SỰ SỬ DỤNG TỪ LÁY TRONG “TRUYỆN KIỀU” BẢN DỊCH TIẾNG TÀY
3.1.2.2. Bản dịch “Truyện Kiều”
Sự thật, “Truyện Kiều” đã đƣợc một số dịch giả dịch sang tiếng Tày. Theo ý kiến của nhiều trí thức Tày, các bản dịch về cơ bản đã chuyển tải đƣợc sát ý của nguyên bản. Tuy nhiên, bản dịch của Thân Văn Lƣ là bản dịch ngoài việc chuyển tải đƣợc sát ý và diễn tả đƣợc nội dung và cả cái tình của nguyên bản, lại có hình thức gần gũi với thói quen thẩm mĩ của ngƣời Tày, cũng nhƣ sử dụng tiếng Tày rất khéo léo tài tình. Nguyên bản “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có 3254 câu thơ lục bát, bản dịch của tác giả Thân Văn Lƣ cũng có 3254 câu thơ, đƣợc trình bày theo thể thơ “thất thất lưu thuỷ”, một thể thơ cách luật quen thuộc (theo điệu Phong slƣ và điệu Then) của dân ca Tày.
Trong sáng tác, thể thơ “thất thất lưu thuỷ” đƣợc quy ƣớc: không hạn định về số câu, nhƣng hạn định về số tiếng (bảy tiếng) trong câu. Trong mỗi câu thơ bảy tiếng ấy, tiếng thứ bảy của câu trƣớc phải vần với tiếng thứ năm của câu sau và cứ nhƣ vậy cho đến hết. Với sự phối hợp âm điệu nhất định nhƣ vậy đã tạo cảm giác cho ngƣời đọc thấy tác phẩm nhƣ một dòng chảy, liên tục lƣu thuỷ. Xin đƣợc trích một số câu thơ trong bản dịch để làm ví dụ minh họa:
Pác pi giú chang tởi gần rà ( Trăm năm trong cõi đời ngƣời)
Tài wạ mỉnh khẻo là xung khắc… ( Tài và mệnh khéo là xung khắc)
Thúy Kiều gẳng sặt là đây quả ( Thúy Kiều đúng thật là đẹp quá)
Au tài sắc pỉ wạ nhằng hơn ( Tài sắc Thúy Kiều có phần hơn)
Mác tha mủng tồng voòng thu thủy ( Mắt trong nhƣ nƣớc mùa thu)
Khôn chàu khiêu xinh pỉ xuân sơn ( Mày xanh phớt nhƣ núi mùa xuân )
Liễu ghèn khiêu, bjooc dằng slua đáo (Liễu hờn xanh, hoa thì kém thắm)
Vày sloong vày dại táo nước thành (Một hai nghiêng nƣớc, nghiêng thành)
Sắc kin nhất tài đành mì nhỉ ( Thứ nhất kể sắc, thứ hai kể tài)
Mốc thông thỏ tự ý bân păn ( Là ngƣời sáng dạ bẩm sinh)
Giỏi thơ vẹ, thạo tằng Sli lượn ( Giỏi thơ, vẽ, thạo cả đàn hát)
Tính cửa làu mọi dưởng ngũ âm ( Rất thông thạo năm âm nhạc bộ)... Với nhiều dụng công trong việc tìm tòi các từ ngữ tiếng Tày để đặt chúng vào trong khuôn thức của thể thơ dân tộc ( một thể thơ cách luật quen thuộc của dân tộc Tày), chắc chắn dịch giả không ngoài mong muốn là chuyển tải đƣợc hết ý và tình của nguyên tác, mà còn để ngƣời đồng bào mình dễ nhớ, dễ truyền đạt tác phẩm “Truyện Kiều” đến với nhiều thế hệ sau này.
Chính vì lẽ ấy, sự tìm hiểu cách sử dụng từ láy tiếng Tày trong bản dịch này hi vọng sẽ làm rõ đƣợc vai trò của từ láy nhƣ những yếu tố nghệ thuật mang phong cách ngôn ngữ văn chƣơng.
Trên thực tế, để đánh giá ngôn ngữ trong một văn bản nói chung, trong tác phẩm văn chƣơng nói riêng, phải đặt hiện tƣợng ngôn ngữ đƣợc xem xét vào những mối quan hệ: quan hệ của hiện tƣợng ngôn ngữ với đối tƣợng đƣợc phản ánh; với chủ thể phản ánh (tức là thái độ chủ quan và tình cảm của ngƣời nói, ngƣời viết); với ngƣời thụ ngôn (tức là hiện tƣợng ngôn ngữ đó gây đƣợc hiệu quả tác động nhƣ thế nào đối với ngƣời nghe, ngƣời đọc) và cuối cùng còn là hiệu quả của hiện tƣợng ngôn ngữ đang xem xét đối với hình thức của diễn ngôn. Vậy, cách sử dụng các từ láy tiếng Tày trong bản dịch có mang lại hiệu quả thật sự trong các mối quan hệ đó hay không?