Một số khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Phú Yên (Trang 33 - 39)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HOÁ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

- “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”

(Điều 3, Luật Du lịch sửa đổi năm 2017).

- Du lịch, theo Tổ chức Du lịch thế giới (1991): “Du lịch là những hoạt động của con người đi đến và lưu trú tại một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên) trong thời gian liên tục không quá một năm nhằm mục đích nghỉ ngơi, kinh doanh và các mục đích khác”.

- Trong giáo trình Thống kê du lịch (Nguyễn Cao Thường và Tô Đăng Hải, 1990) cho rằng:

“Du lịch là một ngành kinh tế - xã hội, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác”.

Hiện nay, khái niệm du lịch được trình bày trong Luật du lịch năm 2017 được nhiều người thực hiện khi nghiên cứu về du lịch; tác giả cũng đồng tình với quan điểm theo Luật nêu lên trong quá trình nghiên cứu của đề tài.

- Du lịch văn hoá là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hoá, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống, tôn vinh giá trị văn hoá mới của nhân loại. Quan niệm phổ biến hiện nay cho rằng “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống“(Luật Du lịch, 2017).

1.1.1.2. Tài nguyên, tài nguyên du lịch

- Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức, thông tin được con người sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới. Tài nguyên mang một giá trị lịch sử xã hội nhất định, thể hiện bằng sự thay đổi giá trị tài nguyên theo quá trình phát triển, sự gia tăng số lượng và loại hình được con người khai thác, sử dụng. Tài nguyên có thể chia làm hai loại lớn: tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa.

Tài nguyên du lịch: Luật du lịch Việt Nam (2017) tại mục 1, khoản 4 điều 3 quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch

bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”.

Theo (Nguyễn Minh Tuệ , Vũ Đình Hòa và cộng sự (2017) thì cho rằng: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hoá - lịch sử cùng các thành phần của chúng có sức hấp dẫn với du khách; đã, đang và sẽ được khai thác, cũng như bảo vệ nhằm đáp ứng nhu cầu của du lịch một cách hiệu quả và bền vững”.

- Có khá nhiều tác giả đưa ra khái niệm tài nguyên du lịch. Theo Pirojnik, một học giá nổi tiếng người Belarus “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên và văn hoá - lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triến thể lực và tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ ” (dẫn theo Trần Đức Thạnh và Trần Thị Mai Hoa 2017). Hall C.M. (2007) cho rằng “tài nguyên du lịch là thành tố của môi trường (tự nhiên và xã hội) hoặc nó hấp dẫn khách du lịch hoặc nó cung cấp nền tảng cần thiết cho trải nghiệm du lịch”.

Như vậy, cách tiếp cận tài nguyên du lịch giữa các nhà nghiên cứu có sự khác nhau, nhưng về cơ bản có các điểm chung:

Tài nguyên du lịch bao gồm các yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hoá do con người tạo ra có khả năng phục vụ mục đích du lịch. Điều làm cho nó trở thành tài nguyên du lịch đó chính là những tính chất, đặc điểm, những giá trị thẩm mỹ, kiến trúc, lịch sử, văn hoá, tâm linh...của các thành tạo tự nhiên, các công trình, sản phẩm do bàn tay khối óc con người tạo nên có sức hấp dẫn đối với du khách.

Tóm lại, tài nguyên du lịch là tiền đề để phát triển du lịch; trên thực tế, tài nguyên du lịch của một lãnh thổ càng phong phú, càng đặc sắc thì sức hấp dẫn và hiệu quả khai thác hoạt động du lịch càng cao. Trong luận án này, tài nguyên du lịch được hiểu là các yếu tố tự nhiên, sản phẩm do con người tạo ra có sức hấp dẫn khách du lịch. Tác giả chọn, kế thừa khái niệm tài nguyên du lịch theo Luật Du lịch (2017) để nghiên cứu thực hiện.

1.1.1.3. Tài nguyên du lịch văn hóa

Theo khoản 2, Điều 15 của Luật Du lịch (2017): “Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; các công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch”. Như vậy tài nguyên du lịch văn hóa gồm cả di sản văn hóa vật thể như các di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa phi vật thể gồm các giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác được sử dụng cho mục đích phục vụ du lịch.

Tác giả chọn, kế thừa khái niệm tài nguyên du lịch văn hóa theo Luật Du lịch Việt Nam ban hành năm 2017 để thực hiện đề tài nghiên cứu. Trong đề tài tác giả đã sử dụng nội dung khái niệm này xuyên suốt quá trình nghiên cứu và đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa ở tỉnh Phú Yên.

1.1.1.4. Điểm tài nguyên và điểm du lịch; điểm tài nguyên văn hoá và điểm du lịch văn hoá - Điểm tài nguyên được hiểu là nơi có một hoặc vài loại tài nguyên du lịch có thể khai thác phục vụ mục đích du lịch; còn điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.

- Điểm tài nguyên văn hoá là các địa điểm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác; còn điểm du lịch văn hóa là các điểm tài nguyên văn hóa được con người khai thác nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động du lịch.

1.1.1.5. Khách du lịch

Theo điều 10 của Luật Du lịch Việt Nam (2017): “Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi nước ngoài du lịch”.

1.1.1.6. Đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa

- Đánh giá tài nguyên văn hóa để nắm được bản chất của việc đánh giá, trước hết cần xác định khái niệm của thuật ngữ này. Đánh giá được hiểu là một hoạt động, một quá trình đánh giá, đồng thời vừa được hiểu là sự nhận thức về chất lượng, giá trị, ý nghĩa, tức là như kết quả của hoạt động đánh giá. Đánh giá, từ lâu được gọi bằng thuật ngữ “đánh giá kỹ thuật”, hay “đánh giá mức độ thuận lợi” của các tổng thể tự nhiên hoặc các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho một hoạt động kinh tế nào đó.

- Đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa, là đánh giá mức độ hấp dẫn đối với khách du lịch của các sản phẩm con người tạo ra tại điểm đến. Căn cứ kết quả điều tra, tài nguyên du lịch được đánh giá về giá trị, sức chứa, mức độ hấp dẫn, phạm vi ảnh hưởng và khả năng khai thác phục vụ phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác;

công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.

1.1.1.7. Sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch văn hoá: Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, các hàng hoá và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực về cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một cơ sở, một địa phương nào đó.

- Theo điều 3 của Luật Du lịch (2017): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch”.

- Sản phẩm du lịch văn hoá, là những sản phẩm văn hoá liên quan đến phục vụ cho các hoạt động du lịch đem lại giá trị về vật chất và tinh thần cho người tham gia hoạt động du lịch.

1.1.1.8. Các loại hình du lịch văn hóa

- Du lịch sinh thái, theo điều 3 Luật du lịch (2017) “là hoạt động du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường”. Địa điểm tổ chức hoạt động này thường là các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển thế giới, các làng, bản văn hoá. Du lịch sinh thái bao gồm: leo núi, chèo thuyền, tham quan vườn quốc gia, khu di tích, tham quan biển hồ. Du lịch sinh thái là du lịch gắn liền với tự nhiên và văn hoá bản địa, hướng tới giữ gìn văn hoá, bảo vệ môi trường và lan toả văn hoá sống của các người dân vùng miền. Du lịch sinh thái ngày càng được chú trọng không chỉ ở Việt Nam mà cả các quốc gia khác bởi tính bền vững và ít có sự tác động tiêu cực đến môi trường, yếu tố mà các hình thức du lịch khác khó làm được.

- Du lịch văn hóa là loại hình du lịch đưa du khách đến tham quan di tích, địa điểm văn hoá của một quốc gia hay vùng miền cụ thể.

Đặc điểm: du lịch văn hóa hay được kết hợp với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái,... nhằm tạo ra nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút khách đến tham quan và cũng giúp cho loại hình du lịch văn hoá đỡ trở nên nhàm chán. Các loại hình du lịch văn hoá tiêu biểu: Thăm đền chùa, thăm di tích lịch sử, di tích quốc gia, văn miếu,...dựa vào những yếu tố phong tục tập quán, tín ngưỡng tâm linh, thói quen nếp sống đặc trưng của một vùng miền để tạo nên dấu ấn riêng thu hút khách du lịch.

- Du lịch khám phá, phù hợp với những người ưa thích di chuyển và khám phá những vùng đất mới lạ, thích thú được hoà mình vào không gian thiên nhiên và dám mạo hiểm.

Đặc điểm: Loại hình du lịch này phù hợp với những người thích cảm giác mạnh và không bị chứng giật mình, thích thú với độ cao và những trải nghiệm tốc độ. Các loại hình du lịch mạo hiểm như: leo núi, vượt thác, nhảy dù, đua thuyền, thám hiểm hang động, đi bộ trong rừng,...

+ Du lịch tham quan, là hoạt động du lịch nhằm nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh.

Đối tượng tham quan có thể là tài nguyên du lịch tự nhiên như phong cảnh kỳ thú cũng có thể là tài nguyên du lịch văn hóa như di tích, công trình đương đại...

+ Du lịch nghỉ dưỡng, là loại hình du lịch kết hợp rất nhiều các hoạt động giải, trí, chăm sóc sức khoẻ, lễ hội, mua sắm,. giúp khách tham quan có thời gian thư giãn, giải trí, chăm sóc sức khoẻ sau khoảng thời gian mệt mỏi.

Đặc điểm: du lịch nghỉ dưỡng thường được xây dựng ở những nơi rộng lớn, đầy đủ các tiện ích cho du khách trải nghiệm được gọi là khu quần thể nghỉ dưỡng hoặc các resort. Các loại hình du lịch nghỉ dưỡng nổi bật: du lịch nghỉ ngơi kết hợp với các dịch vụ làm đẹp, chăm sóc sức khoẻ, bao gồm các hoạt động vui chơi giải trí, massage, tắm nước khoáng, tắm thảo dược, yoga, thiền.

Du lịch nghỉ dưỡng nhằm khôi phục sức khoẻ của con người sau những ngày lao động vất vả. Địa

Địa điểm nghỉ dưỡng thường là nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành, cảnh quan đẹp như bãi biển, vùng núi, vùng quê.

+ Du lịch giải trí, phù hợp với những người đi du lịch mới mục đích thư giãn, đam mê trải nghiệm các loại hình giải trí, ưa thích sự sôi động, náo nhiệt,. Các loại hình du lịch giải trí nổi bật: thường là các công viên giải trí, khu du lịch, khu trung tâm thương mại, khu phức hợp giải trí,....

+ Du lịch thể thao, là sự kết hợp giữa thể thao và du lịch, là loại hình du lịch mà ở đó khách du lịch được trải nghiệm các hoạt động thể thao trên biển, dưới nước tuỳ thuộc vào địa điểm tham quan hoặc đơn giản chỉ là book một chiếc vé đi xem một cuộc thi đấu thể thao tại một quốc gia nào đấy.

+ Du lịch tôn giáo, là các chuyến đi của du khách, chủ yếu là du lịch tâm linh để thoả mãn nhu cầu thực hiện các nghi lễ tôn giáo của tín đồ, hay tìm hiểu, nghiên cứu tôn giáo. Điểm đến các luồng khách này là các chùa chiền, nhà thờ, thánh địa,...

+ Du lịch chữa bệnh, với mục đích chính của chuyến đi là để chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ cho du khách. Địa điểm là những khu an dưỡng, khu chữa bệnh, khu vực có nguồn nước khoáng, khí hậu trong lành, khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.

+ Du lịch kết hợp

Đặc điểm: du lịch MICE là loại hình du lịch kết hợp giữa du lịch và các cuộc hội họp như hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, liên hoan cuối năm, lễ kỷ niệm thành lập, lễ chia tay, lễ ra mắt chi nhánh mới,. Ý nghĩa: loại hình MICE đem lại lợi nhuận khá lớn cho tổng thể ngành du lịch do những đoàn khách đi du lịch kiểu này thường rất đông và dịch vụ họ lựa chọn sử dụng cũng sẽ cao cấp hơn các tour du lịch thông thường. Du lịch MICE còn là loại hình du lịch dành cho các cặp đôi đi hưởng tuần trăng mật với một nửa kia của mình.

1.1.1.9. Du lịch ẩm thực, là hoạt động khám phá ẩm thực với mục đích du lịch. Đây được coi là một phần quan trọng của trải nghiệm du lịch. Ăn uống bên ngoài là sở thích phổ biến đối với khách du lịch và đối với khách du lịch thì đồ ăn được cho là có tầm quan trọng ngang với khí hậu, chỗ ở và phong cảnh.

1.1.1.10. Du lịch MICE, là hoạt động du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, sự kiện, khen thưởng. Các tính chất kết hợp có thể được phản ánh với một hay nhiều yếu tố được liệt kê. Được các công ty tổ chức dành riêng cho nhân viên, khách hàng, đối tác. Thường là những chủ thể với vai trò và ảnh hưởng lớn trong hoạt động kinh tế. Nhằm thực hiện các nhu cầu cơ bản trong du lịch. Tức là tìm kiếm sự thỏa mái, thu giãn, được nghỉ ngơi và làm điều mình thích. Bên cạnh các khám phá, trải nghiệm mang đến tính hứng thú và kết nối giữa những người tham gia.

Đặc biệt là hướng đến mục đích tìm kiếm từ những hoạt động được tổ chức. Khi các doanh nghiệp tổ chức chuyến du lịch này, họ mong muốn nhận được các lợi ích nhiều hơn một chuyến du

lịch đơn thuần. Đó là mang đến trải nghiệm, những quan tâm của các nhà lãnh đạo, các khách mời.

Từ đó tìm kiếm hiệu quả các cơ hội trong đầu tư hay hợp tác mới. Những cơ hội mang đến lợi thế và tiềm năng cao hơn cho phát triển doanh nghiệp. Tuy mới được du nhập vào Việt Nam, nhưng du lịch MICE được xem là loại hình du lịch hứa hẹn sẽ “bùng nổ” phát triển trong thời gian tới. Khi những mục tiêu tìm kiếm là rất lớn. Cũng như mang tính chất kết hợp hiệu quả trong những nhu cầu kinh doanh và tận hưởng. Đối với các tổ chức, doanh nghiệp, du lịch MICE mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thời gian: MICE tour được tổ chức trong nhu cầu và chiến lược cần thiết. Có thể diễn ra tại bất cứ thời điểm nào trong năm, phù hợp với nhu cầu của ban tổ chức. Địa điểm tổ chức:

Với tính chất cần thiết trong sự gắn kết giữa các thành viên và cá nhân tham gia. Đòi hỏi các tính chất cao trong phục vụ và nhu cầu được đáp ứng. Từ nơi ở, nơi diễn ra các hoạt động chung hay nhu cầu ăn uống. Cho nên thường được diễn ra ở các khách sạn, resort đẳng cấp từ 3* – 5* hoặc các trung tâm tổ chức hội nghị lớn. Đối tượng tham dự: Đa phần là quan chức, những người có địa vị, có tiếng nói trong một ngành nghề, lĩnh vực nào đó. Đảm bảo cho nhu cầu trong du lịch kết hợp hoàn hảo với tìm kiếm lợi ích kinh doanh mới. Họ cũng là người có thu nhập và khả năng chi trả cao. Việc hiểu nhau hơn mang đến các cơ hội hợp tác mới.

1.1.1.11. Hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch

Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch: điểm du lịch, tuyến du lịch cụm du lịch, trung tâm du lịch, vùng du lịch, đô thị du lịch.

- Điểm du lịch, là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ mục đích du lịch.

- Tuyến du lịch, là lộ trình liên kết các cụm du lịch hay các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông.

- Cụm du lịch, là hình thức tổ chức lãnh thổ đặc thù cho du lịch, phát triển rộng khắp ở các quốc gia, thường gắn với một hoặc một vài điểm du lịch nổi tiếng và là điểm dừng nghỉ quan trọng của các tour hay tuyến du lịch.

- Trung tâm du lịch, là cấp tiếp theo của điểm du lịch, trung tâm du lịch được cấu thành bởi các điểm du lịch. Các điểm du lịch cấu thành trung tâm du lịch có thể là các điểm du lịch cùng loại hoặc cũng có thể là điểm du lịch khác loại.

- Vùng du lịch, là một hệ thống lãnh thổ kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo cho sự hoạt động của các hệ thống lãnh thổ du lịch.

- Đô thị du lịch, là khu vực tập trung dân cư sinh sống thuộc trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, nơi có lợi thế mạnh về hoạt động du lịch.

Tác giả đề tài chọn 3 trong số 6 hình thức tổ chức tổ chức lãnh thổ du lịch (điểm du lịch, tuyến du lịch và cụm du lịch) để đánh giá tài nguyên du lịch. Ngoài ra, trên cơ sở phân bố tài nguyên du lịch đề tài còn mở rộng nghiên cứu hình thức đô thị du lịch, nhằm kết hợp khai thác tài nguyên du

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Phú Yên (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(308 trang)