SỰ SỬ DỤNG TỪ LÁY TRONG “TRUYỆN KIỀU” BẢN DỊCH TIẾNG TÀY
3.2.2. Giá trị của các từ láy trong bản dịch
3.2.2.1. Các từ láy với vai trò khắc hoạ hình tƣợng nhân vật
Theo lí thuyết giao tiếp, bất kì diễn ngôn nào cũng có chức năng phản ánh điều mà ngƣời nói đề cập đến. Nói đến giá trị của từ láy trong tác phẩm là giá trị khắc hoạ hình tƣợng, nhằm phục vụ các dụng ý nghệ thuật nhà thơ.
Trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, đối tƣợng đƣợc phản ánh rất phong phú và đa dạng. Bằng các từ ngữ chọn lọc, chính xác, gợi tả thế giới nhân vật, những chân dung điển hình cho mọi tầng lớp trong xã hội phong kiến đƣợc khắc họa rõ nét. Ngƣời đọc không quên đƣợc hành động gian giảo của Sở Khanh qua từ “lẻn” hay cái vô học của Mã Giám Sinh qua hành vi “ngồi tót sỗ sàng”… Với những từ ngữ đƣợc sử dụng rất tinh tế, gợi
ra những nét nghĩa cụ thể, phản ánh đúng bản chất của sự vật, hiện tƣợng có tác dụng tích cực trong việc miêu tả toàn bộ đời sống bên trong và bên ngoài của nhân vật.
Trong bản dịch ra tiếng Tày của “Truyện Kiều”, dịch giả Thân Văn Lƣ cũng đã rất dụng công trong việc tìm những từ ngữ thật chính xác và gợi tả nhằm chuyển tải đƣợc ý và tình của nguyên tác.
Với tƣ cách là phƣơng tiện miêu tả, khắc họa thế giới nhân vật, các từ láy trong bản dịch đã đƣợc dịch giả vận dụng có hiệu quả, góp phần khắc hoạ rõ hơn, sinh động hơn hình tƣợng các nhân vật. Đó là:
Nhân vật Thuý Kiều:
Trong tác phẩm, Thuý Kiều là nhân vật chính - hình tƣợng trung tâm của tác phẩm có cuộc đời kéo dài theo suốt chiều tác phẩm, đón nhận tất cả mọi biến động của cuộc sống, chịu bao nỗi đắng cay, tủi nhục. Trong nguyên tác là vậy. Và để chuyển tải đƣợc hình tƣợng Thuý Kiều từ nguyên tác sang bản dịch bằng tiếng Tày, ngoài việc để bám sát nghĩa để dịch chuẩn xác từ ngữ tiếng Việt sang tiếng Tày nhằm đảm bảo hình tƣợng nhân vật này vẫn đƣợc hình dung nhƣ nguyên tác, thì bên cạnh đó, dịch giả Thân văn Lƣ đã dùng nhiều từ láy tiếng Tày nhằm mục đích khắc hoạ rõ hơn, giúp cho cộng đồng ngƣời Tày thấy nhân vật gần gũi và sâu sắc hơn.
Trong bản dịch “Truyện Kiều”, điều đáng nói ở đây, đó là sự vận dụng tài tình, linh hoạt các từ láy (với những số lần dùng khác nhau) để tả Kiều. Việc sử dụng các từ láy trong diễn đạt nhƣ vậy, ít nhiều cho ta thấy dụng ý của dịch giả trong việc phản ánh đời sống bên ngoài và đời sống nội tâm của nhân vật. Xét về ngữ nghĩa và hiệu quả của việc sử dụng các từ láy trong việc miêu tả nhân vật Kiều, có thể chia ra thành hai nhóm cơ bản: nhóm từ láy miêu tả ngoại hình và nhóm từ láy miêu tả tâm trạng.
Về ngoại hình: Với số từ láy tuy không nhiều (vì nhân vật đƣợc miêu tả mang tính ƣớc lệ, tƣợng trƣng) nhƣng cũng đủ đem lại cho độc giả những thông tin về một Thúy Kiều tài năng và xinh đẹp:
Thúy Kiều gẳng sặt là đây quả (Thúy Kiều quả thật là ngƣời đẹp)
Sắc kin nhất, tài đành mì nhỉ (Thứ nhất kể sắc, thứ hai kể tài)
Mốc thông tỏ tự ý bân păn (Là ngƣời sáng dạ bẩm sinh)
Pác pi dú chang tởi cần là ( Trăm năm trong cõi đời ngƣời )
Tài vạ mỉnh khẻo là xung khắc ( Tài với mệnh khéo là xung khắc)... Với đặc trƣng ý nghĩa của từ láy là miêu tả tính chất, đặc điểm, thuộc tính… của đối tƣợng, sự vật, sự việc trong thế giới khách quan, có thể vừa gợi lên hình ảnh khái quát, vừa gợi cho ngƣời đọc hình dung một cách rõ ràng. Đặc điểm ấy đƣợc dịch giả vận dụng rất có hiệu quả trong miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật. Từ láy doảng doảng (thƣớt tha) trong câu thơ:
Cách tường đảy buổi phạ ún đây Cốc tào ngàu cần pây doảng doảng
(Cách tƣờng đƣợc buổi ấm trời ) Dƣới cây đào bóng ngƣời thƣớt tha)
đã gợi cho độc giả hình dung về dáng đi mềm mại, thƣớt tha, uyển chuyển của Thúy Kiều.
Thực chất bản thân từ láy doảng doảng đã mang nét nghĩa khái quát: chỉ sự mềm mại, thƣớt tha…, nhƣng với sự khéo léo, tài tình khi sử dụng kết hợp với các đơn vị ngôn ngữ khác trong câu càng khắc họa rõ nét hơn về dáng đi của Thúy Kiều - ngƣời thiếu nữ đẹp, đài các trong cái nhìn đầy thiện cảm, yêu thƣơng của Kim Trọng.
Qua hình dáng ấy, còn nói lên những truân chuyên trong cuộc đời Kiều: khi thì (pây) doảng doảng (đi thƣớt tha), khi thì (pây) đỏi đỏi (đi
thoăn thoắt). Ở mỗi một câu thơ, mỗi dáng đi đều mang những giá trị biểu cảm rất riêng:
Sluổn khuya hác lẻn mà đỏi đỏi (Đêm khuya một mình thoăn thoắt)
Từ láy đỏi đỏi gợi lên một dáng đi vội vã, chủ động của nàng Kiều đến với tình yêu.
Khi thì tựt từ (dùng dằng) vừa muốn bƣớc chân, vừa muốn dừng lại, vừa thể hiện sự không dứt khoát, sự lƣỡng lự đắn đo trong cả hành động và suy tƣ.
Về nội tâm: So với số từ láy miêu tả ngoại hình nhân vật thì nhóm từ
miêu tả nội tâm chiếm số lƣợng lớn nhất. Chúng đƣợc dùng để diễn tả đƣợc các trạng thái tâm lí của Kiều theo những biến cố quan trọng xảy ra trong suốt 15 năm lƣu lạc.
Ở các phƣơng diện miêu tả khác nhau, hệ thống từ láy mà dịch giả sử dụng đã thể hiện đƣợc đa dạng các giá trị ngữ nghĩa trong câu. Bằng việc khai thác ƣu thế của từ láy tạo các hình ảnh cụ thể, dịch giả đã giúp cho ngƣời đọc có đƣợc nhận thức đầy đủ về diễn biến tâm lí của Kiều trong các hoàn cảnh khác nhau. Ngƣời đọc hiểu và đồng cảm, xót thƣơng cho số phận của ngƣời phụ nữ nhan sắc, tài ba nhƣng lại gặp nhiều bất hạnh khổ đau.
Khi nói đến sự trôi nổi không định hƣớng của cuộc đời Kiều, dịch giả đã sử dụng từ láy phùng phàng:
Phận bèo bấu ngại răng nặm vận
Phùng phàng tầư cụng vận phùng phàng
(Phận bèo, không ngại gì nƣớc sa; Lênh đênh ở đâu vần là lênh đênh )
Cách kết hợp ý nghĩa của từ láy phùng phàng ở vị trí đầu và cuối câu nhƣ vậy không những có giá trị gợi hình ảnh cụ thể về những thân phận chìm nổi mà còn thể hiện tâm thế làm chủ trƣớc hoàn cảnh thực tại của Kiều.
Với các từ láy bàng hoàng (sững sờ, thảng thốt), ràu rạy (rầu rĩ), luây loác (lã chã, tràn trề, đầm đìa), vuồn vạ (buồn bã)…, đã giúp diễn đạt tinh tế các sắc thái biểu cảm trong tâm trạng của Kiều. Câu thơ:
Tẻo càng thêm bàng hoàng slim slẩy
( Lại càng thảng thốt con tim)
Tẻo càng thêm ràu rạy bjoóc hoa
( Lại thêm rầu rĩ mặt hoa)
Mốc slẩy khát nặm tha luây loác ( Ruột gan tan nát, lệ rơi tràn trề)
Slắng căn nặm tha luây dẳc dạy
Nặm tha nàng càng dẳc dạy luây
(Dặn nhau nƣớc mắt chảy dằng dặc Nƣớc mắt nàng càng lã chã rơi)…
Các từ láy đó không chỉ có giá trị trong việc tả vẻ ngoài rầu rĩ, nƣớc mắt đầm đìa, mà còn đồng thời lột tả tâm trạng của nhân vật: xúc động, đồng cảm với ngƣời ca kĩ Đạm Tiên và thƣơng xót cho chính tình cảnh của mình.
Với từ láy ngạu rạu trong câu:
Tứ nẩy pây lìa khói song thân Dòn phân đét que cần ngạu rạu
(Từ nay xa cách song thân
Dầm mƣa nắng quê ngƣời, cút côi)
Đây là từ láy vừa giàu giá trị tạo hình, vừa mang sắc thái biểu cảm: tình cảnh côi cút, cô độc, thân phận yếu ớt; nỗi tủi phận, sự ngóng trông mòn mỏi, xót xa khi Kiều đang phải ở nơi xứ ngƣời, xa gia đình, ngƣời thân.
Khi nói về tâm trạng đau đớn, ê chề, xót xa… những khi Kiều phải tiếp khách ở lầu xanh, dịch giả đã dùng từ láy cành cạch trong câu:
Nàng lẻ đỉn cành cạch đua tiên
(Nàng đau đớn, giãy giụa ngay trong cả giấc mơ đẹp)
“Cành cạch” là một từ láy vần - kiểu cấu tạo ít dùng trong tiếng Tày, đã đƣợc dịch giả sử dụng để lột tả hình ảnh Kiều bị Tú Bà xúc phạm. Sự lăng mạ, xỉ nhục đó khiến Kiều đau đớn, dằn vặt… và điều đó đi vào cả trong giấc mơ.
Có thể thấy, trong bản dịch, dịch giả đã sử dụng một hệ thống từ láy phong phú có khả năng miêu tả đời sống tâm hồn, tình cảm và các diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật. Và ở các vị trí khác nhau, các phƣơng tiện miêu tả khác nhau hệ thống từ láy trong bản dịch đã phát huy đƣợc các ƣu thế của mình trong khắc họa chân dung nhân vật Thúy Kiều. Với 67 lƣợt sử dụng từ láy, chân dung nhân vật Thuý Kiều đã đƣợc khắc hoạ rõ nét: ngƣời phụ nữ nhan sắc tài hoa, gặp nhiều bất hạnh, chịu đựng nhiều đau khổ về thể xác và tinh thần. Điều đó cũng nói lên: dịch giả là ngƣời am hiểu sâu sắc tiếng nói của dân tộc Tày nên đã phát huy đƣợc tác dụng ngữ nghĩa và hiệu quả sử dụng của từ láy trong việc phản ánh đời sống nội tâm và tình cảnh thực tế bên ngoài của nhân vật. Và đã thực sự phát huy đƣợc giá trị của từ láy khi là phƣơng tiện ngôn ngữ trong miêu tả, khắc họa hình tƣợng nhân vật.
Nhân vật Từ Hải:
Trong “Truyện Kiều”, Thúy Kiều và Từ Hải là những nhân vật trung tâm, chính diện. Trong quan niệm về cuộc sống: Thúy Kiều là bản thân của cuộc sống và Từ Hải là ƣớc mơ về cuộc sống. Từ Hải là hiện thân của sự chung thủy, của nhân ái, của sự tôn trọng phẩm giá con ngƣời.
So với Thuý Kiều, Từ Hải là con ngƣời mạnh mẽ, luôn cƣời to, tự tin về sức mạnh của mình.
Nếu nhƣ cả cuộc đời Kiều lúc nào cũng đẫm nƣớc mắt, đƣợc dịch giả Thân Văn Lƣ khắc hoạ bằng các từ láy: dặc dạy, loác loác (nƣớc mắt rơi lã
chã, tràn trề), thì Từ Hải đƣợc dịch giả khắc hoạ bằng những từ láy rủng roàng (sáng sủa), ồm ồm (rầm rầm)…
Về ngoại hình vóc dáng của Từ Hải, trong nguyên tác, Nguyễn Du tả:
Đường đường một đấng anh tài
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao.
Với đặc điểm ngoại hình ấy, trong bản dịch ra tiếng Tày, nhân vật Từ Hải cũng đƣợc khắc họa rõ nét:
Mủng đường đường vần đấng anh hào Côn quyền híu, lược thao tài giỏi
Khuân chầu na, càng én, mủn slưa Đang slíp xích, bá vừa cháp nấng
(Nhìn đàng hoàng một đấng anh hào Côn quyền điêu luyện, có tài lƣợc thao Mày quắc thƣớc, hàm én, râu hùm Thân cao mƣời thƣớc, vai rộng tính sải)
Có thể coi từ láy đường đường đƣợc nhắc lại trong bản dịch có thể coi là hiện tƣợng vay mƣợn từ của tiếng Việt, nhƣng dụng ý và tính chất láy hoàn toàn ở đây lại khác. Bằng cách láy lại hai lần tiếng đường đường, dịch giả đã nhấn mạnh, khắc sâu tƣ thế hiên ngang, đƣờng bệ, cao to sừng sững của nhân vật, một biểu tƣợng của khát vọng tự do bất khuất, của công lí và của chiến thắng.
Từ Hải trong con mắt của Kiều, sau một năm xa cách, cũng vẫn hiện lên với vẻ sáng tƣơi, đƣờng bệ. Từ láy rủng roàng trong câu thơ sau đã gợi lên ấn tƣợng đó:
Từ khuý mạ rẳp mẩng noọc tu, Nả rủng roàng pền vua pền tướng
Mặt rạng rỡ nhƣ vua, nhƣ tƣớng). Ngƣời anh hùng khi nổi giận thì thét vang:
Từ công tỉnh phuối quá cón lăng Liện slính khửn ồm ồm đăng phjét
(Từ nghe qua câu chuyện trƣớc sau Liền nổi giận đùng đùng sấm sét)
Việc sử dụng từ láy slán slác đã diễn tả nỗi khiếp sợ của kẻ thù trƣớc hình ảnh ngƣời anh hùng đƣờng bệ:
Nhìn quân uỷ đich xiêuslán slác
(Nghe thấy chàng, kẻ thù tan tác)
Oai phong, mạnh mẽ là vậy, nhƣng khi yêu con ngƣời này cũng rất tha thiết, say mê qua sự diễn tả bằng các từ láy nắc na nắc niểu:
Chử tình thêm nắc na nắc niểu
(Chữ tình càng sâu sắc nồng nàn)
Các từ láy ồm ồm, nắc na, nắc niểu đã khắc hoạ rõ nét những tính cách đối lập đó trong một con ngƣời Từ Hải.
Khí phách hiên ngang của Từ Hải đặc biệt nổi bật khi chàng phải chết đứng do lỗi lầm cả tin của Kiều cùng lời khuyên ngây thơ của nàng. Câu thơ:
Tức thâng khoăn slán pải mừa bân, Nhằng dặng dổc bấu nâng bấu slảng
(Đánh đến khi hồn thoát lên trời
Ngƣời còn đứng trơ trơ không lay không động)
Hăn Từ dặng dộc hin kén các
( Thấy Từ sừng sững nhƣ đá rất cứng)
Các từ dặng dổc, kén các đã giúp khắc họa khí phách của ngƣời anh hùng thừa sức mạnh nhƣng đã sa cơ nhƣng còn giữ lại khí phách hiên ngang bất khuất.
Trong bản dịch, với số lƣợng từ láy tuy không nhiều nhƣng dịch giả cũng đã rất thành công trong khắc họa rõ nét hình tƣợng nhân vật Từ Hải. Hình ảnh tƣợng trƣng cho hình tƣợng nhân vật hùng ca, cho khát vọng chung của thời đại…
Nhân vật Mã Giám Sinh:
Trong nguyên tác, đây là nhân vật đƣợc Nguyễn Du khắc họa khá rõ nét bằng những từ láy nhẵn nhụi, bảnh bao, sỗ sàng của tiếng Việt:
về ngoại hình: “mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao” về cử chỉ: “ngồi tót sỗ sàng” ...
Trong bản dịch, nhân vật Mã Giám Sinh vẫn đƣợc dịch giả chuyển dịch một cách trung thành với tất cả những đặc điểm ngoại hình, nội tâm. Điểm nổi bật trong khắc họa nhân vật này ở bản dịch là tính cách đê tiện, bỉ ổi... tiềm ẩn bên trong con ngƣời này đƣợc phơi bày.
Mã Giám Sinh xuất hiện và tìm đến nhà Kiều với tƣ cách ngƣời giầu đi hỏi vợ thiếp. Tuy nhiên, trong cuộc hỏi này nhân vật cũng đã bộc lộ rõ sự tầm thƣờng và khả ố: “Trong tay sẵn có đồng tiền”, hắn đã thực hiện đƣợc âm mƣu mua Kiều về làm gái lầu xanh. Trong bản dịch, những câu thơ tả trực tiếp Mã Giám sinh bằng các từ láy trong nguyên tác đã đƣợc chuyển dịch bằng những tính từ thông thƣờng:
Slấy tở kẻo nhúc nhác khảu pây
(Thầy, tớ kéo rối rít đi vào).
Ở đây, việc sử dụng từ láy nhúc nhác của bản dịch đã nói đúng hơn về tình cảnh lộn xộn, rối ren của đám thầy tớ so với từ “xôn xao” của nguyên bản.
Đằng sau việc ấy, chân dung của tay lái buôn hiện lên rõ mồn một, còn cƣới hỏi chỉ là bức bình phong:
Từ rềnh rệch ( với nghĩa: lôi rầm rầm, xềnh xệch) đã nói lên tất cả: đây không phải là cảnh đón dâu, đây là hành động rất thô lậu, thiếu văn hoá của những kẻ đi buôn ngƣời.
Và để vạch ra chân tƣớng kẻ đi buôn ngƣời kiếm tiền của Mã Giám sinh, dịch giả đã dùng từ láy kì kèo trong câu thơ:
Kì kèo bưởng lao thiệt, bưởng hơn.
Từ kì kèo làm toát lên hành động ti tiện: tính toán hơn thiệt ngay cả khi đi hỏi vợ…? Quả là nhƣ vậy: rõ ràng đây là hành động của kẻ buôn ngƣời kiếm lời.
Không chỉ vậy, những mƣu mô toan tính thiệt hơn, sự bẩn thỉu trong con ngƣời họ Mã, còn đƣợc dịch giả khắc họa rõ hơn với từ láy lặc lịn trong câu thơ:
Lặc lịn lừa lảo vả vàm tăn,
Kỉ lai cụng cặn ngần dầy né
(Lƣỡi đƣa đẩy biến báo trong mồm, Bao nhiêu cũng bấy nhiêu tiền thế thôi).
Ở câu thơ cho thấy cách dùng từ rất đặc biệt của dịch giả: với các từ láy đôi và bốn lần lặp lại phụ âm l. Hiện tƣợng ngôn ngữ này trong tiếng Tày vừa gợi ra hình ảnh rất đỗi tởm lợm của tên lừa bịp qua việc mô tả về sự uốn éo lừa lọc của “cái lƣỡi không xƣơng”, vừa lột tả sự tính toán thiệt hơn, vừa bộc lộ sự thèm muốn xác thịt của tên sở khanh họ Mã.
Bằng việc sử dụng các từ láy rất sinh động, mỗi từ láy không phải chỉ có thể tả vẻ bề ngoài mà nó còn hàm chứa sự bình giá của dịch giả nhằm hé lộ bản chất bên trong con ngƣời nhân vật: Một kẻ có học mà nhƣ vô học, tƣởng đứng đắn mà đầy khả nghi..., một tay lái buôn đặc biệt (buôn ngƣời) và dã man tàn nhẫn (buôn bán trên thân xác phụ nữ).
Nhân vật Thúc sinh:
Theo cách phân loại các nhân vật trong “Truyện Kiều” của các nhà nghiên cứu văn học thì đây là nhân vật trung gian. Thúc Sinh là một trong ba ngƣời đàn ông giữ vai trò chính trong đời Kiều, nhƣng lại là ngƣời vô tích sự nhất.
Nhìn vẻ bề ngoài, Thúc Sinh có diện mạo là một công tử ăn chơi hào hoa:
Bỗng mì cần làng soi du khéc
Thúc Kỳ Tâm cụng mạch thư hương