SỰ SỬ DỤNG TỪ LÁY TRONG “TRUYỆN KIỀU” BẢN DỊCH TIẾNG TÀY
3.1.1.1. Tác giả Nguyễn Du (1765 1820)
Nguyễn Du tên chữ là Tố Nhƣ, hiệu Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu, niên hiệu Cảnh Hƣng, quê gốc Tiên Điền, nay là xã Xuân Tiên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình quý tộc, có thế lực vào bậc nhất đƣơng thời. Dòng họ của Nguyễn Du là một dòng họ có nhiều ngƣời thành đạt trên con đƣờng công danh và khoa bảng.
Thân sinh ra ông là cụ Nguyễn Nghiễm (1708 - 1776) là ngƣời rất thông minh, học rộng, từng giữ chức tể tƣớng trong triều đình. Mẹ ông là ngƣời thuộc xứ Kinh Bắc xƣa, nay là huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Anh trai cùng cha với ông là Nguyễn Khản từng đƣợc bổ chức Nhập thị bồi tụng, làm quan cùng triều với cha. Gia đình cũng nhƣ dòng họ Nguyễn Du có rất nhiều ngƣời làm quan dƣới triều Lê - Trịnh. Ngƣời dân địa phƣơng đến nay vẫn còn truyền tụng câu ca:
Bao giờ ngàn Hống hết cây, Sông Rum hết nước, họ này hết quan.
Dòng họ Nguyễn Tiên Điền còn nổi tiếng về một truyền thống văn học lỗi lạc.
Nguyễn Quỳnh, ông nội của Nguyễn Du là một nhà triết học, chuyên nghiên cứu Kinh Dịch. Cha Nguyễn Du, một sử gia, đồng thời là một nhà thơ.
Đƣơng thời ông nổi tiếng là con ngƣời hào hoa ở xứ kinh kì, say mê sáng tác âm nhạc “không lúc nào bỏ tiếng tơ, tiếng trúc”...
Bên cạnh đó, đối với Nguyễn Du họ ngoại thật sự là cái nôi nuôi dƣỡng tâm hồn tuổi thơ ông. Tuy xuất thân từ gia đình binh thƣờng nhƣng lại sống ở vùng quê quan họ giàu truyền thống văn hoá, bà Trần Thị Tần - thân mẫu của ông, không chỉ giỏi ca xƣớng mà còn có đƣợc vốn văn hoá, văn học dân gian hết sức phong phú. Tƣ chất, tài năng, đức độ của ngƣời mẹ đã bồi đắp và nuôi dƣỡng cho hồn thơ Nguyễn Du ngay từ thủa ấu thơ.
Sống trong một dòng họ nhƣ vậy, Nguyễn Du đã tiếp nhận ảnh hƣởng rất đáng kể tới tƣ chất và tâm hồn, đặc biệt tới sự đam mê văn học nghệ thuật.
Trong không khí sinh hoạt ƣu chuộng văn hoá của dòng họ và gia đình, năng khiếu văn học của Nguyễn Du đã có điều kiện nảy nở và phát triển rất sớm.
Đƣợc sống trong khoảng ba thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XVIII và hai thập kỉ đầu của thế kỉ XIX, Nguyễn Du là nhân chứng của thời kì lịch sử đặc biệt với những sự kiện trọng đại nhất, những biến cố dữ dội nhất của lịch sử nƣớc nhà đƣơng thời. Đó là, sự sụp đổ thảm hại của triều đình Lê - Trịnh, vận mệnh rạng rỡ nhƣng ngắn ngủi của phong trào Tây Sơn và triều đại Quang Trung, công cuộc “Trung Hƣng” của nhà Nguyễn... Những biến cố này đã để lại những âm hƣởng, những dấu tích trong nhân cách cũng nhƣ trong sáng tác của nhà thơ thiên tài này.
Nguyễn Du đã từng phải chịu cảnh mồ côi và cuộc sống lao đao khi còn rất nhỏ tuổi. Lớn lên, ông đi học và thi đậu tam trƣờng thi Hƣơng. Sau đó, ông đƣợc “tập ấm” chức Chánh thƣ hiệu đội quân hùng hậu hiệu ở Thái Nguyên của ngƣời bố nuôi họ Hà trƣớc đây, làm việc dƣới trƣớng Nguyễn Nghiễm.
Năm 1789, Quang Trung ra Bắc, đánh tan 20 vạn quân Thanh khiến triều đình nhà Lê tan tác. Vào giai đoạn này, Nguyễn Du từ Thái Nguyên vế Thái Bình sống cuộc sống ẩn dật. Đây là thời gian ông đƣợc sống gần gũi cùng với ngƣời dân, có điều kiện học tập, tích luỹ nhiều kiến thức từ đời sống xã hội. Một cuộc sống tuy giản dị, chân thực nhƣng rất đỗi ngọt ngào, truyền cảm, đã bồi đắp, làm giàu cho hồn thơ của ông.
Năm 1802, Nguyễn Du ra làm quan với triều đình vua Gia Long, từng giữ những chức tri huyện, tri phủ, cai bạ. Năm 1813, ông đƣợc thăng Cần chánh đại học sĩ và đƣợc cử làm chánh sứ đi Trung Quốc. Năm 1815, ông đƣợc thăng Tham tri bộ lễ. Năm 1820, Minh Mệnh lên ngôi định cử ông đi sứ lần nữa nhƣng chƣa kịp thì ông mất đột ngột vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn trong một nạn dịch lớn lúc bấy giờ.
Nhƣ vậy, có thể nói, cuộc sống quan trƣờng cùng những cuộc “bể dâu”, những phen “thay đổi sơn hà” đã cho Nguyễn Du một vốn sống phong phú về cuộc đời, về xã hội và con ngƣời. Những chuyến đi đó đây đã giúp cho nhà thơ đƣợc tiếp xúc với nhiều cảnh vật, nhiều mảnh đời khác nhau và có đƣợc những hiểu biết về thiên nhiên và đất nƣớc mình, cũng nhƣ thiên nhiên và đất nƣớc Trung Hoa rộng lớn... Tất cả đều đã kết tinh vào một trái tim chan chứa cảm xúc nhân đạo, một tâm hồn nghệ sĩ thiên tài.
Đại thi hào Nguyễn Du đã để lại cho dân tộc một sự nghiệp văn chƣơng vĩ đại mà trong đó, “Truyện Kiều” là một tác phẩm quốc âm viết bằng chữ Hán kiệt xuất. Đây là một kiệt tác văn chƣơng của lịch sử thơ ca Việt Nam tự cổ chí kim. Với “Truyện Kiều”, Nguyễn Du chính là niềm tự hào vĩ đại nhất của lịch sử văn chƣơng, cũng nhƣ đối với sự phát triển ngôn ngữ văn học dân tộc.