7. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.2.1. Phương pháp thống kê và phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
Các tài liệu thứ cấp của các cơ quan đã giúp tác giả tổng quan được các vấn đề lý luận và khung nghiên cứu cho đề tài; đồng thời còn giúp tác giả có hiểu biết sâu hơn về tình hình phát triển du lịch của tỉnh. Phương pháp này được tác giả sử dụng nhiều ở Phần mở đầu: Mục 2: Lịch sử nghiên cứu; Chương 1: Mục 1.1. Cơ sở lý luận đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa.
Tác giả sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS 20.0 để xử lý thông tin từ phiếu điều tra của khách du lịch. Phương pháp này thông qua phân tích tương quan hồi quy giữa các tiêu chí nhằm xác định trọng số các tiêu chí ảnh hưởng đến khả năng khai thác các điểm tài nguyên du lịch văn hóa cho việc phát triển du lịch.
Sau khi xác định tiêu chí đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa tỉnh Phú Yên, để tính toán trọng số của tiêu chí theo mô hình AHP, gồm các bước tiến hành như sau:
- Bước 1: Thu thập ý kiến chuyên gia về mức độ ưu tiên của các tiêu chí.
- Bước 2: Thiết lập ma trận so sánh theo cặp tiêu chí đánh giá. Đây là ma trận nghịch đảo với sự so sánh cặp tài nguyên du lịch văn hóa: nếu tiêu chí i so sánh với j có một giá trị aij thì khi j so sánh với i sẽ có giá trị nghịch đảo là 1/aij, nếu tiêu chí so sánh với chính nó sẽ bằng 1.
- Bước 3: Tính toán trọng số các tiêu chí bằng cách lấy giá trị của mỗi cặp chia cho tổng mỗi cột trong ma trận. Chuẩn hóa các giá trị để có được trọng số của tiêu chí bằng cách lấy trung bình cộng của từng hàng.
- Bước 4: Tính tỷ số nhất quán (CR). Tỷ số nhất quán phải nhỏ hơn hay bằng 10%, nếu lớn hơn, cần thực hiện lại các bước 1,2,3. Trong luận án, phương pháp này được tác giả dùng nhiều ở Chương 1: Mục 1.1.4. Cách đánh giá và các tiêu chí đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa; Chương 2: Mục 2.4.2. Lựa chọn và đánh giá các tài nguyên du lịch văn hóa được lựa chọn đánh giá phát triển du lịch ở tỉnh Phú Yên.
7.2.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học
Tác giả sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn đối với du khách. Mức độ cảm nhận của du khách được ước lượng bằng thang đo 5 cấp độ của Likert với 1- Hoàn toàn không đồng ý/Hoàn toàn không hài lòng, 2- Không đồng ý/Không hài lòng, 3- Bình thường, 4- Đồng ý/Hài lòng, 5- Hoàn toàn đồng ý/Hoàn toàn hài lòng.
- Đối tượng điều tra xã hội học được thực hiện trong luận án gồm: khách du lịch, người dân địa phương và cán bộ quản lý.
- Hình thức điều tra: Bằng phiếu điều tra đối với khách du lịch, người dân địa phương (phụ lục 01;11); phỏng vấn trực tiếp đối với cán bộ quản lý.
- Địa điểm và thời gian điều tra: Đối với khách du lịch điều tra tại các điểm du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Yên bằng cách hỗ trợ vé tham quan cho khách du lịch được trả lời phiếu và thu lại phiếu của du khách tại quầy bán vé, thời gian thực hiện từ tháng 02-9/2021 vì đây là mùa
j n
cao điểm của du lịch Phú Yên. Đối với người dân địa phương, đối tượng điều tra là những người có trình độ học vấn như sinh viên, cán bộ công chức làm việc ở các cơ quan hành chính thành phố/
thị xã/ huyện/ xã/ phường/ thị trấn (09 thành phố/ thị xã/ huyện) trên địa bàn tỉnh Phú Yên và các hộ dân sống gần các điểm du lịch. Đối với cán bộ quản lý tiến hành phỏng vấn sâu.
- Số mẫu: Xác định dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998), số lượng mẫu tối thiểu (n) là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comey, 1973; Roger, 2006). n=5*m, trong đó m là số lượng câu hỏi trong phiếu khảo sát). Như vậy đối với số mẫu của Phiếu khảo sát du khách, số mẫu tối thiểu là 5x13=65 phiếu (trong luận án đã sử dụng 160 phiếu); đối với số mẫu của Phiếu điều tra khách nội địa số mẫu tối thiểu là 5x12=60 (trong luận án đã sử dụng 100 phiếu); khách quốc tế là 60 phiếu.
- Xử lý kết quả điều tra bằng phần mềm Exel. Kết quả điều tra xã hội học là một trong những cơ sở quan trọng cho việc phân tích các vấn đề cần thiết để đưa ra định hướng khai thác tài nguyên du lịch văn hóa phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Yên.
Phương pháp này được tác giả thể hiện rõ trong luận án phần Chương1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa, Mục 1.1. Cơ sở lý luận và mục 1.2. Cơ sở thực tiễn;
Chương 2: Đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Phú Yên. Mục 2.4.2. Lựa chọn đánh giá và đánh giá các tài nguyên du lịch văn hóa được lựa chọn đánh giá phát triển du lịch ở tỉnh Phú Yên.
7.2.2.3.. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả cố gắng trao đổi, xin ý kiến tư vấn của các chuyên gia về xác định các tiêu chí và trọng số các tiêu chí đánh giá tài nguyên văn hóa. Chuyên gia gồm 06 Nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu về du lịch và phương pháp phân tích thứ bậc AHP, 03 chuyên gia là lãnh đạo các bộ phận, cơ quan nhà nước về tài nguyên và hoạt động du lịch Phú Yên, 03 chuyên gia là nhà quản lý, điều hành các công ty du lịch. Thông tin các chuyên gia được trình bày ở phần (phụ lục: Bảng 1c).
Ý kiến chuyên gia và cách tính điểm trung bình theo các chỉ tiêu được thực hiên theo công thức sau:
Trong đó:
C 1
j
Cij
i1
- Cij điểm chuyên gia i đánh giá mục tiêu j
- nj là số chuyên gia tham gia cho điểm mục tiêu j - i = 1, n (n: chuyên gia); j = 1, m (mục tiêu)
n
(Xi X )
Đối với các vấn đề mang tính định lượng: để xem xét sự bất đồng của các chuyên gia đối với các vấn đề mang tính định lượng chúng tôi áp dụng công thức tính hệ số biến thiên CV (coefficient of variation), theo Nguyễn Kim Chương (2004).
𝐶𝑉 = 𝑆
𝑋̅∗ 100%
Trong đó, S: Độ lệch chuẩn ; X: Giá trị bình quân
Độ lệch chuẩn là căn bậc 2 của phương sai cho biết bình quân giá trị của các lượng biến cách giá trị trung bình chung là bao nhiêu đơn vị.
S , i=1,2…n
Hệ số biến thiên càng cao, thì độ phân tán của lượng biến càng lớn, tính chất đại diện của số bình quân càng thấp và ngược lại. Hệ số biến động của tiêu thức là số tương đối, được dùng để so sánh độ phân tán giữa các hiện tượng có đơn vị tính khác nhau, hoặc giữa các hiện tượng cùng loại nhưng có số trung bình không bằng nhau.
- Đối với các vấn đề mang tính định tính: ý kiến được lấy khi có tổng số chuyên gia đồng ý trên 50%.
Nếu CV lớn có nghĩa là có sự bất đồng ý kiến, tác giả sẽ loại bỏ các ý kiến khác biệt lớn. Ý kiến được chọn khi có sự đồng ý trên 50%. Phương pháp này được tác giả thể hiện trong Chương1:
Cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá tài nguyên văn hóa, Mục 1.1 và 1.2; Chương 2: Đánh giá tài nguyên văn hóa phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Phú Yên, ở mục 2.4. Đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa ở tỉnh Phú Yên.
7.2.2.4. Phương pháp thực địa
Tác giả đã tiến hành nhiều đợt nghiên cứu thực địa các điểm văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Yên theo các giai đoạn (từ tháng 1 đến tháng 8 của các năm 2019 - 2023):
- Giai đoạn 1: Tiến hành khảo sát sơ bộ tình hình khai thác tài nguyên văn hóa để xác định đối tượng đánh giá và thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
- Giai đoạn 2: Khảo sát thực địa và thu thập thông tin theo các tiêu chí đánh giá các điểm tài nguyên văn hóa thuộc đối tượng nghiên cứu. Đây là giai đoạn quan trọng vì nhiều dữ liệu đầu vào của phương pháp đánh giá bằng thang điểm tổng hợp như khả năng tiếp cận, mức độ bảo tồn, mức độ hấp dẫn,...được thu thập và kiểm chứng trên thực địa.
- Giai đoạn 3: Sau khi có kết quả đánh giả tổng hợp khả năng khai thác của các điểm tài nguyên văn hóa, phương pháp thực địa giúp kiểm chứng lại kết quả nghiên cứu. Phương pháp này được tác giả thể hiện rõ trong Chương 2: Mục 2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa; Mục 2.4.2. Lựa chọn và đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa được lựa chọn đánh giá ở tỉnh Phú Yên.
7.2.2.5. Phương pháp phân tích SWOT
Bằng công cụ SWOT, đề tài đã tiến hành phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài của hoạt động khai thác tài nguyên du lịch văn hóa tỉnh Phú Yên để xác định các điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức và những kết hợp làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng và giải pháp khai thác hiệu quả của tài nguyên du lịch văn hóa phục vụ phát triển du lịch tỉnh Phú Yên. Phương pháp này được tác giả vận dụng theo (Đỗ Thị Minh Đức - Nguyên Viết Thịnh, 1998) thể hiện rõ trong Chương 3: Mục 3.1.4. Thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch tỉnh Phú Yên.
7.2.2.6. Phương pháp bản đồ - GIS
Đề tài sử dụng hệ thống bản đồ hành chính để thu thập thông tin ban đầu về các đơn vị hành chính của tỉnh. Các lớp thông tin nền được sử dụng để xây dựng các bản đồ khác như: bản đồ tài nguyên du lịch văn hóa, bản đồ thực trạng du lịch, bản đồ định hướng các loại hình sản phẩm du lịch, bản đồ các tuyến du lịch, bản đồ phân hạng tài nguyên, dưới sự trợ giúp của phần mềm mapInfo. Phương pháp này được tác giả thể hiện rõ trong thiết lập 11 bản đồ phục vụ đề tài
luận án.
7.2.2.7. Phương pháp đánh giá các điểm tài nguyên du lịch văn hóa
Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa được đánh giá bằng thang điểm tổng hợp có trọng số, kết hợp sử dụng phương pháp đánh giá định tính và định lượng. Mức độ thuận lợi của các điểm tài nguyên được thể hiện bằng điểm số và phân thành các cấp độ khác nhau. Khi tiến hành đánh giá cần thực hiện các bước chính như sau:
Bước 1: Xây dựng thang đánh giá
- Xác định tiêu chí đánh giá: Xác định tiêu chí đối với đánh giá cho các điểm tài nguyên du lịch văn hóa: gồm 8 tiêu chí: Độ hấp dẫn của tài nguyên; Sự kết hợp tài nguyên; Giá trị xếp hạng điểm tài nguyên; Thời gian khai thác; Sức chứa du khách; Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật; Tính bền vững của tài nguyên - môi trường; Vị trí và khả năng tiếp cận điểm tài nguyên.
- Xác định các bậc của từng tiêu chí: Đối với đánh giá theo các điểm tài nguyên du lịch văn hóa phục vụ phát triển du lịch, mỗi tiêu chí được phân thành 5 mức (bậc) theo các chỉ tiêu: Rất thuận lợi/ Rất cao, Thuận lợi/Cao, Thuận lợi trung bình/ Bình thường, Ít thuận lợi/Thấp và Rất ít thuận lợi/Rất thấp..
- Xác định chỉ tiêu mỗi bậc
- Xây dựng điểm mỗi bậc và hệ số mỗi tiêu chí Bước 2: Tiến hành đánh giá
- Điểm đánh giá tương ứng với các mức lần lượt là 5; 4; 3; 2; 1. Trọng số được xác định bằng phương pháp phân tích định tính có tham khảo ý kiến chuyên gia thông qua phiếu khảo sát.
- Trọng số đánh giá được xác định 5 bậc là các số thập phân (0,3 - 0,15 - 0,1 - 0,08 - 0,06), tương ứng với mức quan trọng của mỗi tiêu chí đánh giá.
- Tính điểm từng tiêu chí đánh giá: Phân tích đặc điểm của mỗi điểm tài nguyên, so sánh với các chỉ tiêu của từng tiêu chí, cho điểm từng tiêu chí.
Bước 3: Đánh giá tổng hợp
Tính điểm tổng hơp và phân hạng kết quả đánh giá
- Tính điểm: Điểm đánh giá một tiêu chí là tích của trọng số với điểm của mức đánh giá;
Điểm đánh giá tổng hợp cho từng điểm tài nguyên du lịch văn hóa được tính bằng tổng số điểm đánh giá từng tiêu chí.
- Phân hạng kết quả đánh giá: Kết quả đánh giá tổng hợp các điểm tài nguyên du lịch văn hóa được phân thành 05 hạng cách đều nhau, bao gồm: Rất thuận lợi/Rất cao, Thuận lợi/Cao, Thuận lợi trung bình/ Bình thường, Ít thuận lợi/ Thấp, Rất ít thuận lợi/ Rất thấp.