Bài học kinh nghiệm đối với NHTM tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay tại ngân hàng tmcp xăng dầu petrolimex- chi nhánh thăng long (pgbank thăng long) (Trang 32 - 33)

Hệ thống NHTM Việt Nam đang từng bước hội nhập với sự phát triển của hệ thống tài chính trên thế giới. Để hoàn thiện, NHTM trong nước cần có nhiều bài học kinh nghiệm từ các nước phát triển:

Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ: Hiện nay, nguồn vốn nhàn rỗi

trong dân vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, thói quen chi tiêu bằng tiền mặt còn khá phổ biến, trong khi nhu cầu vốn của nền kinh tế rất cao. Để thực hiện tốt vai trò trung gian tài chính, hệ thống NHTM cần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của mình nhằm huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi để chuyển tới nơi có nhu cầu về vốn trong nền kinh tế. Các công cụ huy động và cho vay đa dạng vả về loại tiền tệ, kỳ hạn, đối tượng, phương thức trả lãi, trả gốc, tiện ích của dịch vụ…

Áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động của ngân hàng: để nâng

cao năng lực cạnh tranh cũng như nâng cao tốc độ trong thanh toán, giao dịch, phát triển tiện ích mới cho khách hàng, nhất thiết các NHTM phải đổi mới về công nghệ: máy vi tính, hệ thống bảo mật, máy sử dụng thẻ thanh toán, chương trình phần mềm hiện đại… Hiện tại, nước ta đang khuyến khích hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông, mục tiêu kiểm soát chặt lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế. Các ngân hàng cần đẩy mạnh triển khai hệ thống thanh toán liên ngân hàng, dịch vụ ngân hàng điện tử từ e-banking, thanh toán qua thẻ thanh toán…

Xây dựng danh mục khách hàng tiềm năng có uy tín và hiệu quả, tuân thủ các quy định của chính sách kinh tế của nhà nước: Bài học rút ra từ các

cuộc khủng hoảng kinh tế, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007 khởi đầu từ Mỹ, một danh mục khách hàng không lành mạnh, cho vay dưới tiêu chuẩn luôn tiềm ẩn rủi ro cao, đe dọa lớn tới hoạt động của tất cả các ngân hàng. Ngân hàng cần gắn lợi ích của ngân hàng với lợi ích của khách hàng và của nền kinh tế. Việc tuân thủ theo quy định chung của chính sách kinh tế vĩ mô

của nhà nước đảm bảo cho sự phát triển của ngân hàng gắn liền với sự ổn định của thị trường và nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc xây dựng được một danh mục khách hàng tiềm năng luôn là mục tiêu hướng tới của các ngân hàng, theo đó:

- Khách hàng được chia thành từng nhóm để có chính sách đãi ngộ hợp lý. Những khách hàng lớn, khách hàng truyền thống được ngân hàng tín nhiệm sẽ được nhận những chính sách ưu tiên về lãi suất, phí dịch vụ, và các dịch vụ chăm sóc kèm theo.

- Có một bộ phận quản lý khách hàng, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ duy trì các mối quan hệ thường xuyên với khách hàng, đưa ra chính sách khách hàng kịp thời. Bộ phận này kiêm luôn cả việc nghiên cứu khách hàng, tìm kiếm các đặc điểm, khả năng, sở thích, thói quen, động cơ và nhu cầu của họ. Thường xuyên thu thập ý kiến của khách hàng thông qua việc mở sổ góp ý.

Qua việc phân tích cơ sở lý luận tại Chương 1, chúng ta đã hiểu rõ hơn những khái niệm về vốn, huy động vốn và cho vay tại các NHTM. Đồng thời chúng ta cũng biết tính tất yếu phải nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay, một số chỉ tiêu, ý nghĩa và công thức tính các chỉ tiêu đó để đánh giá hiệu quả huy động và cho vay tại các NHTM. Trên cơ sở kinh nghiệm hoạt động của NHTM một số nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho hoạt động huy động vốn và cho vay của các NHTM trong nước.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay tại ngân hàng tmcp xăng dầu petrolimex- chi nhánh thăng long (pgbank thăng long) (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w