Căn cứ vào ngữ nghĩa của từ láy để phân loại dẫn đến nhiều cách phân loại khác nhau:
Theo một số tác giả, từ láy có thể đƣợc chia thành 3 nhóm khác nhau . Nhóm 1, gồm những từ mô phỏng tiếng vang. Ví dụ: meo meo ( “meo” tiếng mèo kêu); ụt ụt ( “ụt ụt” tiếng con chim lợn); cạt cạt ( “cạt cạt” tiếng ngỗng kêu)…
Nhóm 2, gồm những từ bao gồm một âm tiết - hình vị (đơn vị nhỏ nhất có nghĩa). Ví dụ: bẻo bựt (béo bự); pè pựt (đầy tƣng tức); na nứt (dày dặn)…
Nhóm 3, gồm những từ không có tính chất một âm tiết - hình vị, nhƣng lại là những từ có tính biểu cảm rất rõ. Ví dụ: hí hon (lo lắng); hộn hạo (cồn cào, không yên lòng); ngử ngả (thơ thẩn)…
Cũng chia từ láy ra thành ba nhóm nhƣng có tác giả lại căn cứ vào tính có lí do của từ láy :
Nhóm từ láy mô phỏng âm thanh, nhƣ: tụp toạp (tiếng nón đập vào lƣng), xó xó ( “khò khò” tiếng ngáy), chẹp chẹp ( “chẹp chẹp” tiếng kêu/ hót của chim chích chòe); pứ pứ ( “vù vù” tiếng gió thổi)...
Nhóm từ láy biểu trƣng hoá ngữ âm và chuyên biệt hoá về ngữ nghĩa nhƣ: dãi dầm, vàng vọt, bủng beo...
Nhóm từ láy biểu trƣng hoá ngữ âm, nhƣ: lâng lâng, lác đác, lênh đênh...
Tóm lại, tìm hiểu các nghiên cứu về từ láy cho thấy: Láy là một phƣơng thức chủ yếu trong cấu tạo từ. Phƣơng thức này tạo ra một bộ phận từ khá quan trọng và chiếm số lƣợng lớn trong từ vựng thuộc của các ngôn ngữ nói chung.
Từ láy về cơ bản đƣợc phân loại nhƣ đã trình bày ở trên và trong bất kì kiểu láy nào, quy luật hoà phối ngữ âm cũng đƣợc tuân thủ. Việc phân loại đó có thể đƣợc coi là một trong những cơ sở để giúp cho việc khảo sát và tìm hiểu, phục vụ cho việc thực hiện yêu cầu của luận văn này, với đối tƣợng là từ láy trong tiếng Tày.