2. 1.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
3.4.1. xuất đối với chính phủ
-Nhà nước cần tập trung ổn định môi trường kinh tế vĩ mô. Các yếu tố như lạm phát, khủng hoảng là những nhân tố tác động rất lớn không chỉ tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại mà còn tác động rất lớn đến việc mở rộng quy mô huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Khi nền kinh tế ổn định, lạm phát được giữ ở con số hợp lý, khi đó các luồng vốn trong nền kinh tế sẽ luân chuyển ổn định và nhanh hơn vì vậy sẽ kéo theo việc mở rộng quy mô huy động vốn của các ngân hàng thương mại sẽ dễ dàng hơn. Ngược lại nếu nhà nước để cho tình trạng nền kinh tế bất ổn định, tỷ lệ lạm phát cao, khi đó các chủ thể trong nền kinh tế sẽ không thích thú gì với việc gửi
tiền tiết kiệm mà sẽ chọn kênh đầu tư khác hiệu quả hơn, do đó sẽ dẫn đến khó khăn trong việc mở rộng quy mô huy động vốn của các ngân hàng thương mại.
-Nhà nước nên cho phép các ngân hàng thương mại tăng quy mô huy động vốn lên tối đa 40 % lượng vốn chủ sở hữu, vì khi đó các ngân hàng thương mại sẽ có cơ hội mở rộng quy mô huy động vốn thêm.
-Nhà nước cần quy định rõ về thu thuế đối với các ngân hàng trích lợi nhuận để mở rộng kinh doanh, cần có quy định cụ thể trong bảng báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại về cơ cấu nguồn vốn, tránh tình trạng không rõ ràng như hiện nay
-Nhà nước cần minh bạch hóa một số thị trường như thị trường vàng, thị trường ngoại tệ,khi đó các kênh đầu tư sẽ rõ ràng hơn và khi đó các ngân hàng thương mại sẽ dề dàng huy động vốn và minh bạch trong việc sử dụng vốn, do đó việc mở rộng quy mô huy động vốn sẽ thuận tiện hơn.
-Nhà nước cần phối hợp các cơ quan, các bộ và cơ quan chức năng một cách đồng bộ và thống nhất, tránh tình trạng chồng chéo như hiện nay. Đặc biệt là trong việc quản lý các ngân hàng thương mại, nhà nước nên tập trung và giao cho một cơ quan chuyên biệt, ví dụ như ngân hàng trung ương chẳng hạn, sẽ quản lý cơ cấu và hoạt động của các ngân hàng thương mại, từ đó mệnh lệnh từ chính phủ sẽ xuống trực tiếp ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại, tránh tình trạng chồng chéo như hiện nay, gây không ít khó khăn trong quản lý và hoạt động cho các ngân hàng thương mại.
-Nhà nước nên cho phép các ngân hàng thương mại áp dụng các công cụ bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng nhằm giúp các ngân hàng thương mại có thêm khả năng huy động vốn và do đó có thể mở rộng quy mô huy động vốn. - Nhà nước nên có ngay các biện pháp kinh tế, hành chính tăng cường bắt buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với tất cả các doanh nghiệp. Vì như thế các ngân hàng thương mại sẽ có khả năng kiểm soát hoạt động cho vay vốn của mình đối với các doanh nghiệp hơn và sẽ tăng hiệu quả
sử dụng vốn, kéo theo sẽ tăng cường được việc mở rộng quy mô huy động vốn.
- Nhà nước nên có những biện pháp nhằm đảm bảo môi trường kinh tế ổn định cho hoạt động của doanh nghiệp trong đó có các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. Nân có những bước đệm hoặc những giải pháp thiết thực tháo gỡ những khó khăn gây ra khi có sự chuyển đổi, điều chỉnh cơ chế, chính sách liên quan đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Mặt khác, nhà nước cần có những chính sách, biện pháp nhằm bảo vệ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nứơc, cần điều chỉnh và tăng cường hiệu lực pháp lý của các chính sách thuế, chính sách bảo hộ đối với hàng hoá sản xuất trong nước, chính sách ngăn chặn hàng nhập lậu … đảm bảo tác dụng của các chính sách này.
- Nhà nước nên tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước trong việc cấp giấy phép hoạt động và đăng ký kinh doanh cụ thể là :
+ Cần qui định rõ chỉ một cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thàng lập, giấy phép đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Cơ quan cấp giấy phép phải chịu trách nhiệm về tư cách pháp nhân, vốn tự có thực tế năng lực trình độ của doanh nghiệp đó.
+ Giấy phép kinh doanh và qui mô hoạt động phải phù hợp với vốn sở hữu và năng lực, trình độ quản lý thực tế của doanh nghiệp.
- Hoàn thiện hệ thống các văn bản luật và dưới luật để tạo cơ sở pháp lý không chỉ riêng về hoạt động huy động vốn mà còn về hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng, bao gồm các văn bản như:
+Luật ngân hàng trung ương và Luật các tổ chức tín dụng và các nghị định, thông tư kèm theo
+Pháp lệnh ngoại hối
+ Luật về mua bán và quyền chuyển nhượng các giấy tờ có gía.
+ Luật về sở hữu tài sản và các văn bản dưới luật quy định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước về cấp chứng thư sở
hữu tài sản.
+ Các văn bản về thế chấp, cầm cố tài sản, xử lý, phát mại tài sản, xử lý công nợ của doanh nghiệp thua lỗ, phá sản…