Thứ nhất, nhóm chỉ tiêu về quy mô tín dụng:
Thông qua việc xem xét các chỉ tiêu tín dung như: dư nợ, quy mô tín dụng, doanh số cho vay, tăng trưởng tín dụng, thu nợ… có thể đánh giá một phần về hiệu quả hoạt động cho vay các DNTCXL.
Dư nợ cho vay (quy mô tín dụng) là tổng số dư tiền cho vay của ngân hàng đối với một khách hàng, một nhóm khách hàng hay toàn bộ khách hàng tại một thời điểm xác định. Tổng dư nợ của một ngân hàng cho biết trạng thái thanh khoản, khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn vay của ngân hàng đó. Dư nợ cho vay xây lắp là tổng số dư tiền vay của các DNTCXL tại ngân hàng.
Chỉ tiêu 1: Dư nợ cho vay xây lắp
Tổng dư nợ tín dụng
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng dư nợ cho vay xây lắp so với tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. Sự biến động của chỉ tiêu này phản ánh sự biến động trong tình hình cho vay các DNTCXL của ngân hàng. Chỉ tiêu này không phải là chỉ tiêu trực tiếp phản ánh hiệu quả cho vay xây lắp, nhưng nó phản ánh một bức tranh tổng quát về quy mô cho vay các DNTCXL và tỷ trọng dư nợ cho vay xây lắp trong tổng dư nợ của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này cao cho thấy ngân hàng đang tập trung vào cho vay xây lắp. Điều này vừa có lợi cho ngân hàng đồng thời cũng là mối lo tiềm tàng cho ngân hàng bởi hoạt động cho vay xây lắp luôn hàm chứa mức độ rủi ro cao. Tỷ lệ này thấp cho thấy ngân hàng đang hạn chế hoạt động cho vay xây lắp và/hoặc hoạt động cho vay xây lắp không đạt được như kỳ vọng, điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận, hiệu quả hoạt động cho vay xây lắp.
Chỉ tiêu 2: Dư nợ cho vay xây lắp
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ giữa quy mô cho vay xây lắp và tổng tài sản, thể hiện cơ cấu sử dụng tài sản của ngân hàng. Tỷ lệ này cao tức là tài sản của ngân hàng tập trung nhiều ở dư nợ cho vay xây lắp và ngược lại.
Trên cơ sở quy mô tín dụng qua các năm có thể đánh giá tốc độ tăng trưởng tín dụng để thấy được sự thay đổi dư nợ cho vay các DNTCXL. Tăng trưởng tín dụng cao cho thấy ngân hàng thương mại đang coi các DNTCXL là nhóm khách hàng tiềm năng, cần tập trung đẩy mạnh khai thác và ngược lại.
Ngoài ra, chỉ tiêu doanh số cho vay và thu nợ cũng cho thấy quy mô hoạt động cho vay các DNTCXL của một ngân hàng thương mại. Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng giải ngân cho các DNTCXL trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh số cho vay cho biết qui mô cho vay của ngân hàng đối với từng khách hàng cụ thể, từng lĩnh vực riêng hoặc cả nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh số cho vay phụ thuộc vào qui mô, chính sách cho vay của ngân hàng, chu kì kinh tế, môi trường pháp lý. Doanh số cho vay lớn cho thấy hoạt động cho vay của ngân hàng đang được mở rộng. Ngược lại, doanh số cho vay thấp cho thấy việc cấp tín dụng cho các DNTCXL của ngân hàng đang bị thu hẹp. Chỉ tiêu về thu nợ phản ánh công tác thu nợ của ngân hàng. Công tác thu nợ của ngân hàng thực hiện tốt, doanh số thu nợ cao có thể cho thấy hoạt động cho vay các DNTCXL của ngân hàng thuận lợi, vòng quay vốn của ngân hàng nhanh, hiệu quả cho vay được nâng cao. Ngược lại, khi doanh số thu nợ giảm có thể do doanh số cho vay giảm và/hoặc công tác thu nợ gặp khó khăn, hiệu quả cho vay không cao. Tuy nhiên, cần phải kết hợp giữa các chỉ tiêu về thu nợ với các chỉ tiêu khác mới có thể đánh giá chính xác tình hình hoạt động của ngân hàng nói chung cũng như tình hình hoạt động cho vay xây lắp nói riêng.
Thứ hai, các chỉ tiêu đánh giá tỷ trọng dư nợ, cơ cấu cho vay:
Tuỳ thuộc vào mỗi giai đoạn của nền kinh tế, tiềm năng thị trường mà mỗi ngân hàng xây dựng cho mình một danh mục cho vay khác nhau trong đó xác định tỷ trọng dư nợ cho vay các DNTCXL phù hợp. Bởi mức độ rủi ro chung của các DNTCXL tại mỗi giai đoạn sẽ khác nhau. Nếu xây dựng được danh mục cho vay hợp lý thì ngân hàng có điều kiện để khai thác tối đa hiệu quả từ hoạt động cho
vay các DNTCXL trong mỗi thời kỳ. Bên cạnh đó, việc xác định kỳ hạn cho vay hợp lý sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, tăng vòng quay cho vay vốn đồng thời giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Cơ cấu cho vay là tỷ trọng dư nợ từng loại hình cho vay so với tổng dư nợ cho vay các DNTCXL của một ngân hàng thương mại. Sự biến động của chỉ tiêu này phản ánh sự biến động trong tình hình cho vay các DNTCXL của ngân hàng. Trong mỗi giai đoạn khác nhau, vì các mục tiêu quản lý khác nhau mà cơ cấu cho vay các DNTCXL sẽ khác nhau.
Thứ ba, nhóm chỉ tiêu đánh giá thu nhập, lợi nhuận từ cho vay:
Hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng đối với các DNTCXL thể hiện bằng hệ thống chỉ tiêu lợi nhuận và thu nhập của ngân hàng từ hoạt động cho vay các DNTCXL, sự tăng trưởng của ngân hàng về nguồn vốn, sử dụng vốn, về khách hàng và thị trường… Lợi nhuận từ hoạt động cho vay xây lắp của ngân hàng được xác định trên cơ sở thu nhập và chi phí.
Hầu hết các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều hướng tới mục tiêu quan trọng nhất là lợi nhuận và sâu sa hơn đó là tối đa hoá vốn của chủ sở hữu, NHTM cũng không phải ngoại lệ. Hiệu quả cho vay đối với các DNTCXL không thể nói là cao nếu lợi nhuận do hoạt động này mang lại thấp. Cụ thể người ta thường dùng các chỉ tiêu sau để đánh giá hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp xây lắp về mặt lợi nhuận
Chỉ tiêu 1: Lợi nhuận từ hoạt động cho vay xây lắp
Dư nợ cho vay xây lắp
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của khoản cho vay các DNTCXL của ngân hàng. Chỉ tiêu này cho biết một đồng dư nợ cho vay xây lắp sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động cho vay xây lắp càng lớn, đó là một trong những nhân tố tạo nên hiệu quả cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu này thấp cho thấy lợi nhuận từ hoạt động cho vay xây lắp so với dư nợ cho vay xây lắp thấp, hiệu quả cho vay thấp.
Chỉ tiêu 2: Lợi nhuận từ hoạt động cho vay xây lắp
Tổng lợi nhuận của ngân hàng
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đóng góp của hoạt động cho vay xây lắp vào toàn bộ kết quả kinh doanh của ngân hàng. Việc phân tích chỉ tiêu này giúp ta đánh giá được khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay xây lắp trong tổng lợi nhuận của ngân hàng, qua đó thấy được tầm quan trọng và đưa ra những biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động này.Tỷ lệ này cao chứng tỏ lợi nhuận của ngân hàng có được hầu hết là từ hoạt động cho vay xây lắp. Điều đó chỉ có thể có được khi quy mô hoạt động cho vay xây lắp của ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của ngân hàng và/hoặc hiệu quả từ hoạt động này mang lại cao. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ phải đối mặt với những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn do tập trung vốn quá mức vào một ngành, một lĩnh vực. Tỷ lệ này thấp cho thấy tỷ trọng đóng góp của hoạt động cho vay xây lắp ở ngân hàng đó là chưa cao. Điều này có thể do tỷ trọng cho vay xây lắp của ngân hàng thấp và/hoặc hoạt động cho vay chưa mang lại hiệu quả.
Lợi nhuận từ hoạt động cho vay xây lắp được sử dụng ở đây là chỉ tiêu mang tính tổng quát, không chỉ đơn thuần là lợi nhuận từ hoạt động cho vay các DNTCXL nói riêng mà cần phải tính đến cả lợi nhuận từ các hoạt động khác có được nhờ việc đẩy mạnh hoạt động cho vay xây lắp như: phí tín dụng và bảo lãnh, các dịch vụ chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các sản phẩm tín dụng bán lẻ… (do ngân hàng đáp ứng các nhu cầu về vốn mà các DNTCXL đẩy mạnh quan hệ toàn diện với ngân hàng). Tuy nhiên, trên thực tế rất khó có thể tính toán chính xác tổng hòa lợi ích từ một khách hàng nói chung cũng như từ các DNTCXL. Thông thường, các ngân hàng có thể tính toán trên cơ sở 2 nguồn chính là lợi nhuận từ hoạt động cho vay xây lắp và phí tín dụng, bảo lãnh của các DNTCXL.
Để nâng cao được các chỉ tiêu lợi nhuận và thu nhập, ngân hàng cần phải giảm bớt chi phí đầu vào tín dụng (huy động vốn, đi vay), và đẩy mạnh doanh thu đầu ra tín dụng (cho vay, bảo lãnh) và nâng cao chất lượng tín dụng.
Tỉ lệ nợ quá hạn: Nợ quá hạn (NQH) được hiểu là những khoản nợ đã đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không trả được nợ.
Chỉ tiêu 1: Dư nợ quá hạn cho vay xây lắp
Tổng dư nợ cho vay xây lắp
Tỉ lệ nợ quá hạn cho biết tỉ trọng của các khoản cho vay đã bị quá hạn trả nợ gốc và lãi trong tổng dư nợ. Tỷ lệ này càng cao phản ánh chất lượng các khoản vay càng thấp và độ an toàn của ngân hàng càng thấp và ngược lại. Tuy luôn cố gắng kiểm soát chất lượng tín dụng song ngân hàng nào cũng phải chấp nhận một tỷ lệ nợ quá hạn nhất định do rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh là không thể tránh khỏi.
Có nhiều nguyên nhân gây ra nợ quá hạn cho ngân hàng, có những nguyên nhân khách quan như sự thay đổi bất thường, không đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước tạo ra môi trường hoạt động bất ổn cho các doanh nghiệp; trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp yếu kém; công nghệ lạc hậu; rủi ro bất khả kháng như thiên tai, chiến tranh… nhưng cũng có những nguyên nhân xuất phát từ bản thân ngân hàng như: sự thiếu chặt chẽ trong quy chế hoạt động hoặc quy trình nghiệp vụ của ngân hàng; trình độ yếu kém của cán bộ ngân hàng; nạn tham nhũng hối lộ trong hoạt động ngân hàng... Nợ quá hạn có thể coi là tổn thất khi rủi ro tín dụng đã xảy ra.
Tuy nhiên tỉ lệ nợ quá hạn của ngân hàng là chỉ tiêu mang tính thời điểm, và các ngân hàng thương mại thường xem xét cơ cấu/gia hạn thời hạn trả nợ các khoản vay cho phù hợp với dòng tiền trả nợ thực tế của doanh nghiệp. Do đó, chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn không còn phản ánh nhiều về chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng, để đánh giá chính xác hơn về nợ quá hạn và khả năng trả nợ của các khoản nợ, các ngân hàng sử dụng thêm chỉ tiêu nợ xấu (nợ khó đòi), nợ cơ cấu...
Tỷ lệ nợ xấu: Có thể hiểu nợ xấu là một phần của nợ quá hạn song mức độ nguy hiểm cao hơn. Nợ xấu là khoản nợ quá hạn và kèm theo một số tiêu chí khác như quá một kỳ gia hạn nợ, hoặc không có tài sản đảm bảo, hoặc tài sản không bán được, con nợ thua lỗ triền miên, phá sản…
Chỉ tiêu 2: Dư nợ xấu cho vay xây lắp
Tổng dư nợ cho vay xây lắp
Các quan điểm khác nhau, các cách tính toán khác nhau có thể làm chỉ tiêu này bị biến dạng như việc gia hạn nợ tràn lan; nợ nội bảng sau khi dùng quỹ dự phòng để xử lý được đẩy sang ngoại bảng và không thể hiện trong số liệu báo cáo; việc phân loại nợ chủ yếu dựa vào yếu tố thời gian mà chưa đề cập đến vấn đề định tính liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp… Nếu một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao thì có nghĩa là chất lượng tín dụng thấp, việc trích lập dự phòng lớn sẽ dẫn đến lợi nhuận và hiệu quả cho vay thấp và ngược lại.
Tỷ lệ nợ cơ cấu: Cho biết trong tổng dư nợ của ngân hàng, bao nhiêu phần trăm là nợ đã được cơ cấu/điều chỉnh thời gian trả nợ.
Chỉ tiêu 3: Dư nợ cơ cấu cho vay xây lắp
Tổng dư nợ cho vay xây lắp
Chỉ tiêu Tỷ lệ nợ cơ cấu thường được sử dụng cùng với chỉ tiêu nợ xấu để có một cái nhìn đầy đủ hơn về tình trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Tỉ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản: Tỉ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản được tính bằng tỷ lệ giữa dư nợ cho vay có đảm bảo bằng tài sản trên tổng dư nợ của ngân hàng.
Tài sản đảm bảo của khách hàng không phải là căn cứ duy nhất để xem xét cho vay. Tuy nhiên, tài sản đảm bảo là một trong những đệm đỡ an toàn cho hoạt động cho vay của ngân hàng, nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng và bảo toàn vốn cho ngân hàng. Khoản vay càng rủi ro thì tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo đòi hỏi càng cao. TSĐB không đơn thuần là tài sản ngân hàng sẽ phát mại để bù đắp một phần (hoặc toàn bộ) cho dư nợ của khoản vay mà TSĐB còn có tác dụng ràng buộc trách nhiệm của khách hàng trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Đặc biệt, với các DNTCXL thường có tỷ trọng tài sản cố định thấp, ngân hàng thường ràng buộc thêm TSĐB của cá nhân ban lãnh đạo doanh nghiệp để tăng
tính trách nhiệm trong việc điều hành sản xuất kinh doanh cũng như thực hiện các nghĩa vụ với ngân hàng. Do vậy, tỉ lệ cho vay có tài sản đảm bảo ảnh hưởng đến độ an toàn của khoản vay. Tỷ lệ này cao thì rủi ro không thu hồi được nợ thấp và ngược lại. Tỉ lệ này cao hay thấp thường phụ thuộc vào chính sách tín dụng của NHNN nói chung và của các NHTM nói riêng trong từng thời kỳ.
1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phi tài chính:
Ngoài các chỉ tiêu tài chính, còn có các chỉ tiêu phi tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng.
Trên giác độ ngân hàng, hiệu quả cho vay được thể hiện:
Thứ nhất, cần có một quy trình cho vay các DNTCXL hợp lý và thực hiện đúng theo quy trình này. Các bước trong quy trình cho vay bắt đầu từ bước tiếp xúc khách hàng để thu thập và xử lý thông tin, cho đến bước cuối cùng là thu nợ (gốc và lãi) đầy đủ, thanh lý khoản vay.
Thứ hai, hoạt động cho vay các DNTCXL của ngân hàng thương mại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, một phần xuất phát từ đặc điểm của các DNTCXL. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là cần phải hạn chế cho vay các DNTCXL, mà cần phải duy trì một chính sách cho vay hợp lý để khai thác hết tiềm năng của các DNTCXL đồng thời tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng cho đất nước và các ngành kinh tế khác. Việc duy trì chính sách cho vay phù hợp sẽ hạn chế, phân tán rủi ro cho ngân hàng đồng thời vừa góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế đất nước.
Thứ ba, thủ tục cho vay, thái độ phục vụ khách hàng, trình độ của cán bộ ngân hàng, khả năng quản lý của cán bộ cấp cao cũng là những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả cho vay. Ngân hàng nào cũng hướng tới một thủ tục cho vay đơn giản với thái độ phục vụ khách hàng chu đáo, nhiệt tình của một đội ngũ cán bộ năng