Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay tại ngân hàng tmcp xăng dầu petrolimex- chi nhánh thăng long (pgbank thăng long) (Trang 88 - 93)

III Theo lĩnh vực và ngành KT 250 100 700 100 1435 100 1817

2 Thu nhập từ hoạt động cho vay 53.4 73.6 00.9 60.5 3=/1Tỷ lệ thu nhập tín dụng trên

3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất, Trên cơ sở Luật NHNN, luật các tổ chức tín dụng, cần xây

dựng hoàn chỉnh, đồng bộ hệ thống các văn bản hướng dẫn, tạo thuận lợi cho các NHTM hoạt động trong những điều kiện cụ thể của nền kinh tế.

Thứ hai, Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện tốt các chính sách

tiền tệ đảm bảo tính lành mạnh, ổn định, tính minh bạch và đáng tin cậy, kết hợp với việc thực thi chính sách tài khoá trong đó có các chính sách như lãi suất, tỷ giá, tín dụng cần được xây dựng theo hướng linh hoạt để có thể sử dụng các công cụ thị trường can thiệp dễ dàng và có hiệu quả khi thị trường biến động:

- Điều hành lãi suất cơ bản một cách thích hợp để các NHTM định ra lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay phù hợp, không rơi vào tình trạng thừa thiếu vốn bởi chính sách, làm thị trường mất cân bằng.

- Điều chỉnh biên độ tỷ giá để hoạt động kinh doanh ngoại hối được thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Thứ ba, NHNN cần đi trước, thúc đẩy hiện đại hoá công nghệ ngân hàng

đảm bảo tính đồng bộ trong các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng, chuyển tiền điện tử, điều chuyển vốn… làm tăng vòng quay vốn, tiết kiệm chi phí tiền mặt trong lưu thông. NHNN cần bố trí các khoản vay ưu đãi hỗ trợ về mặt tài chính và ưu đãi thuế cho các NHTM trong việc đổi mới công nghệ ngân hàng. Cải tiến và đổi mới mô hình tổ chức, khả năng kinh doanh và điều hành của cả hệ thống ngân hàng, mở rộng mạng lưới huy động vốn cũng như các NHTM, gắn chặt khả năng cung cấp vốn và nhu cầu sử dụng vốn trên từng địa bàn cũng như toàn quốc.

Thứ tư, Hoàn chỉnh và tổ chức triển khai thực hiện tốt thị trường tiền tệ -

đây là thị trường vốn ngắn hạn, là công cụ NHNN điều hoà khả năng thanh toán giữa các ngân hàng thương mại. Giải quyết tốt các mối quan hệ trên thị trường này một mặt giúp NHNN quản lý và điều hành được lượng tiền mặt, quản lý được hạn mức tín dụng đối với các NHTM, một mặt tạo điều kiện cho các NHTM tìm được nơi đầu tư lý tưởng và là căn cứ để cho NHNN định ra các mức lãi suất đầu vào và đầu ra hợp lý.

Tăng cường phát triển thị trường chứng khoán để giải quyết nhu cầu vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Thị trường chứng khoán sẽ là nơi quy tụ và phân phối các nguồn vốn tiềm tàng trong dân chúng, trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế để biến các nguồn vốn vừa mỏng vừa ngắn hạn trở thành nguồn vốn tập trung và dài hạn nhằm đầu tư để phát triển sản xuất. Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc xúc tiến để triển khai nhanh chóng thị trường chứng khoán là một yêu cầu hết sức cấp thiết nhằm bổ sung thêm nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế.

Thứ năm, Theo dõi và giám sát chặt chẽ các tổ chức tín dụng trong thực

hiện dự trữ bắt buộc, khoản dự trữ bắt buộc này các NHTM không được phép sử dụng để cho vay và cũng không được hưởng lãi từ NHNN. Dự trữ bắt buộc

là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ nhằm điều tiết, tăng giảm khối lượng tín dụng và từ đó điều tiết hoạt động của các NHTM. Tuy nhiên, đứng trên góc độ của các NHTM thì đây là các tổ chức huy động vốn để cho vay, phần chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay chính là nguồn lợi tức cho ngân hàng và là nguồn chủ yếu mang lại lợi nhuận cho các NHTM. Trong thực tế, không phải bao giờ các ngân hàng cũng sử dụng hết nguồn vốn huy động, thêm vào đó còn phải thực hiện dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN mà vẫn phải trả lãi cho người gửi tiền. Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lên quá cao dẫn tới các NHTM dễ lâm vào tình trạng bị lỗ. Chính vì vậy, NHNN cần đưa ra chính sách này một cách hợp lý hơn như: chính sách bù lỗ hoặc trả lãi cho các khoản dự trữ vượt quá yêu cầu đó, … Đồng thời nên hạn chế sử dụng chính sách dự trữ bắt buộc, chỉ dùng trong những trường hợp bất khả kháng, tránh gây thiệt hại cho các ngân hàng.

Thứ sau, NHNN cần cải thiện chất lượng hoạt động của hệ thống ngân

hàng và các định chế tài chính trung gian trong việc tạo dựng nguồn và cung hứng vốn cho nền kinh tế quốc dân theo hướng.

- Quy định giá cả đầu tư vào thoả đáng để đảm bảo lợi ích của người gửi tiền hay đầu tư. Đồng thời mở rộng mức bảo hiểm tiền gửi để củng cố lòng tin của người gửi tiền vào ngân hàng. Theo nghị định 109/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 89 về Bảo hiểm tiền gửi mức này mới chỉ là 50 triệu đồng, nếu đặt trong điều kiện hiện tại thì mức bảo hiểm này chưa hợp lý. Vì vậy, không kích thích được những khách hàng có số tiền dư thừa lớn gửi vào một ngân hàng. NHNN nên tăng mức bảo hiểm này lên để phù hợp hơn, thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội.

- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả để phù hợp hơn với đặc điểm tâm lý, thói quen, khả năng thu nhập và ý thích của người gửi tiền.

Hoàn thiện chất lượng các phương tiện và công cụ thanh toán để mọi người khoản vốn chu chuyển trong nền kinh tế đều thông qua hệ thống các định chế trung gian tài chính, đặc biệt là ngân hàng.

Thứ bẩy, Tiếp tục xây dựng và phát triển thị trường ngân hàng lành

mạnh, thích hợp bằng các NHNN tăng cường kiểm soát việc ra đời các tổ chức tín dụng mới cũng như việc mở thêm các chi nhánh và phòng giao dịch của các tổ chức tín dụng, đồng thời phát triển hệ thống giám sát ngân hàng, phối hợp với các tổ chức quốc tế khác nhằm dự báo, phát hiện, chia sẻ thông tin, hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm để giúp các tổ chức tín dụng phòng tránh được rủi ro. Chủ động trong việc đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo kiểm soát và điều chỉnh lượng vốn phù hợp với khả năng hấp thụ của nền kinh tế, hạn chế các tác động bất lợi từ sự dịch chuyển các luồng vốn vào và ra cũng như định hướng tạo kênh dẫn vốn vào những khu vực kinh tế cần được ưu tiên trong từng thời kỳ.

KẾT LUẬN

Kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn phục hồi sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009. Đây là giai đoạn khó khăn đối với hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung. Để tồn tại và phát triển được chỉ tiêu hiệu quả chính là mục tiêu hướng tới không của riêng một ngân hàng nào. Do đó, nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với hoạt động của các ngân hàng.

Đề tài: “ Nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay tại NH TMCP Xăng dầu Petrolimex- Chi nhánh Thăng Long ” được kết hợp từ quá trình nghiên cứu lý luận chung với phân tích, đánh giá từ thực tế, đã thực hiện được các nội dung sau:

- Hệ thống hóa và làm rõ hơn các vấn đề lý luận cơ bản về huy động vốn và sử dụng vốn, hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn của các NHTM.

- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex- Chi nhánh Thăng Long.

- Đưa ra các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex- Chi nhánh Thăng Long.

- Đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ và NHNN để tạo cơ chế và các điều kiện cần và đủ để triển khai các giải pháp đã nêu một cách hợp lý.

Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé kiến thức của mình vào hoạt động thực tế nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex- Chi nhánh Thăng Long. Tuy nhiên đây có thể là một bài toán không mới, song khá phức tạp, liên quan đến nhiều mặt hoạt động của một NHTM. Do vậy, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các nhà nghiên cứu, bạn bè đang quan tâm đến vấn đề này để luận văn hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Thái Bá Cẩn đã giúp em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này.

---

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay tại ngân hàng tmcp xăng dầu petrolimex- chi nhánh thăng long (pgbank thăng long) (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w