Láy là một phƣơng thức quan trọng trong cấu tạo từ nói chung. Phƣơng thức này tạo ra một bộ phận từ láy chiếm số lƣợng đáng kể trong từ vựng của các ngôn ngữ nói chung.
Trong thực tiễn, đã có không ít công trình của các nhà nghiên cứu và các cách lí giải khác nhau về từ láy, hiện tƣợng láy, đặc điểm cấu tạo, đặc trƣng ý nghĩa, giá trị gợi tả âm thanh, hình ảnh, giá trị biểu cảm... .Các tác giả Nguyễn Tài Cẩn, Đái Xuân Ninh, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Hoàng Văn Hành… là những ngƣời đã rất quan tâm tới các vấn đề nói trên, khi nghiên
cứu thực tế láy trong tiếng Việt. Kết quả đạt đƣợc trong nghiên cứu về láy là rất đáng đƣợc ghi nhận. Tuy nhiên bên cạnh kết quả đó cũng còn những vấn đề đang đƣợc tranh luận và có nhiều ý kiến khác nhau. Cùng bàn về từ láy, nhƣng các công trình nghiên cứu của Đái Xuân Ninh, Đỗ Hữu Châu, Hoàng Văn Hành đều gọi sản phẩm của phƣơng thức láy là “từ láy”. Tuy nhiên, Nguyễn Tài Cẩn gọi sản phẩm của phƣơng thức láy là “từ láy âm”. Còn Nguyễn Thiện Giáp thì gọi sản phẩm của phƣơng thức láy là “ngữ láy âm”... Xin dẫn ra một số quan niệm với các tên gọi nói trên nhƣ sau:
Nguyễn Tài Cẩn cho rằng: “Từ láy âm là loại từ ghép trong đó theo con mắt nhìn của ngƣời Việt nam hiện nay, các thành tố trực tiếp đƣợc kết hợp lại với nhau chủ yếu theo quan hệ ngữ âm. Quan hệ ngữ âm đƣợc thể hiện ở chỗ là các thành tố trực tiếp phải tƣơng ứng với nhau về hai mặt: mặt yếu tố siêu âm đoạn tính (thanh điệu) và mặt yếu tố âm đoạn tính (phụ âm đầu, âm chính giữa, vần và âm cuối vần)”[2, tr109].
Với quan niệm trên, Nguyễn Tài Cẩn đã coi từ láy trƣớc hết là một loại từ ghép. Nhƣng các thành tố của loại từ ghép này bao giờ cũng đƣợc kết hợp với nhau tuân theo những quy tắc nhất định về mặt ngữ âm. Nhƣ vậy, tác giả đã cho chúng ta biết nét khác nhau về mặt cấu tạo của từ láy âm so với từ ghép láy nghĩa và từ ghép phụ nghĩa, ở chỗ nó có các thành tố kết hợp chủ yếu theo quan hệ ngữ âm.
Đỗ Hữu Châu có quan niệm: “ Từ láy là những từ đƣợc cấu tạo theo phƣơng thức láy, đó là phƣơng thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là quy tắc thanh điệu, biến đổi theo hai nhóm, gồm nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa ” [4, tr41].
Có thể thấy Đỗ Hữu Châu đã chú ý nhiều đến mặt ngữ âm trong cấu tạo của từ láy. Tuy nhiên trong quan niệm này lại chƣa thấy tác giả đề cập tới mặt ngữ nghĩa (giá trị) của từ láy.
Các tác giả Nguyễn Thiện Giáp và Hoàng Văn Hành, trong các nghiên cứu của mình đã trình bày quan niệm về từ láy với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo và ý nghĩa của nó. Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Ngữ láy âm là những đơn vị đƣợc hình thành do sự lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có sự kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã có, chúng vừa có sự hài hoà ngữ âm, vừa có giá trị gợi cảm, gợi tả” [7, tr86].
Hoàng Văn Hành khẳng định với cách nhìn nhận: “Láy là sự hoà phối ngữ âm có tác dụng biểu trƣng hoá”[10, tr16]. Với cách nhìn nhận nhƣ vậy, ông đã coi “láy là một cơ chế” và xem quá trình cấu tạo từ láy là một cơ trình phức tạp…
Từ một số cách nhìn nhận về từ láy nhƣ nêu ở trên, chúng tôi thống nhất với quan niệm coi “từ láy âm”, “ngữ láy âm” cũng chính là từ láy, là những cách gọi khác nhau của loại từ phức này. Và từ láy chính là những từ đƣợc cấu tạo theo phƣơng thức láy, đó là phƣơng thức lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm của từ đã có theo những quy tắc nhất định. Sự biến đổi ấy có thể là về thanh điệu (những thanh điệu đƣợc dùng trong quy tắc biến thanh của từ láy bao giờ cũng phải đƣợc cùng một nhóm: nhóm cao và nhóm thấp, cũng có thể là về phụ âm cuối (phụ âm cuối của tiếng láy đƣợc chuyển đổi theo quy tắc đồng vị, khác thanh tính: các phụ âm tắc chuyển thành phụ âm mũi cùng cặp, có thể là về phụ âm đầu,cũng có thể là về phụ âm chính giữa (quy luật biến đổi là: luôn luôn có sự luân phiên giữa các nguyên âm khác dòng và phổ biến nhất là sự luân phiên giữa các cặp nguyên âm cùng độ mở ). Chính sự biến đổi ấy đã tạo cho từ láy nét khác biệt với các từ loại khác là: sự hoà phối ngữ âm, cái thế “vừa điệp vừa đối” [10, tr12].