(CV) CV C C

Một phần của tài liệu phương thức láy trong tiếng tày (Trang 54 - 56)

chỉ trạng thái, tính chất ở các mức độ khác nhau (có thể là mức độ cao hoặc thấp, hoặc mang nét nghĩa mơ hồ hơn)

S (CVC) CVC - CVC chỉ hành động kém độ mạnh, giảm nhẹ và kéo dài so với đơn vị gốc

S (CVC) CVC - CVC chỉ tiếng động ở mức độ nhẹ hơn và kéo dài so với đơn vị gốc

S (CVC) CVC - CVC chỉ sự vật với số lƣợng nhiều hoặc ở phạm vi rộng, không cụ thể

(Chú thích: S là âm tiết trong đơn vị gốc; C là phụ âm; V là nguyên âm

trong âm tiết)

Trƣờng hợp 5:

ngử ngả (thơ thẩn) > ngử ngử ngả ngả (thơ thơ thẩn thẩn)

Xét cấu trúc, từ ngử ngử ngả ngả cho thấy gồm có hai thành tố là ngử ngử và ngả ngả. Dựa vào đơn vị gốc là một từ có hình thức nhƣ từ láy (ngử ngả (thơ thẩn)) để cấu tạo nên từ láy ngử ngử ngả ngả. Trong từ láy này, mỗi thành tố gồm hai từ ngữ âm - âm vị học, đƣợc tách ra và bố trí xen kẽ nhau. Các từ ngữ âm - âm vị học ở vị trí thứ hai và thứ tƣ đƣợc nhân lên, lặp lại và có hình thức hoàn toàn trùng với các từ ngữ âm - âm vị học ở vị trí thứ nhất và thứ ba của đơn vị gốc là ngử ngả (thơ thẩn). Nói cách khác: Từ láy ngử ngử ngả ngả đƣợc cấu tạo bằng hai thành tố láy lại hoàn toàn đơn vị gốc ( ngử ngả ) và đƣợc bố trí xen kẽ nhau.

Kiểu láy này dựa trên các đơn vị gốc chỉ trạng thái tính chất không ổn định (của sự vật, sự việc). Về hình thức ngữ âm: có hai thành tố, trong đó T1 có âm cuối là p (hoặc ng, n, t…), T2 có âm cuối là p (hoặc h, n, t…). Các từ láy đƣợc tạo nên cùng mang nét nghĩa khái quát: chỉ trạng thái tính chất không ổn định (quá mức bình thƣờng, kéo dài) so với nghĩa của đơn vị gốc, đồng thời còn bộc lộ thái độ, sự bình giá của ngƣời nói. Ví dụ:

búp báp (gồ ghề)

bắc bử (lắp bắp)

da duốc (thuốc thang)

đọng đạnh (õng ẹo)

hộc hạc (lấc cấc)

lằn chằn (lôi thôi)

liển lỏ (quanh quẩn)

ngọng ngạnh (ngang bƣớng)

ngùm ngoàm (lầu bầu)

nhẳm nhéc ( nhăn nhở )

nhó nhé (tấp tểnh)

pắn pé (xoắn xuýt)

rì roạt (dài ngoằng)

tụp toạp (thụp thạp) > > > > > > > > > > > > > > búp búp báp báp (gồ gồ ghề ghề) bắc bắc bử bử (lắp ba lắp bắp)

da da duốc duốc (thuốc thuốc thang thang)

đọng đọng đạnh đạnh (õng õng ẹo ẹo)

hộc hộc hạc hạc (lấc ca lấc cấc)

lằn chà lằn chằn (lôi tha lôi thôi)

liển liển lỏ lỏ (quanh quanh quẩn quẩn)

ngọng ngà ngọng ngạnh (ngang ngạnh ƣơng bƣớng)

ngùm ngùm ngoàm ngoàm (lầu bà lầu bầu)

nhẳm nhẳm nhécnhéc (nhăn nhăn nhở nhở)

nhó nhó nhé nhé (tấp ta tấp tểnh)

pắn pắn pé pé (xoắn xoắn xuýt xuýt)

rì roạt roạt (dài ngoằng ngoẵng)

tụp tụp toạp toạp (thụp thụp thạp thạp)... Sự khác biệt về nghĩa của từ láy này so với đơn vị gốc đƣợc thể hiện trong câu sau:

- Chúp hỏi phắc pjạ mẻ nhình tốp tụp toạp. ( Nón cài bao dao của phụ nữ vỗthụp thạp)

Chúp hỏi phắc pjạ mẻ nhình tốp tụp tụp toạp toạp. ( Nón cài bao dao của phụ nữ vỗthụp thụp thạp thạp).

tụp tụp toạp toạp là từ láy mô tả âm thanh của tiếng nón rung chuyển đập vào lƣng của ngƣời phụ nữ đi rừng.

- Mền liển lỏ tắm nâư. ( Nó quanh quẩn từ sáng)

Mền liển liển lỏ lỏ tắm nâư. ( Nó quanh quanh quẩn quẩn từ sáng)... Có thể mô hình hóa cấu tạo từ láy kiểu này nhƣ sau:

Đơn vị gốc Từ láy

hình thức nghĩa khái quát

Một phần của tài liệu phương thức láy trong tiếng tày (Trang 54 - 56)