Phƣơng thức láy không hoàn toàn với các kiểu biến vần

Một phần của tài liệu phương thức láy trong tiếng tày (Trang 59 - 64)

S (CV) (CV) CV CV CV C

2.2.2.2. Phƣơng thức láy không hoàn toàn với các kiểu biến vần

Láy biến vần tác động vào các đơn vị gốc để tạo thành các từ láy có một trong các thành tố có một vần (phần âm chính và âm cuối) mới ở âm tiết chính, thay thế cho vần vốn có ở đơn vị gốc.

Có những kiểu biến vần sau:

Trƣờng hợp 1:

bẻo (béo) > bẻo bít (béo ị)

Ở cấu trúc của từ bẻo bít cho thấy có hai thành tố: trong đó một thành tố (T1) có hình thức hoàn toàn trùng với đơn vị gốc bẻo; thành tố còn lại (T2) đã có sự biến vần là ít. Nói cách khác: Từ láy bẻo bít đƣợc cấu tạo bằng hai thành tố trong đó vần của T2 đƣợc biến đổi thành it so với đơn vị gốc (có vần là ẻo )

Những từ láy đƣợc tạo nên theo kiểu này cùng mang nét nghĩa khái quát: chỉ sự vật, hiện tƣợng ở mức độ cao, tuyệt đối.

Ví dụ: (đầy) bang (mỏng) bẻo (béo) > > > pè pịt (rất đầy bụng) bang bít (mỏng tanh) bẻo bít (béo ị) chạu (sớm) kheo (xanh) mín (mím, mớm) nhủng (rối) phiêng (phẳng) sláy (bé) sliểm (nhọn) tắm (thấp) > > > > > > > >

chạu chit ( sớm tinh)

kheo khít (xanh biếc)

mín mít (cheo leo)

nhủng nhít (bù xù)

phiêng phít (rất bằng) sláy slít (bé tí tẹo)

sliểm slit (nhọn hoắt)

tắm tít ( thấp tịt)...

Sự khác biệt về ý nghĩa của từ láy này so với đơn vị gốc đƣợc thể hiện trong những câu câu sau:

Hua nhủng. (Đầu bù)

Hua nhủng nhít. (Đầu bù xù)

Mạc pjạ sliểm. (Con dao nhọn)

Mạc pjạ sliểm slit . (Con dao nhọn hoắt)

Rườn dú mín nưa pù. (Nhà ở mím bên sƣờn núi)

Rườn dú mín mít nưa pù. (Nhà ở cheo leo sƣờn núi)

Có thể khái quát cách cấu tạo từ láy này trong mô hình sau:

Đơn vị gốc Từ láy

hình thức nghĩa khái quát

S (CV) CV - Cít trạng thái, tính chất ở mức độ cao, tuyệt đối

Trƣờng hợp 2:

Phân tích cấu trúc của bỉu bương cho thấy có hai thành tố: trong đó T1 có hình thức hoàn toàn trùng với đơn vị gốc ỉu; T2 đã có sự biến vần sang

ương. Nói cách khác: Từ láy bỉu bương đƣợc cấu tạo bằng hai thành tố trong đó vần của T2 đƣợc đổi thành ương so với đơn vị gốc (có vần là ỉu )

Những từ láy đƣợc tạo nên theo kiểu này cùng mang nét nghĩa khái quát: không hài lòng, chê trách, phê phán... về trạng thái tính chất hoặc sự vật đƣợc nói đến. Ví dụ: bỉu (méo) chan (gian) dặng (đứng) dẩu (ẩm) khua (cƣời) lặc (điếc) luốt (buột) ngảu (ngán) nống (quá lên) pjản (toác ra) slẳm (ƣớt) slẳm (bẩn) > > > > > > > > > > > >

bỉu bương (méo mó)

chan chảo (gian giảo)

dặng dộc (đứng lù lù, sừng sững)

dẩu doát (nhớp nháp)

khua khước (cười cợt) lặc lày (rất điếc tai)

luốt loet (buột tung)

ngảu ngựt (ngán ngẩm)

nống náng (linh tinh)

Pjản pjac (toang hoác)

slẳm slụp (ƣớt sũng)

slẳm slạp (bẩn thỉu)...

Sự khác biệt về ý nghĩa của từ láy này so với đơn vị gốc đƣợc thể hiện trong câu sau:

Phuối ca lăng mòn lai, lặc lày lai á! (Nói làm cái gì nhiều, điếc hết cả tai)

Mò cần lè đây đứa, tọ tèo chan chảo.(Nhìn mặt mũi thì là ngƣời tốt, hóa lại là gian giảo)...

Đơn vị gốc Từ láy

hình thức nghĩa khái quát

S (CV) CV - CV

không hài lòng, chê trách, phê phán... về trạng thái tính chất hoặc sự vật đƣợc nói đến

TIỂU KẾT

Trong tiếng Tày, phƣơng thức láy có những biểu hiện tƣơng đối phong phú và đa dạng. Theo khảo sát, đã cho thấy có 602 đơn vị có thể xếp vào danh sách từ láy. Với tƣ liệu hiện có, có thể xác định từ láy tiếng Tày có nhiều loại xét về số lƣợng các “tiếng” (âm tiết): loại hai “tiếng”, ba “tiếng”, bốn “tiếng”, trong đó chủ yếu là loại có hai “tiếng”. Hai kiểu láy trong tiếng Tày đƣợc gặp là: láy hoàn toàn và láy không hoàn toàn. Trong kiểu láy không hoàn toàn, có láy phụ âm đầu và láy vần. Trong tiếng Tày, láy phụ âm đầu là cách láy thƣờng gặp nhất.

Xét về mặt nghĩa, láy hoàn toàn cấu tạo nên các từ láy phần lớn biểu thị hành động kéo dài, hoặc trạng thái tính chất lặp đi lặp lại nhiều lần, nhƣ: chỉ trạng thái, tính chất ở các mức độ khác nhau (có thể là mức độ cao hoặc thấp, hoặc mang nét nghĩa mơ hồ hơn) so với đơn vị gốc); chỉ hành động kém độ mạnh, giảm nhẹ hơn và kéo dài so với đơn vị gốc; chỉ sự vật với số lƣợng nhiều hoặc ở phạm vi rộng, không cụ thể; chỉ trạng thái tính chất không ổn định (quá mức bình thƣờng, kéo dài) so với nghĩa của đơn vị gốc, đồng thời còn bộc lộ thái độ, sự bình giá của ngƣời nói.

Láy không hoàn toàn với các kiểu biến âm là kiểu láy dựa trên các đơn vị gốc chỉ động tác. Các từ láy đƣợc tạo nên theo kiểu này cùng mang nét nghĩa khái quát: chỉ trạng thái tính chất là kết quả của thực hiện động tác đƣợc nói đến hoặc ẩn (trong đơn vị gốc); Kiểu láy dựa trên các đơn vị gốc tƣợng

thanh hoặc tƣợng hình cùng mang nét nghĩa khái quát: chỉ âm thanh hoặc dáng vẻ của sự vật hiện tƣợng đƣợc nói đến ở mức độ cao, nhiều.

Láy không hoàn toàn với các kiểu biến vần là kiểu láy biến vần tác động vào các đơn vị gốc để tạo thành các từ láy có một trong các thành tố có một vần (phần âm chính và âm cuối) mới ở âm tiết chính, thay thế cho vần vốn có ở đơn vị gốc. Những từ láy đƣợc tạo nên theo kiểu này cùng mang nét nghĩa khái quát: chỉ sự vật, hiện tƣợng, trạng thái tính chất ở mức độ cao, tuyệt đối; thể hiện sự không hài lòng, tỏ ý chê trách, phê phán về trạng thái tính chất hoặc sự vật đƣợc nói đến.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu phương thức láy trong tiếng tày (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)