Đặc điểm về loại hình

Một phần của tài liệu phương thức láy trong tiếng tày (Trang 37 - 38)

Tiếng Tày đã đƣợc xác định là thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Những đặc trƣng đơn lập ở tiếng Tày đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:

Về phƣơng diện ngữ âm, tiếng Tày là một ngôn ngữ âm tiết tính. Trong tiếng Tày, âm tiết có tổ chức chặt chẽ, gồm một số lƣợng nhất định yếu tố. Các yếu tố trong âm tiết kết hợp với nhau theo qui tắc nhất định. Số lƣợng âm tiết trong ngôn ngữ là con số hữu hạn. Âm tiết thƣờng là hình thức của hình vị và trong đa số các trƣờng hợp là vỏ của từ. Trong tiếng Tày, cũng có thể nói đến thuật ngữ “tiếng” (âm tiết - từ - hình vị) nhƣ khi nói về tiếng Việt.

Về phƣơng diện loại hình, các ngôn ngữ có đặc tính âm tiết tính thƣờng đƣợc coi là những ngôn ngữ thuộc tiểu loại hình “trung”. Các ngôn ngữ âm tiết tính triệt để thuộc tiểu loại hình “trung” nhƣ nhiều ngôn ngữ thuộc họ Tai - Kađai, Hmông - Miền, Hán, Tạng, Vietic (trong chi Mon - Khmer của họ Nam Á) là những ngôn ngữ có thanh điệu. Tiếng Tày cũng đƣợc các nhà nghiên cứu coi là thuộc tiểu loại hình “trung” này. Đây là một ngôn ngữ không thấy có các tổ hợp phụ âm giữ chức năng âm đầu trong âm tiết; hệ thống phụ âm cuối tƣơng đối nghèo nàn; có thanh điệu; âm tiết tính triệt để.

Từ trong tiếng Tày không có hiện tƣợng biến đổi hình thái. Đặc điểm không biến đổi hình thái của từ tiếng Tày đƣợc thể hiện ở chỗ trong thành phần cấu tạo của từ tiếng Tày không có các yếu tố hình thái chuyên dùng để

biểu thị các ý nghĩa và chức năng ngữ pháp (biến tố) . Khi hoạt động các chức năng ngữ pháp khác nhau trong câu, từ tiếng Tày vẫn giữ nguyên hình thức ngữ âm của mình. Ví dụ, hãy xem hình thức của các từ ở các vị trí khác nhau trong các câu sau:

- Vằn cón, mền mà rườn khỏi. (Hôm trƣớc, nó đến nhà tôi) - Vằn lăng, khỏi thâng rườn mền. (Hôm sau, tôi đến nhà nó).

Ở hai phát ngôn (câu) trên, chúng ta thấy mền (nó) và khói (tôi) mặc dù ở những vị trí và giữ chức năng ngữ pháp khác nhau, nhƣng vẫn giữ nguyên hình thức ngữ âm.

Các ý nghĩa ngữ pháp, quan hệ ngữ pháp trong tiếng Tày đƣợc biểu thị chủ yếu bằng trật tự từ và hƣ từ. Ví dụ, ngƣời Tày khi nói đến bút (bút) đƣợc sử dụng trong câu: bút cúa khỏi ( bút của tôi). Ở ví dụ này, chúng ta rất khó xác định đây là từ chỉ số ít hay số nhiều . Muốn phân biệt đƣợc ý nghĩa “nhiều”/ “ít” đó, ngƣời ta phải sử dụng hƣ từ nằm bên ngoài từ bút để thể hiện. Ví dụ: bút (cái bút ) / bại ăn bút nẩy lè cúa khỏi (những cái bút này là của tôi)...

Hay muốn biểu thị các quan hệ ngữ pháp, trong tiếng Tày ngƣời ta dùng trật tự từ. Ví dụ: tu lăng (cửa sau) và lăng tu (sau cửa), vị trí trật tự của từ tu (cửa ) thay đổi nên quan hệ của nó với lăng cũng khác đi…

Với những đặc điểm cơ bản trên, tiếng Tày có thể đƣợc coi là một ngôn ngữ tƣơng đối điển hình của loại hình đơn lập.

Một phần của tài liệu phương thức láy trong tiếng tày (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)