PHƢƠNG THỨC LÁY TRONG TIẾNG TÀY
2.1. ĐIỀU KIỆN CHUNG CỦA PHƢƠNG THỨC LÁY
Cũng nhƣ các phƣơng thức cấu tạo từ khác, từ láy là kết quả của phƣơng thức láy. Từ láy đƣợc xem xét trong nhiều mối quan hệ: các thành tố trong từ láy, những điểm tƣơng đồng và dị biệt, đƣợc liên kết thành một khối và quan hệ với nhau chủ yếu về mặt hình thức ngữ âm; các thành tố trong từ láy quan hệ với đơn vị gốc theo cách hồi tƣởng và gián tiếp; từ láy mới đƣợc cấu tạo với “khuôn láy ” trong “thế tƣơng liên” về hình thức và ý nghĩa.
Nói láy là một phƣơng thức ngữ pháp, vì ở đó có hiện tƣợng tác động lên đơn vị gốc, tạo thành từ láy có hai hoặc hơn hai thành tố quan hệ với nhau về ngữ âm theo các quy tắc nhất định. Láy tạo nên hàng loạt từ có nét nghĩa chung do “khuôn láy” mang lại.
Trong tiếng Tày, phƣơng thức láy đƣợc thực hiện cần có một số điều kiện nhƣ sau:
Thứ nhất: phải có sẵn những đơn vị gốc, với hình thức và ý nghĩa xác
định. Hình thức của đơn vị gốc này có thể là đơn hoặc đa tiết, một hoặc trên một từ ngữ âm - âm vị học. Đó có thể là từ đơn hoặc từ phức. Tuy nhiên, trên thực tế, phƣơng thức láy trong tiếng Tày không sử dụng từ làm đơn vị gốc mà thƣờng chọn các từ chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất và một số từ chỉ sự vật. Ví dụ: đỏi (nhẹ) > đỏi đỏi ( rất nhẹ nhàng), liểu (đi chơi) > liểu lỏa (rong chơi), mjạc (đẹp) > mjạc mjào (xinh đẹp)… .Khi sử dụng các đơn vị từ gốc cấu tạo từ mới, phƣơng thức láy trong tiếng Tày đã tác động theo nhiều cách khác nhau vào hầu hết các thành phần của từ ngữ âm - âm vị học có thể là: tiền âm tiết và âm tiết chính, cùng các bộ phận cấu thành các loại tiền âm tiết này: âm đầu, âm chính, âm cuối.
Thứ hai: phải kể đến những quy tắc láy. Quy tắc này đã có quá trình xây dựng và tiếp nhận tự nhiên của ngƣời bản ngữ. Đó là quy tắc lựa chọn đơn vị gốc, là cách nhân đôi hoặc nhân ba, cách biến vần, biến âm tố hoặc tạo nên các thành tố “giống hệt” nhƣ đơn vị gốc và xếp đặt các thành tố trong từ láy theo một trật tự nhất định. Ví dụ: kèng (nghiêng) > kèng kèng (nghiêng nghiêng), rì (dài) > rì roạt (rất dài, dài ngoằng ngoẵng)…. Quy tắc đó đƣợc gọi là các “khuôn láy”. “Khuôn láy” này bao gồm cả ý nghĩa của từ láy, ý nghĩa đƣợc các thành tố mang theo từ đơn vị gốc kết hợp với những nét nghĩa khái quát có đƣợc ở từng kiểu loại láy.