Cách đánh giá và các tiêu chí đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Phú Yên (Trang 41 - 56)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HOÁ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.4. Cách đánh giá và các tiêu chí đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa

Tài nguyên du lịch văn hóa được đánh giá theo hai phương pháp chính. Đó là đánh giá theo từng phần và đánh giá tổng hợp. Mỗi một dạng tài nguyên du lịch văn hóa như: di tích lịch sử, di tích khảo cổ, các công trình kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh; lễ hội; các làng nghề và nghề thủ công truyền thống; văn hóa dân tộc học, các di tích gắn với dân tộc học; các công trình đương đại; các di tích văn hoá, thể thao và hoạt động nhận thức khác... đều được đánh giá theo một tiêu chuẩn nhất định để phục vụ du lịch nên có thể xác định được những định mức cụ thể cho từng loại.

* Đánh giá theo từng phần

Việc đánh giá tài nguyên theo từng dạng riêng biệt như vậy là cần thiết, do tính tổng hợp của tài nguyên, của các tổng thể tự nhiên, đòi hỏi phải tiến hành đánh giá tổng hợp các dạng tài nguyên trên một lãnh thổ. Bởi vì chỉ có đánh giá tổng hợp mới cho biết giá trị đích thực và khả năng khai thác thực tế các nguồn tài nguyên. Một nguồn nước có thể được đánh giá rất cao về mặt

chất lượng, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, các tiêu chuẩn cho hoạt động nước, nhưng lại nằm trong khu vực có điều kiện khí hậu lạnh giá thì cũng không thể khai thác cho hoạt động tắm hay bơi lội được. Do đó, muốn xác định mức độ thuận lợi của tài nguyên cho việc khai thác du lịch, phục vụ các loại hình du lịch cụ thể, cần đánh giá tổng hợp toàn bộ các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ đó. Tất nhiên, việc đánh giá tổng hợp là vô cùng khó khăn và phức tạp. Trong trường hợp này, không thể có những tiêu chuẩn hay định mức có sẵn mà cần phải nghiên cứu trong từng khu vực cụ thể, đối với từng loại hoạt động du lịch cụ thể.

* Đánh giá tổng hợp

Việc đánh giá tổng hợp tài nguyên tại một điểm du lịch, khu du lịch hay một vùng du lịch không chỉ đơn thuần là đánh giá tài nguyên mà còn là đánh giá cả các điều kiện để khai thác các tài nguyên đó nữa, do đó đòi hỏi phải kết hợp nhiều yếu tố, nhiều lĩnh vực khác nhau. Khi đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch thường có rất nhiều yếu tố cần quan tâm như: độ hấp dẫn, sức chứa du lịch, thời gian khai thác, vị trí và khả năng tiếp cận, độ bền vững, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, tùy theo mục đích đánh giá mà có thể lựa chọn những yếu tố khác nữa.

Tổng quan các công trình về đánh giá kỹ thuật nói chung, có thể thấy đánh giá tài nguyên du lịch là một hướng mới trong lĩnh vực đánh giá kỹ thuật nhằm đáp ứng ngày càng tăng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của con người.

Đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa là phân loại các tài nguyên du lịch theo mức độ thuận lợi của chúng cho các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng của con người, liên quan tới tất cả các loại hình du lịch, đồng thời cũng có thể chỉ cho một loại hình du lịch cụ thể. Các công trình thuộc loại này đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam, phục vụ các quá trình quy hoạch du lịch ở các cấp khác nhau. Tuy nhiên, để các công trình có giá trị và được áp dụng trong thực tế cần hoàn thiện, bổ sung phương pháp luận đánh giá cho các loại hình du lịch cụ thể, đi vào định lượng hóa các chỉ tiêu và kỹ thuật phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố để đánh giá.

* Hướng đánh giá tài nguyên du lịch văn hoá

Đánh giá tài nguyên du lịch văn hoá là việc làm khó khăn vì các tài nguyên văn hoá liên quan tới con người, với những yêu cầu, sở thích, tâm sinh lý khác nhau, liên quan tới đặc điểm của tài nguyên, các điều kiện kỹ thuật rất đa dạng và có quan hệ chặt chẽ với nhau.

- Đánh giá định tính

Đánh giá định tính được hiểu là những nhận định về đặc điểm, tính chất của đối tượng, của lãnh thổ nghiên cứu nhằm phục vụ cho một mục tiêu sử dụng nào đó. Với mục tiêu đã xác định của đề tài, đánh giá định tính tài nguyên du lịch văn hóa nhằm trả lời câu hỏi: nhiều hay ít, có giá trị cao hay thấp, phân bố tập trung hay phân tán, phù hợp hay không, thuận lợi hay không cho các loại hình, cho các hoạt động du lịch.

- Đánh giá định lượng

Đánh giá định lượng chủ yếu là quy về các chỉ tiêu hoặc cho điểm đối tượng được đánh giá theo những mục tiêu đã đặt ra. Đánh giá định lượng khắc phục được tính chủ quan trong đánh giá định tính. Về mặt lý luận, đánh giá định tính và đánh giá định lượng cần phải đồng thời vận dụng trong quá trình nghiên cứu. Mặt khác, trong thực tế không phải lúc nào cũng đầy đủ số liệu thống kê và có thể bao quát hết vấn đề nên đánh giá định tính vẫn còn những giá trị thực tế của nó. Tác giả đề tài vận dụng kết hợp cả hai cách đánh giá trong quá trình nghiên cứu để bổ sung cho nhau được hoàn thiện; trong đó chú trọng đánh giá theo hướng định lượng, đang là xu thế hiện nay mà nhiều tác giả sử dụng nhằm tăng tính khách quan trong đánh giá tài nguyên.

* Quy trình đánh giá tài nguyên du lịch văn hoá

Việc đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch văn hóa phục vụ phát triển du lịch được tiến hành theo 3 giai đoạn, với 6 bước cụ thể như sau: (xem Hình 1.2).

Hình 1.2. Sơ đồ quy trình đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa

- Giai đoạn 1: Xây dựng thang đánh giá: bao gồm các bước rất quan trọng là: chọn các tiêu chí đánh giá, xác định các bậc của từng tiêu chí, xác định chỉ tiêu của mỗi bậc, cho điểm mỗi bậc, xác định hệ số tính điểm cho các tiêu chí.

- Giai đoạn 2: Đánh giá từng tiêu chí: điểm đánh giá bao gồm số điểm đánh giá riêng của từng tiêu chí và số điểm đánh giá tổng hợp. Điểm đánh giá tổng hợp là tổng số các điểm đánh giá riêng của các tiêu chí.

- Giai đoạn 3: Đánh giá tổng hợp: căn cứ vào số điểm tối đa mà thang điểm đã xác định và kết quả đánh giá cụ thể của mỗi tài nguyên để xác định khả năng khai thác của điểm tài nguyên cho hoạt động du lịch.

1.1.4.2. Các tiêu chí đánh giá tài nguyên du lịch văn hoá vận dụng ở tỉnh Phú Yên

Trong đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng 8 tiêu chí để đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa tỉnh Phú Yên một cách toàn diện, nhằm mục đích phục vụ phát triển du lịch là phù hợp với tình hình địa phương.

* Các tiêu chí đánh giá

Để đánh giá tài nguyên văn hóa tỉnh Phú Yên một cách phù hợp, mang tính toàn diện tác giả đề tài luận án có kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả đã nêu trong phần lịch sử

nghiên cứu. Đối tượng tài nguyên văn hóa phục vụ phát triển du lịch tỉnh với 8 tiêu chí được lựa chọn trong đánh giá tài nguyên du lịch văn hoá đó là:

- Tiêu chí 1: Độ hấp dẫn của điểm tài nguyên

Đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu phản ánh khả năng khai thác cho hoạt động du lịch.

Trước tiên, độ hấp dẫn được phản ánh thông qua cấp xếp hạng giá trị lịch sử, kiến trúc, văn hóa...

của tài nguyên. Thông thường, điểm tài nguyên văn hóa được xếp hạng càng cao thì độ hấp dẫn của nó càng lớn và càng có ý nghĩa trong thu hút khách du lịch.

- Tiêu chí 2: Sự kết hợp tài nguyên du lịch

Sự kết hợp tài nguyên du lịch là tiêu chí quan trọng nhằm gia tăng sức hấp dẫn của điểm tài nguyên đối với du khách. Tính liên kết của điểm tài nguyên văn hóa được xác định bởi số điểm tài nguyên và khoảng cách giữa các điểm trong một phạm vi không gian nhất định, cũng như mức độ tiện lợi cho việc liên kết đa dạng hóa sản phẩm du lịch hình thành tuyến du lịch.

- Tiêu chí 3: Giá trị điểm tài nguyên du lịch xếp hạng

Giá trị điểm tài nguyên du lịch xếp hạng có ý nghĩa lớn đến hoạt động tổ chức đầu tư khai thác, tài nguyên được đánh giá xếp hạng theo các cấp độ khác nhau (thế giới, cấp quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện). Những tài nguyên có giá trị xếp hạng cao, mức độ tập trung, đa dạng loại hình, quan trọng được UNESCO công nhận là di sản của nhân loại được thế giới chung tay góp sức bảo tồn. Tiếp đến mức độ quốc gia công nhận thì có di sản quốc gia đặc biệt, di sản quốc gia, di sản tỉnh và cuối cùng là di sản huyện. Giá trị điểm du lịch càng cao, khả năng thu hút khách du lịch càng nhiều và mang lại doanh thu càng lớn.

- Tiêu chí 4: Thời gian khai thác

Thời gian khai thác được xác định bởi số ngày thích hợp của các điều kiện khí hậu trong năm; việc sử dụng điểm tài nguyên cho các mục đích khác và thời gian hoạt động sản xuất cho việc tổ chức các hoạt động du lịch, đón và phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Hơn nữa, vì đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa, nên ngoài yếu tố môi trường, thì thời gian khai thác du lịch còn căn cứ vào việc sử dụng điểm tài nguyên cho nhiều mục đích khác.

- Tiêu chí 5: Sức chứa du khách

Sức chứa du khách được hiểu từ bốn khía cạnh liên quan: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội. Tất cả những khía cạnh này có liên quan tới lượng khách tối đa đến một điểm tài nguyên vào cùng một thời điểm.

+ Về khía cạnh sinh học của sức chứa du khách được, hiểu là giới hạn về lượng khách đến một khu vực mà nếu vượt quá sẽ xuất hiện các tác động của du khách và các tiện nghi do họ sử dụng tới tài nguyên, có thể làm tổn thương, tác động xấu đến các giá trị của tài nguyên.

+ Về khía cạnh tâm lý của sức chứa du khách, được hiểu là giới hạn lượng khách tối đa mà điểm du lịch thực tế chứa được, nếu vượt quá bản thân du khách sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu vì sự đông đúc và hoạt động của họ bị ảnh hưởng, không cảm thấy thoải mái, vui vẻ.

+ Về khía cạnh xã hội của sức chứa du khách, được hiểu là giới hạn về lượng khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa - xã hôi, đến những tập tục và truyền thống sinh hoạt của cộng đồng dân cư địa phương.

+ Về khía cạnh vật lý của sức chứa du khách, được xác định dưới góc độ vật lý. Khả năng đón khách trong trường hợp này được hiểu là lượng khách tối đa mà không gian của điểm tài nguyên có thể tiếp nhận. Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn tối thiểu về không gian dành cho mỗi du khách trong quá trình du lịch.

Tác giả đã vận dụng bốn khía cạnh này trong đánh giá cả định tính và định lượng điểm tài nguyên. Để tính khả năng đón khách của điểm tài nguyên, đề tài vận dụng cách tính sức chứa của Boullon (1995), “Trích theo nguồn Nguyễn Hà Quỳnh Giao, 2015”, tính theo công thức sau:

𝐶𝑃𝐼 = 𝐴𝑅 𝑎

Trong đó: CPI : Sức chứa khách thường xuyên (Instantaneous carrying capacity) (khách) AR : diện tích khu vực dành cho du lịch (Size of area : m2)

a: tiêu chuẩn không gian (diện tích cần cho một người) (m2/khách).

Như vậy, tổng số khách có thể tham quan trong một ngày của một điểm du lịch được tính bằng công thức:

𝐶𝑃𝐷 = 𝐶𝑃𝐼 ∗ 𝑇𝑅

Trong đó: CPD: Sức chứa hằng ngày (Daily carrying capacity) (khách) TR: Hệ số luân chuyển (Turnover rate of users per day)

𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑘ℎ𝑢 𝑣ự𝑐 𝑚ở 𝑐ử𝑎 𝑐ℎ𝑜 𝑘ℎá𝑐ℎ 𝑡ℎ𝑎𝑚 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑇𝑅 =

𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑐ủ𝑎 𝑚ộ𝑡 𝑐𝑢ộ𝑐 𝑡ℎ𝑎𝑚 𝑞𝑢𝑎𝑛

- Tiêu chí 6: Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng thỏa mãn nhu cầu khách du lịch thì khả năng thu hút đến điểm du lịch ngày càng đông, thời gian lưu khách càng nhiề

- Tiêu chí 7: Tính bền vững của tài nguyên - môi trường

Ngày nay, quan điểm phát triển bền vững trở thành một quan điểm xuyên suốt chỉ đạo các hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch. Sự suy thoái về môi trường tất yếu sẽ dẫn đến sự suy thoái về du lịch.

- Tiêu chí 8: Vị trí và khả năng tiếp cận điểm tài nguyên

Tiêu chí này phản ánh khả năng du khách tiếp cận điểm tài nguyên một cách thuận lợi mà

không gặp những trở ngại. Khả năng tiếp cận điểm tài nguyên được đánh giá bằng cách tổng hợp điểm thông qua bốn chỉ tiêu thành phần: khoảng cách từ điểm tài nguyên đến trung tâm hành chính tỉnh, số loại phương tiện giao thông, chất lượng đường giao thông đến điểm tài nguyên và thời gian tiếp cận điểm tài nguyên.

* Phân cấp chỉ tiêu đánh giá

- Tiêu chí 1: Độ hấp dẫn của điểm tài nguyên du lịch

+ Rất hấp dẫn: tất cả điểm tài nguyên mà danh tiếng và giá trị của nó vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, được nhiều nơi trên thế giới biết đến; hoặc điểm tài nguyên xếp hạng cấp thế giới và được du khách trong nước biết đến.

+ Hấp dẫn: tất cả điểm tài nguyên được xếp hạng từ cấp quốc gia đặc biệt trở xuống và giá trị của nó được du khách trong nước biết đến; hoặc điểm tài nguyên được xếp hạng cấp thế giới và được du khách trong tỉnh biết đến.

+ Hấp dẫn trung bình: điểm tài nguyên được xếp hạng cấp thế giới và giá trị của nó chỉ được du khách trong huyện hoặc các huyện lân cận biết đến; các điểm tài nguyên được xếp hạng từ cấp quốc gia đặc biệt trở xuống và danh tiếng, gía trị của nó chỉ được du khách trong huyện biết đến;

+ Ít hấp dẫn: điểm tài nguyên được xếp hạng cấp quốc gia và giá trị của nó chỉ được du khách huyện, các xã biết đến; hoặc điểm tài nguyên được xếp hạng cấp quốc gia và danh tiếng, gía trị của nó chỉ được du khách trong huyện và các huyện lân cận biết đến. Đối với các điểm tài nguyên không và chưa xếp hạng, mức độ ít hấp dẫn khi danh tiếng và giá trị của nó chỉ được du khách trong huyện và các huyện lân cận biết đến.

+ Rất ít hấp dẫn: điểm tài nguyên được xếp hạng cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh giá trị của nó chỉ được du khách trong huyện biết đến; hoặc điểm tài nguyên được xếp hạng cấp tỉnh và danh tiếng, giá trị của nó chỉ được du khách trong huyện và số xã biết đến. Đối với các điểm tài nguyên không và chưa xếp hạng, mức độ kém hấp dẫn khi giá trị của nó chỉ được du khách số xã biết đến được nêu trong Bảng 1.1; (phụ lục 7).

1.1. Cấp đánh giá mức độ hấp dẫn tài nguyên du lịch văn hóa

Cấp xếp hạng Mức độ hấp dẫn

Thế giới Rất hấp dẫn Rất hấp dẫn Rất hấp dẫn Rất hấp dẫn Quốc gia đặc biệt Rất hấp dẫn Hấp dẫn Hấp dẫn Hấp dẫn

Quốc gia Hấp dẫn Hấp dẫn TB Hấp dẫn TB Hấp dẫn TB

Tỉnh Hấp dẫn TB Hấp dẫn TB Ít hấp dẫn Rất ít hấp dẫn

Huyện Hấp dẫn TB Ít hấp dẫn Rất ít hấp dẫn Rất ít hấp dẫn

Nguồn: Tổng hợp của tác giả”

- Tiêu chí 2: Sự kết hợp tài nguyên du lịch

+ Rất thuận lợi: điểm du lịch có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có mạng lưới giao thông thuận lợi, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng cho trên 1.000 người/ngày;

+ Thuận lợi: điểm du lịch có tài nguyên du lịch khá hấp dẫn, mạng lưới giao thông thuận lợi, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng cho từ 501 - 1.000 người/ngày;

+ Thuận lợi trung bình: điểm du lịch có tài nguyên du lịch tương đối hấp dẫn, có mạng lưới giao thông khá thuận lợi, có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng cho từ 301 -500 người/ngày;

+ Ít thuận lợi: điểm du lịch có tài nguyên du lịch nhưng cơ sở hạ tầng ít thuận lợi, hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đáp ứng được từ 201 - 300 người/ngày hoặc giao thông không thuận lợi, chỉ hoạt động được 2 - 4 tháng/năm.

+ Rất ít thuận lợi: điểm du lịch có tài nguyên du lịch và cở sở hạ tầng đạt dưới 200 người/ngày, chỉ hoạt động được dưới 2 tháng/năm.

- Tiêu chí 3: Giá trị điểm tài nguyên du lịch xếp hạng

Thứ hạng của những điểm du lịch là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá điểm tài nguyên. Đề tài này sử dụng 5 bậc đánh giá sau:

+ Rất cao: điểm du lịch được xếp hạng thế giới.

+ Cao: điểm du lịch được xếp hạng quốc gia đặc biệt.

+ Trung bình: điểm du lịch được xếp hạng quốc gia.

+ Thấp: điểm du lịch được xếp hạng tỉnh.

+ Rất thấp: cấp huyện hay chưa xếp hạng.

- Tiêu chí 4: Thời gian khai thác

+ Rất dài: có từ 251 ngày/năm trở lên có thể triển khai tốt hoạt động du lịch.

+ Dài: có từ 201 - 250 ngày/năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch.

+ Trung bình: có từ 151 - 200 ngày/năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch.

+ Ngắn: có từ 101 - 150 ngày/năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch.

+ Rất ngắn: có dưới 100 ngày/năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch.

- Tiêu chí 5: Sức chứa du khách

Căn cứ vào quy định của Luật du lịch (năm 2017) về khả năng phục vụ khách của điểm du lịch quốc gia ít nhất là 100.000 lượt khách/năm và của điểm du lịch địa phương là 10.000 lượt khách/năm, cùng với đặc điểm của tài nguyên du lịch văn hóa và thời gian có thể khai thác cho hoạt động du lịch ở tỉnh Phú Yên, khả năng đón khách của điểm tài nguyên được phân cấp như sau:

+ Rất lớn: có sức chứa trung bình từ 501 người/ngày trở lên.

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Phú Yên (Trang 41 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(308 trang)