Từng bước hoàn thiện quy trình cho vay xây lắp

Một phần của tài liệu thực trạng hiệu quả cho vay các doanh nghiệp thi công xây lắp tại ngân hàng tmcp đt&pt việt nam – chi nhánh sở giao dịch 1 (Trang 84 - 85)

Hiện tại, BIDV đã ban hành quy trình cho vay xây lắp thống nhất trên toàn hệ thống. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực tế vẫn còn có nhiều điểm bất cập, thiếu sót làm ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng cho vay xây lắp. Do vậy, trong thời gian tới vẫn cần thiết phải chỉnh sửa, hoàn thiện quy trình cho phù hợp với tình hình thực tế.

Trước mắt, Chi nhánh Sở giao dịch 1 cần triển khai hoàn thiện ở cấp độ chi nhánh quy trình cho vay các DNTCXL. Cụ thể, quy trình cho vay ngắn hạn DNTCXL cần bổ sung, cụ thể hóa thêm các nội dung sau:

Bước 1: Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng. Khách hàng cần cung cấp thêm:

- Hợp đồng thi công xây lắp hoặc thỏa thuận hợp đồng thi công xây lắp.

- Tài liệu chứng minh nguồn vốn thanh toán công trình của chủ đầu tư (Kế hoạch vốn đối với nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước, Thông báo của Bộ tài chính, hoặc Bộ KHĐT đối với nguồn vốn trái phiếu, Hợp đông tín dụng đối với vốn vay).

Bước 2: Thẩm định trước khi cho vay

Trước khi cho vay phải thẩm định kỹ toàn diện tình hình hoạt động của các DNTCXL: Phân tích tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình quan hệ với các tổ chức tín dụng khác, xếp loại khách hàng, phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội, thách thức của Doanh nghiệp, phân tích năng lực thi công, khả năng huy động vốn tự có.

Ngoài ra, cần tăng cường bổ sung tối đa các biện pháp bảo đảm tiền vay kể cả bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba (nhất là tài sản riêng của các cá nhân là lãnh đạo doanh nghiệp), cầm cố quyền đòi nợ giá trị xây lắp hoàn thành…để tăng dần tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm.

Bước 3: Xét duyệt cho vay, ký kết hợp đồng tín dụng, bảo đảm tiền vay. Cần ban hành bộ mẫu hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và hướng dẫn sử dụng cũng như ý nghĩa, mục đích của từng điều khoản. Căn cứ theo quy định của Pháp luật hiện hành, thực hiện đầy đủ các thủ tục thế chấp/cầm cố TSBĐ.

Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay.

Việc quản lý giải ngân cho vay phải thực hiện theo từng công trình, đảm bảo doanh số cho vay tối đa đối với mỗi công trình không vượt giới hạn cho phép. Việc giải ngân được thực hiện trên cơ sở chi tiết dự toán dự thầu được duyệt hoặc dự toán công trình (đối với trường hợp chỉ định thầu) được duyệt để cho vay đúng đối tượng. Tăng cường kiểm tra giám sát dòng tiền của doanh nghiệp, kiểm tra tiến độ thực hiện hợp đồng ...

Hiện Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã xây dựng bộ bài giảng về cho vay thi công xây lắp tập hợp những kinh nghiệm đã được đúc kết từ nhiều năm để hỗ trợ, hướng dẫn việc thực hiện của CBTD/QHKH. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần chỉnh sửa và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Một phần của tài liệu thực trạng hiệu quả cho vay các doanh nghiệp thi công xây lắp tại ngân hàng tmcp đt&pt việt nam – chi nhánh sở giao dịch 1 (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w