1.4.1. Khái quát về dân tộc Tày
Nhƣ đã nói ở trên, dân tộc Tày là một cộng đồng có số dân đông nhất trong số các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Theo thống kê dân số công bố năm 1999, dân số ngƣời Tày ở Việt Nam là 1.477.514 ngƣời.
Tìm về cội nguồn lịch sử, dân tộc Tày là một trong những dân tộc thiểu số có mặt lâu đời ở Việt Nam. Vào thế kỉ thứ 3 trƣớc Công nguyên, liên minh bộ lạc Âu Việt (Tày - Nùng) đã cùng với liên minh bộ lạc Lạc Việt (Việt - Mƣờng) thành lập nên vƣơng quốc Âu Lạc. Ngƣời thủ lĩnh đứng đầu của cộng đồng này là An Dƣơng Vƣơng Thục Phán. Tìm về cội nguồn lịch sử, dân tộc Tày là một trong những dân tộc thiểu số có mặt lâu đời ở Việt Nam. Trong quá trình cùng chung sống, đấu tranh để xây dựng và giữ gìn đất nƣớc ngƣời Âu Việt và ngƣời Lạc Việt vốn có những quan hệ gần gũi nhau, cùng giao lƣu tiếp thu ảnh hƣởng văn hoá của nhau. Ngƣời Lạc Việt đông hơn và phát triển xuống vùng đồng bằng phía Nam, theo hạ lƣu các con sông và ven biển. Có những bộ phận ngƣời Âu Việt đã hoà nhập vào nhóm Lạc Việt để hình thành dân tộc Kinh (Việt). Còn lại những bộ phận ngƣời Âu Việt ở miền núi và trung du là ngƣời Tày ngày nay.
Địa bàn cƣ trú của ngƣời Tày rất đa dạng, núi cao chiếm 2/3 diện tích tự nhiên, ở độ cao từ 500 - 600 đến 1.200m. Núi rừng tạo thế trùng điệp, hiểm trở. Nơi cƣ trú chủ yếu của ngƣời Tày là vùng núi cao, thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi đó có nhiều sông suối, ao hồ. Hệ thống sông ngòi ngang dọc đã chia cắt địa hình thành nhiều dáng vẻ khác nhau, cùng với sự xâm thực của nƣớc mƣa, của dòng suối lộ thiên và suối ngầm đã tạo ra nhiều hang động lớn ở núi đá vôi. Quá trình kiến tạo địa chất và tác động của tự nhiên, sự bồi đắp của các con sông đã tạo nên vùng cƣ trú của ngƣời Tày có những thung lũng lòng chảo, những cánh đồng khá rộng nhƣ cánh đồng Hoà An (Cao Bằng), Tràng Định (Lạng Sơn), Định Hoá, Đại Từ, Phú Bình, Phổ Yên (Thái Nguyên) tạo nên sự đa dạng về động vật và thực vật. Môi trƣờng tự nhiên nhƣ vậy đã tạo nên một vòng khép kín. Con ngƣời sống trong sự bao quanh bởi núi cao rừng thẳm, dựa vào thiên nhiên, chan hoà với thiên nhiên. Chính vì lẽ ấy, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc, Chính phủ và Bác Hồ đã chọn lựa 6 tỉnh phía Bắc (gồm Cao - Bắc - Lạng - Thái - Tuyên - Hà) làm căn cứ địa cách mạng: Ở nơi đó ngƣời dân một lòng theo cách mạng, cùng với địa thế hiểm trở, thuận đƣờng tiến, tiện đƣờng lui, là những điều kiện để quân và nhân dân ta đã làm nên chiến thắng thần tốc.
Cƣ trú nhiều thế hệ ở một địa bàn chiến lƣợc quan trọng - vùng rừng núi biên giới, đồng bào Tày đã sớm tự ý thức đƣợc sự sinh tồn và phát triển của mình. Họ đã dựng cờ khởi nghĩa, chống áp bức, chống ngoại xâm, bảo vệ biên cƣơng Tổ quốc. Trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, ngƣời Tày sớm hoà nhập vào khối cộng đồng dân tộc Việt Nam để cùng các dân tộc khác, gìn giữ non sông gấm vóc Việt Nam. Từ thời phong kiến trƣớc đây, với tƣ tƣởng hoà hợp dân tộc, xây dựng và bảo vệ của tổ quốc, đồng bào Tày cùng với dân tộc khác liên tiếp đứng lên hƣởng ứng các cuộc khởi nghĩa. Trong các cuộc kháng chiến chống Tống (1075 - 1077), chống Nguyên Mông
(thế kỉ XIII), đến thời Lê (thế kỉ XV) đồng bào dân tộc Tày dƣới sự chỉ huy của các tƣớng lĩnh kết hợp với một số dân tộc khác đã dành nhiều chiến cống trong lịch sử. Hơn thế nữa, các cuộc khởi nghĩa này đã nêu cao truyền thống yêu nƣớc quật cƣờng của đồng bào dân tộc Tày.
Nhận thức rõ về tự do và độc lập, nên khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đồng bào Tày đã một lòng trung thành với Đảng, ra sức xây dựng căn cứ địa cách mạng, góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) và kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975), cũng nhƣ công cuộc xây dựng hậu phƣơng ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đồng bào Tày đã đoàn kết, đồng tâm, dâng hiến của cải, sức lực, máu xƣơng cho sự nghiệp cách mạng, góp phần xây dựng một nƣớc Việt Nam hoà bình và thống nhất. Điều đó đã mang lại niềm tự hào và cũng phản ánh phần nào nhân cách của dân tộc Tày.
Có thể nói, bản sắc văn hoá của ngƣời Tày đƣợc tạo nên trong quá trình lao động, sáng tạo của dân tộc Tày, từ đó hình thành các truyền thống, chuẩn mực, lối sống, tâm lí, nếp nghĩ mang tính đặc thù của ngƣời Tày. Với bản chất bình dị, tâm hồn sáng trong, khí phách hào hùng cùng với tấm lòng yêu quê hƣơng, đất nƣớc, yêu con ngƣời thiết tha và coi trọng truyền thống lịch sử… của ngƣời Tày đã đƣợc truyền tụng, ngợi ca trong lời sli, lƣợn, then, cùng các sáng tác văn nghệ đặc sắc mang âm hƣởng truyền thống của dân tộc.