- Tỷ lệ nợ quá hạn:
[Bảng 2.7] Tỷ lệ nợ quá hạn các DNTCXL của CN Sở giao dịch 1
(Đơn vị: Triệu đồng) TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 1 Nợ quá hạn của SGD1 Dư nợ 6,442,045 8,514,520 9,059,118 10,012,222 Nợ Quá hạn 1,933 - 1,975 1,702 Tỷ lệ NQH chung của SGD1 0.03% 0 0.02% 0.02%
2 Nợ quá hạn cho vay xây lắp
Dư nợ cho vay xây lắp 1,275,525 1,604,096 983,398 795,653 Nợ quá hạn cho vay xây lắp 1,933 - 1,975 1,702 Tỷ lệ NQH cho vay xây lắp 0.15% - 0.20% 0.21%
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Chi nhánh Sở giao dịch 1
Từ bảng chúng ta có thể nhận thấy gần như 100% nợ quá hạn của Chi nhánh Sở giao dịch 1 là nợ quá hạn cho vay xây lắp. Do đặc trưng của ngành xây lắp
chịu nhiều ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết, thời gian đầu tư dài, dễ bị ảnh hưởng với yếu tố thay đổi giá thành nguyên vật liệu ... nên rủi ro thường lớn hơn các ngành khác.
Các số liệu trên cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn của hoạt động cho vay xây lắp tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 là khá thấp. Không thể phủ nhận so với các Chi nhánh khác cũng như các NHTM khác trên cùng địa bàn thì chất lượng hoạt động cho vay của Chi nhánh Sở giao dịch 1 tốt hơn, song các số liệu trên một phần xuất phát từ cách phân loại nợ của BIDV nói chung và của Chi nhánh Sở giao dịch 1 nói riêng (phân loại theo Điều 7 Quyết định 493). Theo cách phân loại này, việc xếp hạng khách hàng và phân loại nợ không chỉ căn cứ vào các chỉ tiêu về tuổi nợ mà còn căn cứ vào các chỉ tiêu về tình hình tài chính của khách hàng cũng như các thông tin phi tài chính. Trong khi đó, các DNTCXL tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 đa phần là các Tập đoàn, Tổng công ty lớn như Tập đoàn Sông Đà, TCT CP Vinaconex, TCT CP Constrexim Holdings, TCT Xây dựng Hà Nội, TCT TNHH Cơ khí xây dựng… - đây đều là những khách hàng có tình hình tài chính khá tốt, các thông tin phi tài chính cũng rất thuận lợi. Chính vì vậy, có sự khác biệt lớn giữa cách phân loại nợ theo Điều 6 và Điều 7 Quyết định 493.
Hơn nữa, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ là một chỉ tiêu mang tính thời điểm nên chúng ta cần nhìn nhận một cách tổng thể các chỉ tiêu khác để có cái nhìn đúng đắn về chất lượng hoạt động cho vay xây lắp của Chi nhánh Sở giao dịch 1.
- Tỷ lệ nợ xấu, nợ cơ cấu:
Tỷ lệ nợ xấu, nợ cơ cấu, nợ từ nhóm 2 trở lên hoạt động cho vay các DNTCXL của Chi nhánh Sở giao dịch 1 trong các năm luôn cao hơn tỷ lệ trung bình các lĩnh vực.
[Biểu đồ 2.14] Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 trở lên các DNTCXL
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Chi nhánh Sở giao dịch 1
Phù hợp với các diễn biến của tình hình kinh tế và diễn biến tình trạng nợ xấu của các lĩnh vực khác, tỷ lệ nợ từ nhóm 2 trở lên của Chi nhánh Sở giao dịch 1 cũng có xu hướng giảm trong năm 2009 nhưng bắt đầu tăng nhanh trở lại từ năm 2010 và đạt tới mức 18,2% vào cuối năm 2011. Đây là một mức tỷ lệ khá cao. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu thực tế chỉ ở mức trên dưới 3% song tỷ lệ nợ từ nhóm 2 trở lên cho thấy tỷ lệ nợ xấu có khả năng sẽ tăng trong giai đoạn tới. Đặc biệt, dự kiến từ ngày 01/01/2013 NHNN sẽ ban hành quy định mới về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro trong đó yêu cầu các NHTM đánh giá các khoản nợ theo cả Điều 6 và Điều 7 và phân loại nợ theo mức xếp hạng thấp hơn để trích lập dự phòng rủi ro. Như vậy, dự kiến tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh Sở giao dịch 1 sẽ tăng mạnh (do một số khách hàng lớn có tình hình tài chính rất tốt nhưng bị cơ cấu nợ vẫn phải xếp vào nhóm nợ thấp hơn như các khách hàng nhỏ). Tuy nhiên, việc thống nhất cách phân loại nợ này cho phép có thể đánh giá và so sánh chất lượng tín dụng giữa các NHTM tốt hơn, đồng thời nó cũng phản ánh chính xác hơn tình trạng nợ xấu tại các NHTM nói chung cũng như tình trạng nợ xấu trong hoạt động cho vay các DNTCXL nói riêng.
Ngoài ra, tỷ lệ nợ nhóm 2 tăng cao còn làm phát sinh tăng lãi treo dẫn tới làm giảm hiệu quả hoạt động cho vay các DNTCXL tại Chi nhánh Sở giao dịch 1. Do đó, vấn đề kiểm soát tỷ lệ nợ từ nhóm 2 trở lên cũng là một biện pháp cần
thiết để nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng hoạt động cho vay xây lắp tại Chi nhánh Sở giao dịch 1.
[Biểu đồ 2.15] Tỷ lệ dư nợ cơ cấu của các DNTCXL
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Chi nhánh Sở giao dịch 1
Về nợ cơ cấu, tỷ lệ nợ cơ cấu của các DNTCXL thường cao hơn tỷ lệ nợ cơ cấu chung của Chi nhánh Sở giao dịch 1. Tuy nhiên, trong năm 2008 và 2009, do thị trường bất động sản hoạt động khá tích cực cùng những chính sách hỗ trợ của Chính Phủ đã giúp cho các DNTCXL có nguồn tiền khá tốt làm cho tỷ lệ nợ cơ cấu giảm đôi khi thấp hơn cả mức trung bình chung của Chi nhánh Sở giao dịch 1. Bắt đầu vào năm 2010 khi tình hình kinh tế chung vẫn còn rất khó khăn và các gói hỗ trợ của Chính Phủ dần kết thúc cùng lúc thị trường bất động sản trầm lắng, chính sách cắt giảm đầu tư công và hạn chế cho vay bất động sản được thực thi đã làm bộc lộ nhiều khó khăn của các DNTCXL. Điều này làm cho tỷ lệ dư nợ cơ cấu của các DNTCXL tăng rất nhanh, đạt mức rất cao 23,4% trong năm 2011. Dự kiến tỷ lệ dư nợ cơ cấu sẽ còn tăng trong năm 2012 nhưng nhiều khả năng sẽ ít thay đổi trong năm 2013. Song, tỷ lệ dư nợ cơ cấu cao này đang tiềm ẩn mức tăng tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu trong năm 2012 và các năm sau đó.
Như vậy, tuy số liệu tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong hoạt động cho vay xây lắp của Chi nhánh Sở giao dịch 1 là khá thấp. Song, tỷ lệ nợ từ nhóm 2 trở lên và tỷ lệ nợ cơ cấu không hề thấp và có xu hướng tăng trong 2 năm trở lại đây cho thấy chất
lượng hoạt động cho vay xây lắp đang giảm sút cùng với tình hình khó khăn của nền kinh tế. Đồng thời, điều đó cho thấy tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tiềm ẩn trong hoạt động cho vay xây lắp của Chi nhánh Sở giao dịch 1 giai đoạn hiện nay là không nhỏ. Đòi hỏi Chi nhánh Sở giao dịch 1 phải có những biện pháp cần thiết để kiểm soát và từng bước hạn chế tình trạng này.
2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay các doanh nghiệp thi công xây lắp tại Chi nhánh Sở giao dịch 1
2.3.1. Ưu thế của Chi nhánh Sở giao dịch 1 trong hoạt động cho vay xây lắp
So với các NHTM khác, Chi nhánh Sở giao dịch 1 nói riêng và BIDV nói chung có những ưu thế nhất định trong lĩnh vực cho vay xây lắp. Bởi tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chính là Ngân hàng cấp phát vốn xây dựng cơ bản – ngân hàng tập trung cho vay trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Trong suốt hơn 55 năm qua, hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã triển khai cho vay, hỗ trợ vốn với khối lượng rất lớn, sâu rộng đến với các DNTCXL, các chủ đầu tư các công trình góp phần quan trọng trong việc đảm bảo tiến độ thi công và đầu tư các dự án.
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã trực tiếp thực hiện nhiều dự án cho vay trong lĩnh vực xây lắp từ nhỏ đến lớn (cả về khía cạnh cho vay Chủ đầu tư cũng như cho vay Nhà thầu thi công xây lắp). Nhờ vậy, Chi nhánh Sở giao dịch 1 không những đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong hoạt động cho vay xây lắp cũng như các kiến thức về quản lý đầu tư xây dựng mà còn xây dựng được mối quan hệ truyền thống, gắn bó tốt đẹp, lâu dài với rất nhiều các Tập đoàn, Tổng công ty xây lắp lớn của đất nước như: TCT CP Vinaconex, Tập đoàn Sông Đà, TCT Xây dựng Hà Nội, TCT Lắp máy Việt Nam (LILAMA), TCT CP Constrexim Holdings, TCT Cơ khí Xây dựng (COMA) …
2.3.2. Những kết quả đạt được:
Trong những năm qua, với những nỗ lực hết mình của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã đạt được những thành
tựu rất đáng khích lệ, xứng đáng là cánh chim đầu đàn của toàn hệ thống BIDV. Về cơ bản, chất lượng và hiệu quả cho vay nói chung và hoạt động cho vay lĩnh vực xây lắp nói riêng từng bước được nâng cao.
Những kết quả đạt được thể hiện qua một số nét sau:
Thứ nhất, quy mô hoạt động cho vay xây lắp đang dần được điều chỉnh về mức hợp lý. Thực hiện theo đúng định hướng của Hội sở chính BIDV, tổng dư nợ cho vay lĩnh vực xây lắp của Chi nhánh Sở giao dịch 1 đang giảm dần về mức hợp lý (chiếm dưới 15% tổng dư nợ). Mặt khác, Chi nhánh Sở giao dịch 1 vẫn đảm bảo duy trì quan hệ tốt với các Tập đoàn, Tổng công ty xây lắp truyền thống như: Tập đoàn Sông Đà, Tổng công ty CP Vinaconex, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội... Không chỉ vậy, ngoài hoạt động cho vay lĩnh vực xây lắp, Chi nhánh Sở giao dịch 1 còn tích cực mở rộng quan hệ toàn diện, nhiều mặt về tiền gửi, dịch vụ thanh toán, bảo lãnh... và cả các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Thứ hai, cơ cấu cho vay các DNTCXL ngày càng phù hợp. Cơ cấu tín dụng được điều chỉnh theo chiều hướng tích cực. Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn ngày càng tăng, tỷ trọng dư nợ trung dài hạn giảm xuống và tập trung vào các khoản vay để nâng cao khả năng sản xuất. Nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao trách nhiệm của người vay vốn, trong những năm qua Chi nhánh Sở giao dịch 1 luôn tăng cường các biện pháp để nâng cao tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm đối với các DNTCXL, bằng nhiều hình thức như: thế chấp quyền đòi nợ khối lượng xây lắp hoàn thành, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, thế chấp tài sản của bên thứ ba (đặc biệt là của ban lãnh đạo doanh nghiệp), bảo lãnh của bên thứ ba ... Nhờ đó, tỷ trọng dư nợ cho vay có TSĐB tăng dần phù hợp với định hướng của nền kinh tế và định hướng hoạt động cho vay của ngân hàng.
Thứ ba, thu nhập từ các DNTCXL vẫn giữ được vị trí quan trọng trong tổng nguồn thu của ngân hàng (đặc biệt là hoạt động thu phí dịch vụ) trong khi quy mô tín dụng được điều chỉnh giảm. Hoạt động tín dụng hiện đang là hoạt động đem lại thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng hiện nay, trong đó có sự đóng góp của hoạt động cho vay các DNTCXL.
Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới thu nhập từ hoạt động dịch vụ mà đặc biệt là phí dịch vụ bảo lãnh. Gần như toàn bộ phí dịch vụ bảo lãnh là từ các DNTCXL. Có được nguồn thu nhập này là nhờ phần lớn vào hoạt động cho vay các DNTCXL. Việc tài trợ vốn cho các công trình thi công xây lắp là điều kiện để Chi nhánh Sở giao dịch 1 ràng buộc các DNTCXL sử dụng các sản phẩm tín dụng khác như phát hành bảo lãnh, dịch vụ thanh toán, huy động vốn, bảo hiểm... Hàng năm, hoạt động thu phí dịch vụ đem lại cho Chi nhánh Sở giao dịch 1 khoảng 140 tỷ đồng, đóng góp từ 20-25% tổng lợi nhuận. Trong đó, hoạt động thu phí bảo lãnh đóng góp khoảng 30-40 tỷ đồng/năm tương ứng với 5-10% tổng lợi nhuận năm của cả chi nhánh.
Thứ tư, thời gian xem xét khoản vay ngày càng được rút ngắn đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho khách hàng nói chung và các DNTCXL nói riêng nhưng vẫn đảm bảo các quy định của ngân hàng. Đây chính là chỉ tiêu mang tính định tính để phản ánh hiệu quả cho vay của một ngân hàng, được đánh giá qua sự hài lòng của khách hàng. Theo quy định, thời gian xét duyệt khoản vay ngắn hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ khi ngân hàng nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo quy định. Tuy nhiên, trên thực tế hầu như toàn bộ các nhu cầu vốn theo hạn mức tín dụng được Chi nhánh Sở giao dịch 1 đáp ứng ngay trong ngày hoặc ngày làm việc tiếp theo. Tuy nhiên, việc cho vay vẫn tuân thủ theo đúng các quy định về cho vay nói chung và về cho vay lĩnh vực xây lắp nói riêng của BIDV.
Thứ năm, đã ban hành quy trình cho vay các DNTCXL và chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ.Dù còn đôi chỗ thiếu sót và chưa phù hợp với thực tế nhưng BIDV đã ban hành quy trình cho vay các DNTCXL. Đó chính là cái khung để các CBTD/QHKH có định hướng trong việc cho vay các DNTCXL. Trên cơ sở quy trình cho vay của BIDV, Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã sửa đổi, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình triển khai thực tế tại chi nhánh.
Bên cạnh đó, nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng CBTD/QHKH, Ban lãnh đạo Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã nghiên cứu, tổ chức các cuộc thi CBTD giỏi, xây dựng bộ bài giảng về cho vay lĩnh vực xây lắp, các buổi trao đổi nghiệp
vụ … nhằm tạo cơ hội để CBTD/QHKH có điều kiện trau dồi, nâng cao kiến thức về hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay xây lắp nói riêng.
2.3.3. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân
So với các Chi nhánh cũng như các NHTM khác trên cùng địa bàn, những kết quả mà Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã đạt được có thể đánh giá ở mức khá cao. Tuy nhiên, với những tiềm năng và thế mạnh sẵn có, Chi nhánh Sở giao dịch 1 hoàn toàn có thể gặt hái nhiều thành công hơn nữa.
2.3.2.1. Những hạn chế còn tồn tại:
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua đối với hoạt động cho vay các DNTCXL, Chi nhánh Sở giao dịch 1 cũng vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Cụ thể:
Thứ nhất, chưa khai thác hết tiềm năng khách hàng hiện có và chưa chú trọng công tác tiếp thị khách hàng mới. Với nền khách hàng sẵn có rất tốt gồm có nhiều Tập đoàn, Tổng công ty xây dựng lớn của đất nước, Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã làm tốt nhiệm vụ cung ứng các sản phẩm đảm bảo tiến độ, chất lượng cho khách hàng. Tuy nhiên, trên thực tế nhóm khách hàng này thường có nhu cầu rất lớn và có quan hệ tín dụng với nhiều TCTD khác nhau. Vì vậy, nếu có chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp, Chi nhánh Sở giao dịch 1 còn có thể khai thác nhiều hơn nữa tiềm năng từ nhóm khách hàng này.
Bên cạnh đó, việc mở rộng nền khách hàng bằng việc chủ động chọn lựa các khách hàng tốt cần được quan tâm hơn nữa. Hiện nay trên thị trường còn rất nhiều những khách hàng tốt, mang lại nhiều hiệu quả, lợi nhuận chưa thiết lập quan hệ tín dụng với Chi nhánh Sở giao dịch 1. Hiệu quả và chất lượng hoạt động cho vay xây lắp phụ thuộc rất nhiều vào phía khách hàng vay. Do đó, việc xây dựng được nền khách hàng tốt là cơ sở để Chi nhánh Sở giao dịch 1 nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động cho vay xây lắp nói riêng cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Thứ hai, tỷ lệ nợ từ nhóm 2 trở lên, tỷ lệ nợ cơ cấu còn cao, nguy cơ phát sinh