1.3.3.2.1.Quan hệ giữa các thành tố trong từ láy
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều quan niệm từ láy nhƣ một đơn vị từ vựng gồm hai thành tố: thành tố gốc và thành tố láy, trong đó thành tố gốc sản sinh ra thành tố láy, còn thành tố láy chính là thành tố gốc bị biến dạng đi ít nhiều theo những quy tắc nhất định trong quá trình láy.Ví dụ trong tiếng Tày:
rì (dài) (thành tố gốc) > rì roạt (rất dài) (roạt là thành tố láy, đƣợc sử dụng trong câu: co mạy rì roạt. ( Cây gỗ rất dài); liểu (chơi) (thành tố gốc) > liểu loả (chơi bời) …
Những nhà nghiên cứu chủ trƣơng cần phân biệt rõ gốc (hay đơn vị cơ sở, hình vị cơ sở) để tạo ra từ láy đều cho rằng: Hễ có thành tố nào trong từ láy có hình thức đồng nhất với một đơn vị từ riêng tự nhiên có nghĩa tồn tại độc lập ở bên ngoài thì đó là đơn vị gốc, phần còn lại đƣợc xem là các thành tố trong từ láy. Theo cách hiểu nhƣ vậy, thành tố gốc có thể là đơn vị có nghĩa, độc lập, có khi là một đơn vị có nghĩa nhƣng không độc lập.
Ở đây, vấn đề đặt ra là: Phải chăng các từ láy xác định đƣợc các yếu tố gốc mới là những từ láy chân chính, còn không xác định đƣợc yếu tố gốc là những từ láy không chân chính, trong khi nói đến hiện tƣợng láy, ngƣời bản ngữ trực cảm trƣớc hết đến những đặc điểm hình thức ngữ âm đặc thù của nó? Trên thực tế số lƣợng các từ láy không thể xác định đƣợc thành tố gốc, và do đó cũng không xác định đƣợc thành tố láy trong các ngôn ngữ nhƣ tiếng Việt hiện đại có thể là khá lớn. Cho nên, sẽ khó có thể coi là một quan niệm đầy đủ và rõ rang về từ láy, nếu không giải thích đƣợc một số lƣợng từ lớn mà các nhà Việt ngữ học còn đang rất băn khoăn về tƣ cách từ láy của chúng, và đã có ý kiến rằng phải coi chúng là những từ láy “không chân chính” ...
Nhƣ vậy, việc trình bày một số quan niệm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ cho ta một giả định: Cũng nhƣ các ngôn ngữ khác, láy trong tiếng Tày
cũng có thể có những hiện tƣợng trung gian, đó là các từ láy thuộc phạm vi ngoại biên của hiện tƣợng láy.
Trên cơ sở tham khảo các quan niệm về từ láy nhƣ đã trình bày, để thực hiện đƣợc đề tài về phƣơng thức láy trong tiếng Tày, trong luận văn này sẽ chấp nhận một quan niệm chung về từ láy nhƣ sau: Từ láy là từ đa âm tiết đƣợc cấu tạo theo phƣơng thức láy, trong đó quan hệ của các thành tố phải thể hiện đƣợc sự hoà phối và lặp lại về ngữ âm, có giá trị biểu trƣng và sắc thái hoá về ngữ nghĩa.