CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HOÁ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
2.4. Đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa ở tỉnh Phú Yên
2.4.1. Khả năng khai thác và mức độ khai thác tài nguyên du lịch văn hóa ở tỉnh Phú Yên
Với 8 tiêu chí đánh giá, dựa vào ý kiến của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp và khảo sát thực tế của tác giả đã xác định tiêu chí độ hấp dẫn là tiêu chí quan trọng nhất, có tính quyết định khi xây dựng định hướng và đề ra giải pháp khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch. Vì nếu những điểm tài nguyên du lịch văn hóa có mức độ hấp dẫn ít thì khó có khả năng khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch. Chính vì vậy, tác giả đề tài tiến hành đánh giá độ hấp dẫn của tất cả các điểm tài nguyên, qua đó làm cơ sở để chọn những điểm tài nguyên có mức độ hấp dẫn đạt Thuận lợi/Cao và Rất thuận lợi/Rất cao để tiến hành đánh giá tổng hợp khả năng mức độ khai thác phát triển du lich.
Kết quả khảo sát độ hấp dẫn 126 điểm tài nguyên du lịch văn hóa, nhóm di tích lịch sử văn hóa có sự phân hóa rất lớn từ mức Rất thuận lợi/Rất cao đến mức Rất ít thuận lợi/Rất thấp;
các nhóm tài nguyên văn hóa còn lại ít có sự chênh lệch, độ hấp dẫn từ mức Trung bình/ Bình thường và Ít thuận lợi/ Thấp.
Qua phân tích thực trạng khai thác và mức độ khai thác tài nguyên du lịch văn hóa cho thấy mức độ khai thác giữa các điểm tài nguyên rất khác nhau. Trên cơ sở tần xuất xuất hiện của các điểm du lịch văn hóa trong các chương trình du lịch sẵn có, kết hợp với ý kiến phỏng vấn chuyên gia từ các công ty lữ hành về các điểm du lịch du khách tự chọn và những tài nguyên có tính mùa vụ cao như lễ hội, đề tài phân mức độ khai thác thành 5 cấp là khai thác Rất thuận lợi/Rất cao (từ 4,3-5,0 điểm), khai thác Thuận lợi/Cao (từ 3,5-4,2 điểm), khai thác Thuận lợi trung bình/Bình thường (từ 2,7-3,4 điểm), khai thác Ít thuận lợi/Thấp (từ 1,9-2,6 điểm) và khai thác Rất ít thuận lợi/Rất thấp (từ 1,0-1,8 điểm).
Dựa vào thang đánh giá thành phần và thang đánh giá tổng hợp theo 7 tiêu chí còn lại tác giá tiến hành đánh giá 126 điểm tài nguyên văn hóa tỉnh Phú Yên. Kết quả đánh giá tổng hợp theo 8 tiêu là cơ sở để phân hạng, khả năng khai thác tài nguyên được thể hiện qua bảng 2.4.
Bảng 2.4. Tổng hợp khả năng khai thác và mức độ khai thác tài nguyên du lịch văn hóa ở tỉnh Phú Yên
Khả năng khai thác và mức độ đánh giá điểm khai thác STT Điểm tài nguyên Rất thuận
lợi/Rất cao ( từ 4,3-5,0 điểm)
Thuận lợi/Cao (từ 3,5- 4,2 điểm)
Thuận lợi trung bình/
Bình thường (từ 2,7-3,4
điểm)
Ít thuận lợi/
Thấp (từ 1,9-
2,6 điểm)
Rất ít thuận lợi/
Rất thấp ( từ 1,0- 1,8 điểm)
1 Mũi Điện (Hải đăng Đại Lãnh) 2 Nhà thờ Mằng
Lăng
3 Chùa Thanh
Lương 4 Nhất Tự Sơn
5 Tháp Nhạn (DT quốc gia đặc biệt) 6 Núi Đá Bia 7 Mộ và đền thờ
Lương Văn Chánh 8 Mộ và đền thờ Lê
Thành Phương 9 Chùa Đá Trắng 10 Vũng Rô 11 Đập Đồng Cam 12 Thành An Thổ
13
Căn cứ tỉnh Phú Yên trong kháng chiến chống Mỹ - Nhà Thờ Bác Hồ
14
Địa điểm diễn ra cuộc Đồng Khởi Hòa Thịnh
15 Địa đạo Gò Thì Thùng
16
Nơi thành lập Chi bộ Đảng CS đầu tiên ở Phú Yên 17 Lễ hội Nghinh
Ông (Cầu ngư)
18
Hội đêm thơ Nguyên tiêu trên Núi Nhạn
19 Làng gốm Quảng Đức
20 Làng nghề bánh tráng Hòa Đa 21 Làng nước mắm
Gành Đỏ
22
Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ
(Phú Yên) 23
Bảo tàng Phú Yên (lưu giữ đàn đá, kèn đá) 24 Chùa Bảo Lâm 25 Chùa Khánh Sơn 26 Khu ẩm thực đặc
sản địa phương 27 Tháp Nghinh
Phong 28 Công viên Rồng
ngậm ngọc 29 Lẫm Phú Lâm
30
Cuộc Tổng tiến công nội dậy xuân 1968 31
Nơi xảy ra vụ thảm sát Ngân Sơn - Chí Thạnh
32 Nhà tưởng niệm Đ.C. Trần Hào 33 Đường số 5 34 Mộ liệt sĩ tập thể
Bắc Lý
35 Mộ và địa điểm
đền thờ Đào Trí 36 Hành cung Long
Bình
37 Lễ hội đua ngựa Gò Thì Thùng 38 Lễ hội Chùa Đá
Trắng
39 Trồng hoa, rau Ngọc Lãng 40 Trồng hoa Bình
Kiến
41 Dệt chiếu cói An Cư
42 Đan lát Vinh Ba 43 Làng nghề nước
mắm Gành Đỏ 44 Làng rượu Dâu
Tằm Hòa Phong 45 Chùa Triều Tôn 46 Chùa Bảo Tịnh 47 Chùa Hồ Sơn 48 Chùa Sắc tứ Bát
Nhã (Chùa Tổ) 49 Tháp Chăm Đông
Tác
50 Đình Ngọc Lãng 51 Lăng Đông Tác 52 Lăng Long Thủy 53 Đình Năng Tịnh 54
Địa điểm diễn ra trận đánh Quan Quang - Minh Đức 55 Địa điểm quản
thúc LS Nguyễn Hữu Thọ
56 Vụ thảm sát Chợ Giã
57 Vụ thảm sát thôn Phú Sơn
58 Vụ thảm sát Gành Đá – Vũng Bầu
59 Vụ thảm sát ở An Lĩnh
59
60 Vụ thảm sát Gò É, Gộp Dệt
61 Những vụ thảm sát xã An Hòa
62 Vụ thảm sát thôn Tân Long
63 Vụ thảm sát thôn Mỹ Long
64 Những vụ thảm sát tại An Định
65 Chùa Cổ Lâm – Hội Tôn
66 Vụ thảm sát thôn Phú Hạnh
67 Nơi thành lập Tỉnh ủy lâm thời
68
Địa điểm xảy ra trận đánh ông Trợ, thôn Định Trung 1 69 Lăng Mỹ Quang 70 Thành Hồ 71 Di tích Núi Sầm 72 Di tích Núi Miếu 73 Văn miếu Tuy Hòa 74 Lẫm Qui Hậu
75 Lẫm Đại Phú 76 Đình Phú Sen
77 Mộ Bà Lê Thị Loan
78 Địa điểm diễn ra trận chống càn xã Hòa Tân năm 1967 79 Nơi thảm sát thầy
trò trường L. Văn Chánh, Hòa Thịnh
80
Địa điểm quản thúc Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (Hòa Thịnh)
81 Trại An Trí Trà Kê
82
Địa điểm diễn ra Trận đánh Chi khu quận lỵ Củng Sơn giải thoát Luật sư Nguyễn H. Thọ 83 Đền thờ Tiền hiền
Củng Sơn
84 Di tích Núi Hiềm 85 Mộ Nguyễn Hữu
Dực
86 Lăng Phú Lạc 87 Mộ và nhà thờ
Dương Văn Khoa 88 Di tích Núi Quéo
89
Nơi diễn ra những trận đánh tiêu biểu ở Đèo Cả
90
Địa điểm diễn ra các vụ thảm sát tại xã Hòa Hiệp Nam
91 Mộ Nguyễn Hào Sự
92 Di tích Suối Cối 93
Địa điểm diễn ra trận đánh Phước Hòa
94
Địa điểm diễn ra trận đánh Phong Niên (Xuân Lãnh)
95 Lăng Hòa Lợi
96
Địa điểm diễn ra trận đánh Đèo Cù Mông năm 1965
97
Căn cứ cách mạng của huyện Sông Hinh trong KCCM 98
Nơi diễn ra các trận đánh tại thôn Tuy Bình
99 Hội đua thuyền trên sông Ngân Sơn 100 Lễ hội sông nước
Tam Giang 101 Lễ hội đầm Ô
Loan 102
Hội đua thuyền trên sông Đà Rằng
103 Lễ hội sông nước Đà Nông
104 Lễ dâng hương đập Đồng Cam
105 Hội Chùa Ông 106 Hội đánh Bài chòi 107 Lễ hội đền thờ
Lương Văn Chánh 108 Lễ hội đền thờ Lê
Thành Phương 109 Lễ hội Đâm Trâu
của dân Bana, Êđê 110 Lễ hội bỏ mả 111 Lễ hội mừng cơm
mới người Bana 112 Lễ hội mừng sức
khỏe dân tộc Chăm, Bana, Êđê 113 Lễ hội cầu an
114 Làng gốm Phụng Nguyên
115 Dệt thổ cẩm (dân tộc)
116 Đan bóng Mò O 117 Đan thúng chai 118 Làng rượu Quán
Đế
119 Hát Bá Trạo 120 Chùa Phật học 121 Chùa Hương Tích 122 Khu nhà cổ Ông
Võ Thức 123
Làng văn hóa Xí Thoại
124 Làng văn hóa Hà Rai
125 Làng Văn hóa Hòa Ngãi
126 Làng Văn hóa Buôn Lê Diêm
“Nguồn: Tác giả tổng hợp và tính toán”
Căn cứ vào giới hạn của đề tài nêu ra, các điểm tài nguyên được kiểm kê, khảo sát theo 8 tiêu chí, của 5 loại hình sản phẩm văn hóa du lịch, bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội, các làng nghề truyền thống, các đối tượng gắn với dân tộc học và các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác có sức hấp dẫn khách du lịch.
Các điểm tài nguyên văn hóa được chọn đưa vào đánh giá phân hạng, tập trung đầu tư khai thác phục vụ du lịch trong đề tài luận án gồm 28 điểm tài nguyên từ mức khai thác thuận lợi và rất thuận lợi (chiếm khoảng 22,2%), với 16 di tích lịch sử văn hóa - kiến trúc nghệ thuật - khảo cổ, 02 lễ hội, 03 làng nghề truyền thống, 04 đối tượng gắn với dân tộc học và 03 di tích văn hóa khác.
Tác giả căn cứ vào tiêu chí xếp hạng tải nguyên, chọn tài nguyên hạng I, II hiện đã, đang và được tiếp tục đầu tư khai thác trong tương lai; những tài nguyên có khả năng thu hút lượng khách du lịch hằng năm đến tham quan du lịch và trải nghiệm nhiều; và những tài nguyên khai thác mang lại nguồn thu nhập thực tế cao cho doanh nghiệp để đưa vào đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa (gồm có 28 điểm tài nguyên) của tỉnh Phú Yên.
Dựa vào thang đánh giá thành phần và thang đánh giá tổng hợp, sau khi phân tích những đặc điểm tài nguyên theo 8 tiêu chí còn lại, đề tài đánh giá thành phần và đánh giá tổng hợp (Phụ luc 7 và Phụ luc 8).
Qua bảng kết quả đánh giá tổng hợp tài nguyên văn hóa tỉnh Phú Yên theo 8 tiêu chí được thể hiện (Bảng 2.5 và Phụ luc 2), cho thấy kết quả phân hạng của 126 điểm tài nguyên văn hóa ở tỉnh Phú Yên bao gồm 5 cấp. Tính từ mức thuận lợi trở lên (loại I, II) được đưa vào đánh giá khai thác nhằm phục vụ du lịch trong đề tài có 28/126 điểm; còn lại có 20 điểm loại III, 74 điểm loại IV và 04 điểm loại V. Điểm đánh giá cao nhất là 12 địa điểm, tiêu biểu là các điểm như Tháp Nhạn 4,44 điểm; Bảo tàng 4,31 điểm; chùa Đá Trắng 4,25 điểm; nhà thờ Mằng Lăng 4,25/5 điểm...và điểm thấp nhất là 04 điểm tài nguyên gồm làng văn hóa Xí Thoại, làng văn hóa Hà Rai, làng Văn hóa Hòa Ngãi, làng Văn hóa Buôn Lê Diêm có điểm dưới 2,5 điểm.
“Tác giả luận án thực hiện”
Hình 2.3. Bản đồ Tài nguyên du lịch tỉnh Phú Yên
Nhìn chung, các tài nguyên thuộc nhóm khai thác rất cao độ hấp dẫn của tài nguyên gần như đạt mức độ tuyệt đối. Đồng thời các điểm tài nguyên này chủ yếu phân bố ở thành phố Tuy Hòa, huyện Tuy An và thị xã Đông Hòa nên khả năng tiếp cận và tính liên kết cũng rất cao. Ở mỗi hạng cho kết quả là:
Hạng I: Tài nguyên du lịch văn hóa có khả năng khai thác rất cao, gồm 12 điểm tài nguyên, chiếm tỷ lệ 9,5%, với điểm trung bình là 4,26 điểm. Tháp Nhạn, Mũi Điện - Bãi Môn, vũng Rô, chùa Thanh Lương, núi Đá Bia, Bảo tàng Phú Yên, Mộ và đền thờ Lương Văn Chánh, Mộ và đền thờ Lê Thành Phương, chùa Đá Trắng, Đập Đồng Cam, Thành An Thổ, Nhà thờ Mằng Lăng rất thuận lợi cho phát triển du lịch vì có điểm đánh giá cao ở nhiều tiêu chí. Có 05/12 điểm tài nguyên đạt điểm trên trung bình, chiếm 41,6% (Tháp Nhạn:4,44 điểm, Bảo tàng Phú Yên nơi lưu giữ đàn đá, kèn đá 4,31 điểm, khu ẩm thực đặc sản địa phương 4,30 điểm, Mũi Điện - Bãi Môn 4,27 điểm, núi Đá Bia 4,27 điểm); một số điểm mức đánh giá thấp hơn mức trung bình của hạng I do chưa đầu tư nhiều cơ sở hạ tầng hoặc do hạn chế về khoảng cách đi lại và thời gian khai thác không thường xuyên như chùa Đá Trắng, làng nghề gốm Quảng Đức, nhà thờ Mằng Lăng, Mộ và đền thờ Lương Văn Chánh, Mộ và đền thờ Lê Thành Phương. (Phụ lục2: Bảng 2.3a).
Hạng II: Nhóm này có khả năng khai thác cao, gồm 16/126 điểm tài nguyên, chiếm tỷ lệ 12,6%
với điểm trung bình là 3,67 điểm. Trong đó, có 10/28 điểm tài nguyên có khả năng khai thác thuận lợi đạt mức điểm trên 3,67 điểm, chiếm 35,7%, bao gồm các điểm thành An Thổ (3,70 điểm), căn cứ của tỉnh Phú Yên trong kháng chiến chống Mỹ - nhà thờ Bác Hồ (3,74 điểm), hội đêm thơ Nguyên Tiêu trên Núi Nhạn (4,14 điểm), bánh tráng Hòa Đa (3,70 điểm), làng nước mắm Gành Đỏ (3,87 điểm), nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ (4,05 điểm), tháp Nghinh Phong, công viên Rồng ngậm ngọc (3,79 điểm), chùa Bảo Lâm (3,69 điểm), chùa Khánh Sơn (3,69 điểm). Các công trình hiện nay đang bị xuống cấp, chưa được tu bổ và phương tiện đi lại chưa được thuận lợi, thiếu vốn đầu tư mở rộng, nâng cấp nên hiệu quả khai thác du lịch chưa cao. Điểm đánh giá tổng hợp của các tài nguyên. (Phụ lục 2: Bảng 2.3b).
Hạng III: khai thác mức độ thuận lợi trung bình, với điểm trung bình là 3,27 điểm gồm có 20 điểm tài nguyên, chiếm số lượng trung bình trên tổng số tài nguyên văn hóa được đánh giá trong đề tài, chiếm tỷ lệ 15,8%. Các tài nguyên đánh giá trên trung bình 3,27 điểm của hạng gồm 08/18 điểm tài nguyên, chiếm tỷ lệ 44,4%. Nổi bật nhất là các địa điểm làng trồng hoa và rau Bình Ngọc, làng trồng hoa Bình Kiến, chùa Bảo Tịnh, chùa Bảo Tịnh và chùa Hồ Sơn (3,39 điểm), đền thờ Đào Trí (3,38 điểm), làng rượu dâu tằm Hòa Phong (3,36 điểm), chùa Sắc tứ Bát Nhã (3,31 điểm) Trong hạng này có một số điểm tài nguyên đánh giá gần hạng khả năng khai thác cao (Hạng II) nếu được địa phương quan tâm bảo tồn, đầu tư, quảng bá phát triển du lịch hơn nữa thì hiệu quả đóng góp cho phát triển du lịch là khá tốt.
Hạng IV: Các tài nguyên trong hạng này khả năng khai thác mức thuận lợi thấp, có 74 điểm tài nguyên, chiếm 58,7%, mức điểm trung bình 2,36 điểm.; trong đó có 54/74 điểm trên mức trung bình chiếm 73%. Nổi bật có các điểm di tích Núi Sầm, văn miếu Tuy Hòa, lễ dâng hương đập Đồng Cam (2,58 điểm), tháp Chăm Đông Tác, đình Ngọc Lãng, đình Năng Tịnh (2,57 điểm), thành Hồ (2,55 điểm), chùa Cổ Lâm - Hội Tôn (2,51 điểm), nơi thành lập tỉnh ủy lâm thời (2,50 điểm),...
Chủ yếu là các đối tượng văn hóa vật thể và phi vật thể; các lễ hội, làng nghề này ở địa bàn xa nên chưa được đánh giá cao; tỉnh và ngành du lịch cần quân tâm quy hoạch đánh giá đúng mức, đưa vào khai thác nhằm phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc, bồi dưỡng tình yêu quý quê hương đất nước cho du khách.
Hạng V: Khả năng khai thác rất thấp có 04 điểm tài nguyên (chiếm 3,1%), chủ yếu là các đối tượng văn hóa khác (làng nghề truyền thống), các di tích văn hóa phi vật thể này chưa được đầu tư bảo tồn, phát triển nên chưa khai thác. Hạng này có điểm trung bình dưới 2,5 điểm.
Trên cơ sở đánh giá điểm tài nguyên du lịch văn hóa, sự phân bố các điểm tài nguyên theo địa bàn, khả năng khai thác tài nguyên có sự phân hóa rõ nét. Huyện Tuy An với nhiều điểm tài nguyên có giá trị cao cho hoạt động du lịch, các tiêu chí đều đạt mức cao, nên đây là địa bàn có khả năng khai thác cao với điểm đánh giá trung bình của các tài nguyên đã được đưa vào khai thác là (4,10 điểm). Nổi bật có các điểm như nhà thờ Mằng Lăng, chùa Thanh Lương, mộ và đền thờ Lê Thành Phương, chùa Đá Trắng, thành An Thổ, địa đạo gò Thì Thùng, làng gốm Quảng Đức, khu ẩm thực đặc sản địa phương, Nghệ thuật Bài chòi, làng bánh tráng Hòa Đa...
Thành phố Tuy Hòa, khả năng khai thác cao, qua khảo sát 08 điểm tài nguyên đưa vào khai thác thường xuyên như tháp Nhạn, chùa Khánh Sơn, chùa Bảo Lâm, Bảo tàng Phú Yên, khu ẩm thực đặc sản địa phương, nghệ thuật Bài Chòi, tháp Nghinh Phong, công viên Rồng ngậm ngoc...có điểm đánh giá trung bình 4,0/5,0 điểm.
Thị xã Đông Hòa và Sông Cầu có khả năng khai thác khá cao, hiện đang được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư mạnh, triển vọng phát triển nhanh ở tương lai, điểm đánh giá trung bình là 3,85 điểm. Tiêu biểu có các điểm như mũi Điện - bãi Môn, núi Đá Bia, vũng Rô, nghệ thuật Bài chòi, khu ẩm thực đặc sản địa phương, Nhất Tự Sơn, làng nghề chế biến nước mắm Gành Đỏ, làng nghề sản xuất rượu Quán Đế, làng nghề chế biến cá cơm khô,... Các huyện Tây Hòa, Phú Hòa, Sơn Hòa, Đồng Xuân, huyện Sông Hinh mới chỉ có từ 3 - 4 điểm tài nguyên ở mỗi huyện được đưa vào khai thác ở mức trung bình, điểm đánh giá trung bình 3,5/5,0 điểm. Nổi bật có các điểm di tích Đường 5, di tích đồng khởi Hòa Thịnh, núi Hương - chùa Hương, mộ và đền thờ Lương Văn Chánh, gành đá Hòa Thắng, di tích Văn Miếu Tuy Hòa, căn cứ kháng chiến chống Mỹ - nhà thờ Bác Hồ, mộ tập thể liệt sĩ Bắc Lý, chùa Linh Sơn, nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên, nhà cổ ông Võ Thức, căn cứ kháng chiến của huyện Sông Hinh....
Qua kết quả đánh giá, khả năng khai thác các điểm tài nguyên văn hóa và khả năng khai thác trung bình theo địa bàn các huyện, thị, thành phố sẽ là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng định hướng khai thác nguồn tài nguyên văn hóa tỉnh Phú Yên để phục vụ phát triển du lịch trong thời gian đến.
2.4.2. Lựa chọn và đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa ở tỉnh Phú Yên 2.4.2.1. Lựa chọn đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa ở tỉnh Phú Yên
Để phát triển tài nguyên du lịch văn hóa của tỉnh Phú Yên, điều cần thiết là phải nghiên cứu, lựa chọn, phân tích đánh giá, phân cấp và xếp hạng tài nguyên văn hóa gồm có 28 điểm tài nguyên, được nêu trong Bảng 2.5.
Bảng 2.5. Các điểm tài nguyên du lịch văn hóa được lựa chọn để đánh giá của tỉnh Phú Yên
Tài nguyên văn hóa
Tài nguyên văn hóa được lựa chọn để đánh giá
Cấp/ Loại Ghi chú I. Di tích lịch sử -
Di tích văn hóa - Di tích Kiến trúc lịch sử - Văn hóa - Kiến trúc nghệ thuật
1.Mũi Điện - Bãi Môn ( Xã Hòa Xuân Nam, Thị xã Đông Hòa)
Vùng/II
Danh thắng - Di tích quốc gia
2. Nhà thờ Mằng Lăng (Xã An
Thạch, Huyện Tuy An) Quốc gia/I
Có cuốn sách in bằng chữ quốc ngữ
3. Chùa Thanh Lương (Xã An
Chấn, Huyện Tuy An) Vùng/II Có giá trị kiến trúc và tâm linh độc đáo 4. Nhất Tự Sơn (Thị xã Sông
Cầu) Vùng/II Có con đường bộ vượt
biển ra đảo 5. Tháp Nhạn (Phường.1,
Thành phố Tuy Hòa) Quốc gia /I Danh thắng - Di tích quốc gia đặc biệt 6. Núi Đá Bia (Xã Hòa Xuân
Nam, Thị xã Đông Hòa) Quốc gia /I Danh thắng – Di tích quốc gia