CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HOÁ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.2. Cơ sở thực tiễn đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa
1.2.1. Đánh giá tài nguyên du lịch văn hoá cấp quốc tế.
Để góp phần gìn giữ tài nguyên và môi trường, UNESCO đã xây dựng nên các tiêu chí để xếp hạng tài nguyên du lịch văn hoá đặc sắc của các quốc gia để đưa vào danh sách Di sản văn hóa thế giới theo những tiêu chí quy định trong Công ước Di sản thế giới ra đời năm 1972. Từ đó đến nay đã có 193 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia ký kết Công ước và có 814 di sản văn hóa thế giới, 35 di sản hỗn hợp được công nhận. Ngoài danh hiệu Di sản văn hóa thế giới được xem là danh giá và lâu đời nhất, UNESCO còn có các danh hiệu xếp hạng tài nguyên du lịch văn hoá như di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, di sản tư liệu thế giới. Bên cạnh đó, các tổ chức United Nation (2010) có ấn phẩm “International Recommendation for Tourism Statistics” (Khuyến cáo quốc tế về thống kê du lịch) đã tổ chức các cuộc bình chọn các kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, các món ngon ẩm thực đường phố. Qua kiểm kê, bình chọn, đánh giá các di sản và danh thắng làm cơ sở phân hạng cấp quốc gia, khu vực và quốc tế.
Việc tài nguyên du lịch văn hóa một nước được xếp hạng là di sản thế giới là cơ hội rất lớn cho việc phát triển, quảng bá du lịch của quốc gia. Các nước được khuyến khích kết hợp những biện pháp bảo vệ di sản với những hoạt động khai thác tài nguyên theo hướng phát triển bền vững.
Hoạt động đánh giá thay đổi theo thời gian. Do vậy, trong quy hoạch tổng thể của ngành du lịch ở nhiều nước, công tác kiểm kê, đánh giá tài nguyên du lịch văn hoá luôn là một nhiệm vụ rất quan trọng.
Ai Cập là quốc gia có nền văn hóa và các công trình kiến trúc nổi bật, trở thành những di sản của thế giới với 6 di sản văn hóa và 1 di sản hỗn hợp. Việc xác định các tài nguyên nổi bật theo từng khu vực làm căn cứ cho việc phát triển du lịch của Ai Cập được chính phủ quan tâm đầu tư quy hoạch từ rất sớm.
Vương quốc Campuchia là quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực Đông Nam Á từ những năm đầu của thập niên 90 với tài nguyên nổi bật là Quần thể Angkor được công nhận Di sản văn hóa thế giới năm 1992. Sự quan tâm đến công tác kiểm kê, đánh giá tài nguyên của Chính phủ, đặc biệt việc công nhận là Di sản văn hóa thế giới đã mở cánh cửa giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế và du lịch của Campuchia. Với sự phát triển không ngừng, ngày càng nhiều tài nguyên được đưa vào khai thác phục vụ phát triển du lịch của quốc gia này như đền Prasat Preah Vihear – Di sản văn hóa thế giới năm 2008, cung điện Hoàng gia Campchia, Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng, chùa Bạc.
Thái Lan được mệnh danh là “ Vương quốc chùa tháp – cường quốc du lịch” khu vực Đông Nam Á, do sớm nhận thức được tầm quan trọng của du lịch trong nền kinh tế đất nước, đã có chính sách tập trung đầu tư công tác kiểm kê khảo sát đánh giá phân loại tài nguyên đưa vào khai thác
phục vụ phát triển du lịch đa dạng loại hình cả tham quan, nghỉ dưỡng, hoạt động thể thao văn hóa và du lịch ẩm thực. Các dịch vụ du lịch Thái Lan cũng phong phú, từ dịch vụ chuyên chở, dịch vụ lưu trú, ăn uống, nhà hàng, khách sạn, lữ hành, du lịch MICE đều tiến hành đồng bộ, hiệu quả;
ngành du lịch mang lại nguồn thu gần 7% tổng GDP mỗi năm, tạo ra nhiều việc làm cho người dân, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và ổn định xã hội.
Một trong các hợp phần chính của bộ chỉ số này là nội dung liên quan đến bảo tồn các giá trị văn hóa. Việc giữ gìn giá trị kiến trúc của các địa điểm văn hóa, công trình kỷ niệm gồm các nội dung về sự thiệt hại, bảo trì, xếp hạng và bảo tồn và tương ứng với nó là các chỉ số cụ thể để tiến hành. Như vậy, từ thực tiễn đánh giá tài nguyên du lịch văn hoá các quốc gia, tổ chức trên thế giới cho thấy có điểm chung là hầu hết các quốc gia đều tiến hành việc kiểm kê, đánh giá xếp hạng tài nguyên, từ đó đề ra định hướng khai thác, bảo tồn cho phát triển du lịch.
1.2.2. Đánh giá tài nguyên du lịch văn hoá cấp quốc gia
Trong những năm 1960, mặc dù hoạt động du lịch nước ta chưa phát triển nhưng công tác điều tra, thống kê, nghiên cứu, lập hồ sơ để xếp loại nhiều di tích lịch sử - văn hóa đã được Nhà nước quan tâm nhằm bảo vệ và phát huy những di sản văn hóa phục vụ cho sự phát triển kinh tế, đồng thời góp phần giữ gìn truyền thống văn hóa theo chủ trương xuyên suốt trong định hướng phát triển của nước ta. Công tác điều tra, đánh giá, xếp hạng các di tích có bước phát triển về mặt pháp lý, có các định hướng cho hoạt động chuyên môn khi “Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh” ra đời năm 1984. Đặc biệt, với việc tham gia Công ước Di sản thế giới của UNESCO năm 1987, Luật Di sản văn hóa năm 2013 của nước ta và các nghị định hướng dẫn thực hiện ra đời đã tạo ra khung pháp lý hoàn chỉnh cho công tác quản lý, đánh giá, khai thác, bảo tồn các di sản văn hóa cho phát triển du lịch. Công tác đánh giá xếp hạng giá trị tài nguyên được thực hiện trên phạm vi cả nước để làm căn cứ cho việc bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên phục vụ du lịch. Với nguồn tài nguyên du lịch văn hóa phong phú và đa dạng, nổi bật như hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống, các đối tượng gắn với dân tộc học,... Trong đó, nhiều tài nguyên đã được xếp hạng giá trị cao, đem lại thuận lợi lớn cho hoạt động du lịch phát triển như các công trình đánh giá tài nguyên văn hóa của các tác giả về tỉnh Thừa Thiên Huế (Nguyễn Hà Quỳnh Giao, Trần Văn Thắng, Nguyễn Tuấn Anh…); đánh giá tài nguyên du lịch cuối tuần Hà Nội có Nguyễn Thị Hải; Văn hóa phi vật thể Hà Nội có Phạm Hồng Giang và cộng sự; đánh giá về tài nguyên văn hóa phi vật thể ở thành phố Hội An có Bùi Quang Thắng. Các tác giả đánh giá dựa trên các tiêu chí thành phần và đánh giá tổng hợp, kết hợp cả đánh giá định tính với đánh giá định lượng. Nhìn chung, các tác giả đã góp phần quảng bá tài nguyên du lịch địa phương mình cho cộng đồng thế giới với nhiều loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, văn hóa tâm linh, truyền thống văn hóa các tộc người. Tính đến năm 2020, nước ta có hơn 4.000 di tích – danh thắng được xếp hạng. Trong số các DTLSVH trên, có những giá trị văn
hóa tiêu biểu, đặc sắc được thế giới tôn vinh. Hiện nay, Việt Nam có các di tích và danh thắng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và Di sản thiên nhiên thế giới dựa trên tiêu chuẩn về địa chất – địa mạo là Vịnh Hạ Long v(1994; 2000), Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẽ Bàng (2003). Quần thể di tích Cố đô Huế (1993); Phố cổ Hội An (1999); Khu di tích Mỹ Sơn (1999), Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long (2010); Thành nhà Hồ (2011), Đô Thị Hội An (1999) và 01 di tích được công nhận là Di sản thế giới hỗn hợp là Quần thể danh thắng Tràng An (2014). Ngoài các Di sản thiên nhiên và văn hóa vật thể được thế giới công nhận trên, hiện nay Việt Nam còn 13 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận, gồm Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên (2005), Dân ca Quan họ (2009), Ca trù (2009), Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng Hà Nội (2010), Hát xoan (2011), Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (2012), Đờn ca tài tử Nam Bộ (2013), Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh (2014), Nghi Lễ và trò chơi Kéo Co (2015), Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam (2016), Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ (2017), Hát Then (2019). Việt Nam còn được UNESCO công nhận 07 di sản tư liệu thế giới như: Mộc bản triều Nguyễn ở Huế (2007), 82 Bia đá Tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở Huế (2010), Mộc bản triều Nguyễn ở Huế (2014) và Mộc bản Bộ Kinh Phật ở chùa Vĩnh Nghiêm (thôn Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, 2012), Bia Đá các khoa thi Tiến Sĩ Triều Lê và Mạc (2010), Hệ thống Thơ Văn trên Kiến trúc Cung Đình Huế (2016). Mộc bản Trường học Phúc Giang (2016).
Theo công tác xếp hạng trong nước đối với các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, trong 4.000 di tích được công nhận, có 112 di tích được công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt. Ngoài hệ thống di tích lịch sử văn hoá, nhiều lễ hội, làng nghề truyền thống hay các đối tượng văn hóa gắn với dân tộc học,...cũng đuợc xếp hạng giá trị cao. Hiện cả nước có 248 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc các loại hình như lễ hội, tiếng nói, chữ viết, tập quán xã hội và tín ngưỡng, nghệ thuật trình diễn dân gian,...Những tài nguyên có giá trị xếp hạng cao là nguồn tài nguyên quan trọng, tạo ra sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch, là tài sản vô giá của quốc gia và nhân loại, được nêu ở Báo đối ngoại Việt Nam (2005) nội dung “Khám phá con đường di sản miền Trung – Tây Nguyên”. Trong quy hoạch và chiến lược phát triển ngành du lịch của cả nước việc kiểm kê, đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa với vai trò là nguồn lực phát triển làm cơ sở việc xây dựng định hướng, giải pháp phát triển của ngành du lịch. Đến nay, những điểm du lịch, khu du lịch đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn, chủ yếu của các vùng, các địa phương. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, nhiều điểm du lịch mới hình thành trên cơ sở khai thác các nguồn tài nguyên du lịch, cùng nhiều yếu tố khác, đã góp phần thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển mới của ngành du lịch đến năm 2020 và định hướng đến 2030. Đồng thời với quá trình phát huy giá trị tài nguyên phục vụ cho phát triển của ngành, nhằm đảm bảo mục tiêu về mặt văn hóa – xã hội, công tác quản lý, đánh giá hiện trạng tài nguyên nhằm có biện pháp kịp thời để bảo tồn, tu bổ,
tôn tạo ngày càng được quan tâm thực hiện. Trong đánh giá, các tác giả đã tập trung đánh giá cả mặt vật chất các di tích, danh thắng về quy mô, chất lượng, mật độ, phân hạng cũng như lĩnh vực tinh thần góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm giữ gìn tôn tạo di tích, danh thắng nhằm phát huy truyền thống văn hóa dân tộc đoàn kết xây dựng và bảo vệ đất nước qua lịch sử gần 4.000 năm văn hiến.
Đánh giá tài nguyên du lịch văn hoá ở Việt Nam thời gian qua đã nổi lên những điểm sáng tiêu biểu, được cho là nhân tố điển hình như tỉnh Thừa Thiên – Huế. Tỉnh đã có nhiều công trình nghiên cứu như: “Mấy vấn đề khai thác tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch ở Thừa Thiên - Huế” (Phạm Xuân Hậu và Trần Văn Thắng, 1994) phân tích thế mạnh và hạn chế tài nguyên du lịch nhân văn phát triển du lịch đạt hiệu quả; “Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên – Huế” (Nguyễn Hà Quỳnh Giao, 2015) tác giả tập trung kiểm kê, khảo sát tài nguyên, phân tích đặc điểm tài nguyên du lịch văn hóa, xác định những tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá các điểm tài nguyên, tuyến du lịch văn hóa, phân tích thực trạng khai thác tài nguyên trên cơ sở đó đề ra định hướng và những giải pháp khai thác có hiệu quả tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương; Đề tài “Phát triển du lịch Thừa Thiên – Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”
(Nguyễn Tuấn Anh, 2021) phân tích cơ hội, thách thức và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế trong hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay.
Thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hội An của tỉnh Quảng Nam nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa phi vật thể nêu rõ trong các đề tài “Văn hóa phi vật thể ở Hội An” (Bùi Quang Thắng, 2009); “Văn hóa phi vật thể ở Hà Nội” (Phạm Hồng Giang chủ biên và các cộng sự, 2006) và “Di sản văn hóa truyền thống với vấn đề phát triển du lịch” của (Lê Hồng Hạnh, 2008). Các tác giả đã đưa ra cách đánh giá và xếp loại các loại hình văn hóa phi vật thể, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm phát huy giá trị các tài nguyên, bảo tồn và phát triển chúng trong hoạt động du lịch ở địa phương mình.
Nhìn chung, việc đánh giá tài nguyên du lịch văn hoá nhằm xếp hạng giá trị tài nguyên, xác định tiềm năng để khai thác phục vụ du lịch kết hợp với việc bảo tồn nhằm đảm bảo các mục tiêu văn hóa – xã hội và sự phát triển bền vững trong tương lai.
1.2.3. Đánh giá tài nguyên du lịch văn hoá cấp khu vực
Nghiên cứu sự phát triển du lịch của các địa phương trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, qua đó xác định rõ những điểm mạnh và điểm còn hạn chế, từ đó đưa ra những định hướng trong việc khai thác tài nguyên cho vùng nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng. Tiêu biểu có các công trình “Nghiên cứu đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch, hoạch định không gian và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch Tây Nguyên” (Trương Quang Hải, 2015); “Tổ chức lãnh thổ du lịch Quảng Nam – Đà Nẵng” của Trương Phước Minh (2003); “Cơ sở khoa học của việc tổ chức không
gian du lịch dải ven biển Thừa Thiên – Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam” (Nguyễn Tưởng, 1999). Các tác giả đã đưa ra các chỉ tiêu, phương pháp đánh giá tài nguyên phục vụ phát triển du lịch các địa phương; đề tài “Phát triển sản phẩm du lịch các tỉnh Duyên hải miền Trung” (Ban điều phối Vùng Duyên hải miền Trung, 2013). Các tác giả xác định nội dung đánh giá tài nguyên du lịch là tính nguyên vẹn, tính hấp dẫn, tính dung lượng và tính ổn định của tài nguyên và môi trường tự nhiên văn hóa; đồng thời đưa ra các chỉ tiêu, phương pháp đánh giá tài nguyên, tạo cơ sở khoa học cho công tác quản lý, quy hoạch phát triển du lịch các địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng cao và ổn định.
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng du lịch nổi trội là hệ thống tài nguyên biển, đảo và tài nguyên di sản - văn hóa, nằm trên con đường di sản miền Trung. Tuy nhiên, mỗi địa phương đều có các giá trị tài nguyên rất đặc sắc và độc đáo riêng. Ở Phú Yên, ngoài nhiều bãi biển đẹp như Tuy Hòa, bãi Bàng, …còn có hệ thống vịnh, gành, đầm như Ô Loan, Cù Mông, vịnh Xuân Đài, gành Đá Đĩa, Tháp Nhạn. Thời gian qua các tỉnh cũng đã tiến hành đánh giá các điểm tài nguyên đưa vào phục vụ mục đích du lịch, liên kết du lịch các tỉnh thành phố trong vùng nhằm phát huy hiệu quả cao nhất cho từng địa phương; trong đó đi đầu là thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa, phát triển chậm trong vùng có tỉnh Ninh Thuận, Phú Yên (Nguyễn Thị Thống Nhất, 2014).
- Tỉnh Khánh Hòa, điển hình về phương thức kinh doanh du lịch thời đổi mới, thời kỳ 1989 đến 2000 địa phương này vẫn còn trong quá trình xây dựng, củng cố và từng bước định hình thương hiệu du lịch trong khi các địa phương như: thành phố Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành những trung tâm về phát triển du lịch của cả nước. Mãi đến giai đoạn (2007 – 2009), khi Khánh Hòa lần lượt đăng cai nhiều hoạt động sự kiện lớn mang tầm quốc gia, quốc tế như:
Festival biển Nha Trang, Hoa Hậu Hoàn Vũ Thế Giới,...thì hình ảnh du lịch Nha Trang ngày càng được khu vực và quốc tế biết đến nhiều hơn như là một “Thành phố của những sự kiện ”. Đặc biệt vào năm 2010 khi lần đầu tiên một thương hiệu lớn nhất và phổ biến nhất trên toàn cầu của tập đoàn khách sạn Starwood Hotels & Resorts Worldwide, Inc; một trong những tập đoàn quản lý khách sạn và nghỉ dưỡng lớn nhất thế giới, với hơn 980 cơ sở tại trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ khi đó, đã khai trương khách sạn 5 sao đẳng cấp quốc tế đầu tiên tại Nha Trang với tên gọi Sheraton Nha Trang Hotel & Spa thì hình ảnh về du lịch Nha Trang bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trên bản đồ du lịch thế giới. Kể từ sau đó, thị trường kinh doanh du lịch Nha Trang ngày càng nhộn nhịp hơn với sự xuất hiện của hàng loạt tên tuổi nổi tiếng khác trong lĩnh vực khách sạn và dịch vụ du lịch, đồng thời kéo theo lượng lớn nhu cầu về việc làm và nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng.
- Thành phố Đà Nẵng, ngoài việc đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch tham quan nghỉ