SỰ SỬ DỤNG TỪ LÁY TRONG “TRUYỆN KIỀU” BẢN DỊCH TIẾNG TÀY
3.1.1.2. Tác phẩm “Truyện Kiều”
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du bao gồm cả thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm, trong đó có thể nói “Truyện Kiều” là một tác phẩm quốc âm kiệt xuất nhất.
“Truyện Kiều” ban đầu có tên là “Đoạn trƣờng tân thanh” (Tiếng kêu mới về nỗi đau thƣơng đứt ruột). Tác phẩm đƣợc sáng tác dựa trên cốt truyện của Kim Vân Kiều Truyện - một tiểu thuyết cổ do Thanh Tâm tài nhân sáng tác. Truyện kể về cuộc đời bể dâu, đa đoan của nàng Kiều - nhân vật chính của tác phẩm. Từ một thiếu nữ ngây thơ, trong trắng, Kiều sớm bị đẩy ra giữa dòng đời đen bạc. Gia biến bất ngờ ập đến. Để cứu cha và em lúc này đang bị giam bắt và bị đánh đập hành hạ, Kiều buộc phải bán mình, phụ mối tình đầu vừa nảy nở với Kim Trọng.
Tƣởng đƣợc yên phận lẽ mọn, ngờ đâu Kiều bị mắc lừa Mã Giám Sinh cùng Tú bà. Từ đó, Kiều phải sống một cuộc sống ê chề, tủi nhục của gái lầu xanh. Đƣợc Thúc Sinh lấy làm lẽ, yên ổn chƣa đƣợc bao lâu thì lại phải chịu sự hành hạ của tiểu thƣ họ Hoạn - vợ cả chàng Thúc. Lênh đênh, chìm nổi, nàng lại rơi vào lầu xanh của Bạc Bà. Gặp đƣợc ngƣời “Tâm phúc tƣơng tri” là Từ Hải, Kiều đã mỉm cƣời hạnh phúc. Trớ trêu thay, sự yếu đuối của một nhi nữ đã khiến nàng vô tình hại chết ngƣời anh hùng Từ Hải. Nhớ lời thần mộng của Đạm Tiên năm trƣớc, Kiều đã trầm mình tự vẫn, mong trả hết nợ đoạn trƣờng trên dòng sông Tiền Đƣờng. May sao, nhà sƣ Giác Duyên đã cứu đƣợc, giúp nàng đoàn tụ cùng gia đình sau mƣời lăm năm lƣu lạc.
Tuy dựa vào cốt truyện của Thanh Tâm tài nhân nhƣng Nguyễn Du đã có nhiều sáng tạo khi viết nên kiệt tác này. Sự sáng tạo của ông là ở những chi tiết, những đoạn tả cảnh, tả tình khắc hoạ và làm nổi bật tính cách, tâm trạng nhân vật. Theo các tác giả nghiên cứu văn học, “Truyện Kiều” đã đƣợc tác giả sang tác với “một tƣ tƣởng, một quan niệm khác về con ngƣời, về thế giới”. Viết “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã sáng tạo lại chủ đề: chuyển từ chủ đề tình khổ sang tâm khổ, thân khổ; Từ chủ đề Tài mệnh tƣơng đố sang Thân mệnh tƣơng đố; Biến một truyện tình oái oăm thành ra một tiếng đoạn trƣờng, một tiếng kêu thƣơng... ông đã biến nhân vật chính từ con ngƣời đạo lí thành con
ngƣời tâm lí, đã đổi thay điểm nhìn trần thuật: không phải kể chuyện từ bên ngoài, mà kể theo cái nhìn của nhân vật, từ tâm trạng nhân vật mà nhìn ra, đã biến cốt truyện thiên về lí trí thành cốt truyện thiên về tình cảm ...
Nhờ vào những điểm mới đó mà ngay sau khi ra đời, “Truyện Kiều” đã nhanh chóng khẳng định đƣợc giá trị, xứng đáng là tập đại thành của văn học dân tộc, và giá trị đó còn đƣợc lƣu giữ mãi đến tận ngày nay.
Thiên tài Nguyễn Du và sự thành công của “Truyện Kiều” đã đƣợc nhiều học giả trong nƣớc và nƣớc ngoài đánh giá cao. Riêng về phƣơng diện ngôn ngữ, có thể khẳng định rằng: Sự thành công của “Truyện Kiều” đã đƣa tiếng Việt thực sự bƣớc lên bậc danh dự của ngôn ngữ văn học.
Trƣớc Nguyễn Du đã có nhiều tác giả nhƣ Nguyễn Trãi, Đoàn Thị Điểm... ,cũng đã đƣa tiếng Việt từ ngôn ngữ giao tiếp đời thƣờng, từ văn chƣơng truyền miệng lên hàng ngôn ngữ nghệ thuật. Nhƣng phải đợi đến Nguyễn Du, với sự thành công của “Truyện Kiều”, tiếng Việt mới thực sự đạt đến trình độ điêu luyện. Một trong những thành công của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” là dùng thể thơ của ca dao dân ca ngƣời Việt (lục bát) để diễn tả tài tình về cảnh và ngƣời trong những tình huống cụ thể, riêng biệt, làm cho lời thơ vừa có tính khái quát, vừa sinh động, có sức hấp dẫn đặc biệt đối với độc giả.
Có thể nói, “Truyện Kiều” - tác phẩm kiệt xuất của văn học trung đại đã đƣợc nhiều ngƣời, nhiều thế hệ biết đến với tình cảm trân trọng, ngƣỡng mộ thiên tài Nguyễn Du. Không những thế, tác phẩm còn đƣợc các dịch giả dụng công dịch ra bằng nhiều thứ tiếng khác nhau nhằm thoả mãn nhu cầu đọc và cảm nhận về kiệt tác đó.
Ngƣời Tày biết đến “Truyện Kiều” của Nguyễn Du không chỉ tác phẩm dịch từ chữ Nôm mà còn biết đến tác phẩm qua những bản dịch ra tiếng Tày rất đặc sắc của các dịch giả ngƣời Tày. Có thể kể đến tên tuổi một
số dịch giả tiêu biểu nhƣ Thân Văn Lƣ (tác phẩm đƣợc xuất bản năm 2006), Hoàng An (tác phẩm đƣợc xuất bản năm 2008) …
Trong số các bản dịch “Truyện Kiều” của Nguyễn Du ra tiếng Tày, có bản dịch của dịch giả Thân Văn Lƣ đƣợc đánh giá cao, bởi ông đã dày công dịch “Truyện Kiều” ra tiếng Tày từ chữ Quốc ngữ, bằng thể loại và ngôn ngữ Tày chuẩn và rất sát với tác phẩm.