêu kinh tế đó. Chẳng hạn, khi nền kinh tế đang có lạm phát cao, nhà nước muốn giảm lạm phát,
khi đó ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất huy động vốn của ngân hàng thương mại, kèm theo đó là tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khi đó ngân hàng thương mại sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn và sẽ khó khăn cho việc mở rộng quy mô huy động. Hay trong trường hợp nền kinh tế đang tăng trưởng nóng tín dụng, NHTW cũng sẽ có chỉ thị để các ngân hàng thương mại giảm hoạt động huy động vốn sử dụng vốn xuống và vì thế sẽ làm giảm đi việc mở rộng quy mô huy động vốn.
1.4.2.3. Tính cạnh tranh từ các ngân hàng thương mại khác
Nếu ngân hàng thương mại gặp nhiều đối cạnh tranh trong việc huy động vốn thì việc mở rộng quy mô huy động vốn của ngân hàng đó sẽ gặp nhiều khó khăn. Do phải đối đầu với các đối thủ cạnh tranh khác nên chi phí bỏ ra để mở rộng quy mô huy động vốn sẽ tăng lên. Kèm theo đó là việc tổ chức và các chiến lược mở rộng quy mô huy động vốn đòi hỏi sẽ phải đa dạng hơn.
1.4.2.4 Các yếu tố khác
Chẳng hạn như tình hình ổn định về chính trị của nơi mà ngân hàng đặt địa điểm kinh doanh, nếu các yếu tố khác không đổi, tình hình chính trị tại nói đó ổn định, ngân hàng sẽ dễ dàng việc mở rộng quy mô huy động vốn , và ngược lại. Kèm theo đó có thể kể thêm các yếu tố khác như thiên tai, bối cảnh xã hội. Ngoài ra còn có thể kể thêm một số nguyên nhân như:cơ cấu dân số, thói quen tiêu dùng, môi trường dân cư, mức thu nhập trung bình của khu dân cư…
CHƯƠNG 2