[Bảng 2.2] Kết quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh Sở giao dịch 1
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Giá trị Giá trị %TT Giá trị %TT Giá trị %TT
1.Cho vay ngắn hạn 2,608,614 2,905,922 11% 3,051,445 5% 3,616,067 19%
2.Cho vay TDH TM 1,097,818 3,057,424 179% 4,050,070 32% 4,740,493 17%
3.Cho vay đồng tài trợ 2,442,595 2,295,712 -6% 1,760,717 -23% 1,496,141 -15%
4.Cho vay KH NN 16,610 950 -94% 0 0
5.Cho vay ủy thác, ODA 276,408 254,513 -8% 196,887 -23% 159,521 -19%
Tổng cộng 6,442,045 8,514,520 32% 9,059,118 6% 10,012,222 11%
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Chi nhánh Sở giao dịch 1
Về quy mô tín dụng:
Trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của BIDV Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã hết sức tích cực khai thác thị trường để tăng trưởng quy mô tín dụng đồng thời đa dạng hoá các hình thức cho vay và các hoạt động khác của ngân hàng nhằm khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh trên địa bàn. Tổng dư nợ của Chi nhánh Sở giao dịch 1 liên tục tăng trưởng cho thấy quy mô tín dụng của chi nhánh ngày càng được mở rộng. Cụ thể:
Đơn vị: Triệu đồng
Trong năm 2008, do nền kinh tế bắt đầu bước vào cuộc khủng hoảng kinh tế, giá cả thị trường biến động mạnh, lạm phát tăng cao. Do vây, NHNN Việt Nam đã áp dụng chính sách tín dụng thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Vào thời điểm cuối năm 2008, lãi suất cho vay của các NHTM tăng lên trên 21%/năm tạo ra nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Khi đó, tổng dư nợ của Chi nhánh Sở giao dịch 1 đạt mức 6,442 tỷ đồng, với mức dư nợ bình quân năm trên 6,000 tỷ đồng. Trước tình hình khó khăn của nền kinh tế, đầu năm 2009 Chính Phủ đã áp dụng nhiều biện pháp kích cầu như 2 gói hỗ trợ lãi suất 4%/năm và 2%/năm nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tạo tiền đề để nền kinh tế chống lại sự suy giảm. Do vậy,tổng dư nợ của Chi nhánh Sở giao dịch 1 trong năm 2009 đã có sự tăng trưởng đáng kể (tăng trưởng tới 32% so với năm 2008), đạt mức 8,514tỷ đồng. Từ năm 2010, sau khi kết thúc 2 gói hỗ trợ lãi suất của Chính Phủ,tình hình kinh tế không có nhiều thay đổi. Song tổng dư nợ của Chi nhánh Sở giao dịch 1 vẫn có sự tăng trưởng ở mức trên dưới khá an toàn: từ 5-10%/năm.
Như vậy, quy mô tín dụng của Chi nhánh Sở giao dịch 1 không ngừng tăng trưởng trong những năm gần đây, xứng đáng là một trong những đơn vị có quy mô tín dụng lớn nhất trong hệ thống BIDV cũng như so với các chi nhánh NHTM nói chung trên địa bàn Hà Nội.
Về cơ cấu tín dụng:
Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn cho vay:
[Biểu đồ 2.4] Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn cho vay của CN Sở giao dịch 1
Trong các năm qua, tuy luôn cố găng điều chỉnh tỷ lệ dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ cho phù hợp với cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn, song tỷ lệ dư nợ TDH của Chi nhánh Sở giao dịch 1 luôn chiếm trên 50% tổng dư nợ. Đặc biệt, năm 2009 tỷ trọng dư nợ TDH tăng mạnh từ 52% năm 2008 lên mức 63% tổng dư nợ và duy trì tỷ trọng này đến nay. Nguyên nhân của tình trạng này là do Chi nhánh Sở giao dịch 1 thường được Hội sở chính BIDV giao nhiệm vụ giải ngân cho các dự án đầu tư lớn, trọng điểm của quốc gia. Mặt khác, khách hàng của Chi nhánh Sở giao dịch 1 đa phần là các Tập đoàn, Tổng công ty lớn của đất nước có nhu cầu tín dụng TDH rất lớn. Chẳng hạn, trong năm 2009 Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã tài trợ 1,500 tỷ đồng cho dự án đầu tư mạng viễn thông 3G của Tập đoàn Viettel. Chính vì vậy, tỷ trọng dư nợ TDH/tổng dư nợ của Chi nhánh Sở giao dịch 1 năm 2009 có sự thay đổi đột biến so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, tỷ trọng cho vay TDH duy trì ở mức cao giúp đảm bảo thu nhập của Chi nhánh Sở giao dịch 1.
Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế:
Trong giai đoạn 2008-2011, Chi nhánh Sở giao dịch 1 tập trung cải thiện cơ cấu theo hướng tăng dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cụ thể tỷ lệ dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sự thay đổi từ 37,05% (năm 2008), đến 53,81% (năm 2009 là) và đến năm 2011 là 73,11%.
[Biểu đồ 2.5] Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế của CN SGD1
Cơ cấu tín dụng theo tài sản bảo đảm:
Tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm của Chi nhánh Sở giao dịch 1 được cải thiện từ mức 42% năm 2008 lên mức 58-60% trong năm 2009-2010 và giảm trong năm 2011 (51%). Một trong các nguyên nhân dẫn đến việc tỷ lệ cho vay có TSBĐ năm 2011 giảm nhẹ so với năm 2010 là do Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân (bán lẻ) theo chỉ đạo của Hội sở chính trong giai đoạn chuẩn bị cổ phần hóa. Có thể kể đến một vài sản phẩm tín dụng không có TSBĐ như: thấu chi tài khoản tiền gửi, phát hành thẻ visa… mà nguồn trả nợ từ lương hàng tháng của khách hàng được đổ qua tài khoản tại BIDV. Tuy nhiên nhìn chung, tỷ lệ dư nợ có TSBĐ trên tổng dư nợ của Chi nhánh Sở giao dịch 1 có xu hướng tăng nhất là trong điều kiện tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh Sở giao dịch 1 không ngừng tăng trưởng.
[Biểu đồ 2.6] Cơ cấu tín dụng theo tài sản bảo đảm của CN SGD1
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Chi nhánh Sở giao dịch 1 Cơ cấu cho vay kế hoạch Nhà nước:
Phù hợp với sự thay đổi của diễn biến nền kinh tế, tỷ trọng cho vay theo chỉ định của Nhà nước giảm mạnh từ 12.2% trong năm 2004 giảm, đến năm 2010 Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã không còn dư nợ cho vay theo chỉ định của Nhà nước.
Nhìn chung, cơ cấu tín dụng của Chi nhánh Sở giao dịch 1 tương đối phù hợp với diễn biến thị trường kinh tế trong các năm qua
Về chất lượng tín dụng:
Hệ số an toàn vốn:
Trên cơ sở hệ số an toàn vốn và tỷ lệ về khả năng chi trả của hệ thống, hàng năm, hội sở chính BIDV tính toán, giao tỷ lệ an toàn vốn cho các chi nhánh thông qua hệ số Q - thực chất là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động; hệ số này được BIDV áp dụng là một trong các tiêu chí xếp hạng các chi nhánh từ năm 2009.
Theo thông tư 13/2010/TT – NHNN ngày 20/05/2010 của NHNN, tỷ lệ cấp tín dụng từ với nguồn vốn huy động duy trì ở mức 80% đối với các NHTM và 85% đối với các TCTD phi ngân hàng.
Với tiềm năng sẵn có, Chi nhánh Sở giao dịch 1 luôn tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn, đảm bảo an toàn hệ thống, không những duy trì hệ số Q ở mức thấp mà còn thường được giao nhiệm vụ gánh vác, hỗ trợ các chi nhánh có nền vốn yếu hơn.
[Bảng 2.3] Hệ số an toàn vốn của Chi nhánh Sở giao dịch 1
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Hệ số Q 0.40 0.43 0.59 Hệ số Q được HSC giao 0.45 0.59 0.64
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Chi nhánh Sở giao dịch 1
Như vậy, hệ số an toàn vốn của Chi nhánh Sở giao dịch 1 luôn đảm bảo đáp ứng quy định của NHNN cũng như của BIDV.
Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ:
Nợ quá hạn là những khoản nợ mà khách hàng chưa trả hết nợ khi đến hạn. Đây là chỉ tiêu khó tránh khỏi trong hoạt động Ngân hàng. Nguyên nhân xảy ra nợ quá hạn có thể do yếu tố chủ quan xuất phát từ phía khách hàng vay, cũng có thể do yếu tốt khách quan xuất phát từ các yếu tố bên ngoài dẫn tới nguồn trả nợ bị chậm hơn dự kiến. Tại Chi nhánh Sở giao dịch 1, nguyên nhân nợ quá hạn chủ yếu do
dòng tiền của khách hàng vay về chậm hơn kế hoạch.
[Biểu đồ 2.7] Tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh SGD1
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Chi nhánh Sở giao dịch 1
Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu mang tính thời điểm. Tuy nhiên, nhìn chung nợ quá hạn phát sinh tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 trong những năm gần đây là không đáng kể. Thông thường, căn cứ trên dòng tiền trả nợ thực tế của DN, Chi nhánh Sở giao dịch 1 sẽ cơ cấu/gia hạn khoản nợ đến hạn của DN cho phù hợp. Do vậy, trên thực tế tỷ lệ nợ quá hạn thường rất thấp.
Xét theo kỳ hạn vay: Toàn bộ dư nợ quá hạn tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 đều là nợ vay ngắn hạn. Đây là các khoản vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày, nguồn trả nợ vay của các khoản vay ngắn hạn là từ nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với các DNTCXL, nguồn thu phụ thuộc vào nguồn tiền thanh toán khối lượng hoàn thành của chủ đầu tư/nhà thầu chính cho các DNTCXL.
Xét theo số ngày quá hạn: Toàn bộ dư nợ quá hạn tại Chi nhánh Sở giao dịch đều có thời gian quá hạn < 90 ngày (trên thực tế, số ngày quá hạn thường ≤ 30 ngày). Thời gian quá hạn của các khoản vay ngắn như vậy do bản thân doanh nghiệp rất thiện chí và có khả năng trả nợ ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ:
Hiện tại ở Việt Nam, việc phân loại nợ thực hiện chủ yếu theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, theo đó nợ tín dụng ngân hàng được chia
làm 5 nhóm, nợ xấu là các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Cụ thể:
- Nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3): Là các khoản nợ mà tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
- Nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4): là các khoản nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao.
- Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5): là các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi, mất vốn.
Nợ xấu là các khoản nợ vay được xếp vào nợ nhóm 3, 4, 5 theo Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN. Hiện tại, BIDV nói chung và Chi nhánh Sở giao dịch 1 nói riêng đang áp dụng cách phân loại nợ theo quy định tại điều 7 Quyết định nói trên. Theo đó, việc phân loại nợ căn cứ theo kết quả từ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
Theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV, các khoản cho vay được đánh giá và phân loại dựa trên các yếu tố định tính và định lượng. BIDV thực hiện xếp hạng khách hàng thông qua việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Tùy theo tổng số điểm đạt được mà mỗi khách hàng sẽ được phân vào 1 trong 10 nhóm khách hàng tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau. Cụ thể:
[Bảng 2.4] Các nhóm khách hàng theo Hệ thống XHTDNB TT Mức điểm Xếp loại Nhóm nợ Định hướng quan hệ tín dụng
1 90 – 100 AAA 1 Phát triển 2 83 – 90 AA 3 77 – 83 A 4 71 – 77 BBB 5 65 – 71 BB 6 59 – 65 B 3 7 53 – 59 CCC 8 44 – 53 CC
Không thiết lập quan hệ
10 <35 D 5
Nguồn: Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam Chi nhánh Sở giao dịch 1
Trên cơ sở phân nhóm khách hàng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chi nhánh Sở giao dịch 1 thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của NHNN.
Hiện tại BIDV nói chung và CN Sở giao dịch 1 nói riêng đang áp dụng phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định 493, xếp nhóm nợ theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Trên thực tế, trong một số trường hợp cách phân loại nợ như trên có một số khác biệt so với việc phân loại nợ dựa trên tuổi nợ (theo Điều 6 Quyết định 493). Chẳng hạn, theo Điều 6 Quyết định 493, một khoản nợ đã được cơ cấu/gia hạn nợ 2 lần sẽ được phân vào nợ nhóm 4. Tuy nhiên, nếu phân loại theo Điều 7 thì có thể vẫn được phân vào nợ nhóm 2 hoặc thậm chí là nhóm 1. Chính vì vậy, hiện tại tỷ lệ nợ xấu của một ngân hàng sẽ có thể có sự chênh lệch nhau khá lớn tùy vào cách phân loại nợ theo Điều 6 hay theo Điều 7 Quyết định 493.
Nợ xấu là nhóm dư nợ tiềm ẩn rủi ro cao và làm cho chi nhánh phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của NHTM. Đây là nhóm nợ mà chi nhánh cần tập trung để thu hồi dứt điểm. Nợ xấu phát sinh khi các doanh nghiệp rơi vào tình trạng kinh doanh khó khăn, doanh thu giảm ở mức lớn, các khoản phải thu khó thu hồi, … ảnh hưởng đến năng lực tài chính của doanh nghiệp và khả năng trả nợ ngân hàng.
[Biểu đồ 2.8] Tỷ lệ nợ xấu, nợ nhóm 2 của CN SGD1
Có thể thấy rằng tỷ lệ nợ xấu tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 những năm vừa qua rất thấp, chỉ dưới 2,5% tổng dư nợ và có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào chỉ tiêu nợ xấu để đánh giá về chất lượng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 thì sẽ là chưa đầy đủ. Nguyên nhân là do hiện tại vẫn đang tồn tại sự khác biệt trong cách thức phân loại nợ theo Điều 7 và Điều 6 Quyết định 493 dẫn đến các số liệu về nợ xấu của các ngân hàng là chưa đồng nhất.
Do vậy, để có thể đánh giá một cách chính xác hơn chúng ta cần xem xét tổng thể cả 3 chỉ tiêu: tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ từ nhóm 2 trở lên và chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn.
Có thể thấy rằng tỷ trọng nợ xấu và nợ nhóm 2 trong tổng dư nợ của Chi nhánh Sở giao dịch 1 giảm dần trong giai đoạn năm 2008 - 2010, nhưng lại tăng trở lại trong năm 2011. Nguyên nhân là do đến năm 2011, khi các gói hỗ trợ lãi suất của Chính Phủ đã kết thúc, các doanh nghiệp mới bộc lộ hết những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ năm 2008. Theo số liệu tạm tính đến 30/09/2012 tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 của Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã tăng lên trên 13% tổng dư nợ. Như vậy, có thể thấy rằng cùng với tình trạng khó khăn của nền kinh tế, chất lượng hoạt động tín dụng của Chi nhánh Sở giao dịch 1 phần nào đó đã có sự giảm sút. Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 trở lên của Chi nhánh Sở giao dịch 1 đã tăng lên gần gấp đôi, từ 6,3% năm 2010 đến 11,7% trong năm 2011.
[Biểu đồ 2.9] Tỷ lệ nợ cơ cấu của Chi nhánh Sở giao dịch 1
Về nợ cơ cấu, tỷ lệ nợ cơ cấu của Chi nhánh Sở giao dịch 1 cũng có sự thay đổi khá tương đồng với tỷ lệ nợ từ nhóm 2 trở lên. Cụ thể, tỷ lệ nợ cơ cấu của Chi nhánh Sở giao dịch 1 tuy giảm từ 18,5% trong năm 2008 xuống 15,6% trong năm 2009 song lại tăng trở lại từ năm 2010, đạt giá trị 21,7% tại thời điểm cuối năm 2011. Điều này cũng có thể được giải thích bởi trong năm 2008 nền kinh tế Việt