Theo loại tiền 360.5 100 836.8 100 1558 100 1949

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay tại ngân hàng tmcp xăng dầu petrolimex- chi nhánh thăng long (pgbank thăng long) (Trang 47 - 52)

1 Ngoại tệ

( quy đổi) 69.6 19,3 102.1 12,2 252.5 16.2 317.7 16.3 32.5 46.7 150.4 147.3 65.2 25.8 2 VND 290.9 80.7 734.7 87.8 1306 83.8 1632 83.7 443.8 152.6 571.2 77.7 325.6 24.9

III Theo thời

gian 360.5 100 836.8 100 1558 100 1949 100 1 Tiền gửi KKH 63.1 17.5 144.1 17.2 240 15.4 284.6 14.6 81 128.4 95.9 66.6 44.6 18.6 2 ngắn hạnTiền gửi 207.3 57.5 564.2 67.4 1086 69.71 1368 70.19 356.9 172.2 522.2 92.6 281.7 25.9 3 Tiền gửi trung và dài hạn 90.1 25 128.5 15.4 232 14.89 296.5 15.21 38.4 42.6 103.5 80.5 64.5 27.8

Kết quả của công tác huy động vốn của PGBANK Thăng Long qua các năm qua rất tốt. Với tốc độ tăng trưởng vốn liên tục trong 4 năm liên tiếp. Năm 2011 đạt 1949.2 tỷ đồng tăng 25.1% so với năm 2010, năm 2010 đạt 1558.4 tỷ đồng tăng 86.2% so với năm 2009, năm 2009 đạt 836.8 tỷ đồng tăng 132% so với năm 2008 là 360.5 tỷ đồng.

Để đánh giá cụ thể tình hình huy động vốn của chi nhánh, cần xem xét chi tiết cơ cấu các nguồn huy động ( theo bảng 1.4 )

* Cơ cấu theo đối tượng.

Nhìn vào bảng 1.4: cho thấy nguồn huy động vốn từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh, tỷ trọng này có sự biến động qua các năm nhưng trung bình trên 70%. Khối lượng vốn huy động từ dân cư tăng đều qua các năm , năm 2008 huy động từ dân cư là: 295.6 tỷ đồng. Sang đến năm 2009, công tác đền bù giải phóng mặt bằng chuẩn bị cho các dự án trong khu vực Việt Hưng bắt đầu được triển khai, thông qua các hình thức tiếp trực tiếp tới dân cư ( phát tờ rơi, truyền thanh… ), chi nhánh đã thu hút một lượng vốn không nhỏ từ dân. Quy mô vốn dẫn cư tăng lên 602.5 tỷ đồng ( tăng 103.8 % so với năm 2008 ). Đến năm 2010, 2011 tiếp tục phát huy lợi thế từ địa điểm, liên tục triển khai các chương trình tiết kiệm mới và giới thiệu vào khu giải phóng mặt bằng Việt Hưng, Phúc Lợi làm cho lượng vốn tăng lên đáng kể, năm 2010 đạt 1090.9 tỷ đồng, tăng lên 81.1 % so với năm 2009; năm 2011 đạt 1344.9 tỷ đồng tăng lên 23.3% so với năm 2010.

Về mảng huy động vốn từ tổ chức kinh tế, quy mô vốn có sự tăng trưởng nhanh. Năm 2008 đạt 64.9 tỷ đồng thì sang năm 2009 đạt 234.3 tỷ đồng, tăng 261 % so với năm 2008, sang năm 2010 tiếp tục tăng lên đạt 467.5 tỷ đồng, tăng 99.5% so với năm 2009. Đến năm 2011 tiền gửi từ tổ chức kinh tế tiếp tục tăng, từ 467.5 tỷ đồng năm 2010 lên 604.3 tỷ đồng năm 2011, năm 2011 tăng so với 2011 là 29.3%. Mặc dù kinh tế Việt Nam ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Âu và tình hình khủng hoảng kinh tế trong

nước vào những tháng cuối năm nhưng do công tác tiếp thị, những chính sách kịp thời mà ngân hàng vẫn có lượng tiền gửi tổ chức tăng lên.

Bên cạnh đó, PGBANK còn tiếp thị được các sản phẩm trả lương qua tài khoản, tăng doanh số về mở thẻ thanh toán ( trung bình mỗi năm phát triển khoảng 2500 thẻ mới). Bằng sự nỗ lực của mình, chi nhánh đã tăng được quy mô vốn huy động từ tổ chức kinh tế lên 604.3 tỷ đồng năm 2011, trong đó hơn 30%là tiền gửi có kỳ hạn;

* Cơ cấu theo thời gian

Kỳ hạn là tiêu chí quan trọng để phân chia nguồn vốn huy động, nó giúp ngân hàng đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro kỳ hạn của các khoản huy động vốn và các khoản cho vay. Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi ngắn hạn có kỳ hạn dưới 12 tháng, tiền gửi trung bình và dài hạn có kỳ hạn trên 12 tháng.

Nhìn vào bảng 1.4, phần III, ta thấy rõ: Tiền gửi không kỳ hạn hiện nay của PGBANK Thăng Long chủ yếu là tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế ( chiếm trên 90% ), tiền gửi thanh toán của các cá nhân chỉ chiếm 10%. Trong tổng nguồn vốn huy động trong thời gian qua, nhìn chung vốn huy động không kỳ hạn và ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Điều này phản ánh rõ thực trạng cơ cấu chung của hệ thống NHTM hiện nay do có sự biến động không ổn định về lãi suất trong ngân hàng.

Vốn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do sự biến động của lãi suất huy động vốn trong thời gian qua. Đặc biệt là vào năm 2008, khi khủng hoảng kinh tế lan rộng, lãi suất thay đổi liên tục, để bình ổn thị trường, Chính phủ đã phải nâng mức lãi suất cơ bản lên cao để thu hút lượng tiền ngoài lưu thông, dẫn tới lãi suất huy động vốn trong các ngân hàng cũng tăng cao, đỉnh điểm là mức 18% và lãi suất ngắn hạn bằng hoặc thậm chí có thời điểm còn cao hơn lãi suất dài hạn, khiến cho các cá nhân và tổ chức đổ xô gửi ngắn hạn.

Chính vì vậy mà năm 2008, mặc dù tổng số vốn huy động chỉ là 360.5 tỷ đồng, nguồn vốn ngắn hạn vẫn chiếm tới 57.5% tổng vốn huy động được, trong khi đó vốn huy động trung và dài hạn chiếm 25% và tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm 17.5%.

Từ năm 2009 đến nay, xu hướng càng thể hiện rõ hơn, tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn tiếp tục tăng lên mức 67.42% trong năm 2009 và mức 69.71% trong năm 2010 trong tổng vốn huy động, mặc dù sau khủng hoảng, với những chính sách hợp lý và kịp thời của chính phủ, nền kinh tế đã và đang có những dấu hiệu phục hồi rất tích cực, tuy nhiên tâm lý người gửi tiền vẫn còn e ngại nên họ vẫn ưa thích những kỳ hạn gửi tiền có tính linh hoạt cao, họ có thể dễ dàng thay đổi khi lãi suất thị trường có biến động. Kinh tế phục hồi cũng làm cho nguồn vốn huy động của chi nhánh khởi sắc hơn thể hiện ở tổng số vốn huy động tăng lên rõ hơn, nếu năm 2008 chỉ là 360.5 tỷ đồng thì đến năm 2009 là 836.8 tỷ đồng, năm 2010 là 1558,4 tỷ đồng, năm 2011 là 1949.2 tỷ đồng.

* Cơ cấu theo loại tiền

Vốn tồn tại trong nền kinh tế dưới nhiều hình thức: tiền mặt ( tiền nội tệ, tiền ngoại tệ ), vàng, giấy tờ có giá… Hiện nay, NH Xăng dầu chỉ huy động tiền mặt trong nền kinh tế dưới dạng tiền nội tệ ( VND ); ngoại tệ ( USD, EUR ).

Trong tổng số vốn huy động, nội tệ ( VND ) vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, trên 80%, tuy nhiên tỷ trọng huy động bằng ngoại tệ cũng có sự tăng nhẹ qua các năm. Bảng 1.6 cho thấy quy mô vốn huy động bằng ngoại tệ tăng đều qua các năm, tốc độ tăng trung bình trên 50% qua các năm, trong đó vốn huy động bằng USD là chủ yếu ( chiếm trên 75% tổng số vốn huy động bằng ngoại tệ ). Quy mô vốn huy động bằng nội tệ cũng có sự tăng trưởng khá qua các năm. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do sự biến động không ổn định, thương xuyên của tỷ giá ngoại tệ trên thị trường, có những thời điểm tỷ giá USD/VND tăng lên 22.000, chênh lệch tỷ giá trong ngân hàng và thị trường lên tới 10%; thêm vào đó là những khó khăn từ thị trường, lạm phát tăng cao,

tâm lý lo sợ nội tệ mất giá của người dân khiến một lượng vốn lớn tiền nội tệ bị rút ra để quy đổi sang ngoại tệ, vàng…

Nhìn chung, quy mô vốn huy động của PGBANK Thăng Long có dự tăng trưởng qua các năm, tốc độ tăng trưởng trung bình trên 50%. Tuy nhiên do sự biến động của lãi suất trên thị trường mà cơ cấu vốn về kỳ hạn chưa hợp lý, trong khi huy động ngắn hạn có tỷ trọng trung bình 60% ( trong đó phổ biến là kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng ) trong tổng huy động, thì vốn huy động trung và dài hạn chỉ chiếm khoảng 15%, điều này cho thấy bất kỳ một dấu hiệu biến động lãi suất sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Về cơ cấu huy động vốn theo đối tượng, huy động vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng cao, song xét về tiềm năng huy động trong địa bàn hoạt động thì khối lượng này vẫn chưa tương xứng. Huy động từ tổ chức kinh tế có tỷ trọng thấp hơn, nhưng quy mô có sự tăng nhanh qua các năm, trong đó tiền gửi thanh toán là chủ yếu. Tỷ trọng vốn huy động bằng nội tệ chiếm trên 80%, vốn huy động ngoại tệ có sự gia tăng nhanh chóng. Việc huy động vốn từ kinh tế bằng nhiều loại tiền tệ giúp ngân hàng huy động tốt hơn nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế, song vốn huy động bằng ngoại tệ có sự biến động trong tình hình biến động mạnh về tỷ giá như hiện nay, thêm vào đó là lãi suất huy động ngoại tệ thường thấp, chỉ mang tính chất cất giữ là chính.

2.2.2. Hiệu quả huy động vốn của PGBank- Chi nhánh Thăng Long.2.2.2.1. Chi phí cho một đồng vốn huy động. 2.2.2.1. Chi phí cho một đồng vốn huy động.

Để thực hiện hoạt động huy động vốn của mình, bất cứ ngân hàng nào cũng phải bỏ ra một lượng chi phí nhất định trong từng thời kỳ, phù hợp với chính sách nguồn vốn, với nguyên tắc chung là hợp lý và hiệu quả để thu hút nguồn vốn để kinh doanh. Những chi phí này bao gồm cả những chi phí có thể tách rời, phục vụ riêng cho hoạt động huy động vốn như lãi phải trả, nhưng cũng có những loại chi phí chung không thể tách rời như chi phí quản lý, chi phí quảng cáo, tiếp thị, chi phí nhân công, chi phí chung… Vậy chi phí phải trả cho một đồng vốn huy động được chỉ có thể tính một cách tương đối.

Bảng 1.5: Chi phí huy động vốn tại PGBANK Thăng Long giai đoạn 2008 - 2011 Đơn vị: Tỷ đồng. Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số

tiền Số tiền Số tiền Số tiền

I Tổng vốn huy động 360.5 836.8 1558.4 1949.2

II Tổng chi phí 42.5 58.2 177.4 225.3

1 Chi phí trả lãi tiền gửi 39.4 55.6 169.94 216.7

2 Chi phí quản lý 0.5 0.3 0.94 0.7

3 Chi phí quảng cáo 0.1 0.15 0.18 0.23

4 Chi phí khác 2.5 2.15 6.34 7.67

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay tại ngân hàng tmcp xăng dầu petrolimex- chi nhánh thăng long (pgbank thăng long) (Trang 47 - 52)