Khái quát tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Phú Yên (Trang 63 - 68)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HOÁ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN

2.1. Khái quát tỉnh Phú Yên

2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và lịch sử khai thác lãnh thổ 2.1.1.1. Vị trí địa lý

Phú Yên là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý: Điểm cực Bắc:

13041’28”B; Điểm cực Nam: 12042’36”B; Điểm cực Tây: 108040’40”Đ và điểm cực Đông:

109027’47”Đ; phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía tây giáp tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk, phía Đông giáp biển Đông. Phú Yên cách Hà Nội 1.160 km, cách TP Hồ Chí Minh 560 km theo tuyến quốc lộ 1A. Diện tích tự nhiên là 5.045 km2. Phú Yên có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển ngành du lịch, dễ dàng kết nối với các vùng khác trong nước qua đường bộ, đường hàng không, đường sắt và đường biển. Chiều dài đường bờ biển 189 km. Ngoài ra, Phú Yên còn là trung tâm kết nối kinh tế ở hai đầu Bắc – Nam.

2.1.1.2. Lịch sử phát triển và khai thác lãnh thổ

Năm 1578 Nguyễn Hoàng điều ông Lương Văn Chánh vào cai quản vùng đất Ayaru là nơi sinh sống giữa người Việt và người Chăm. Năm 1611, Nguyễn Hoàng điều Văn Phong vào cai quản đất Phú Yên. Năm 1629, Nguyễn Phúc Vinh thay Văn Phong quản lý.

Năm 1976, Phú Yên sáp nhập tỉnh Khánh Hòa thành tỉnh Phú Khánh; tháng 7 năm 1989, tỉnh được tái lập. Vùng đất Phú Yên có bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời gắn liền với nhiều tộc người.

Họ sống hòa thuận và đóng góp vào sự hình thành phát triển của nhiều ngành nghề tại tỉnh Phú Yên như nghề trồng lúa, làm nương rẫy, đánh bắt cá, hoạt động tiểu thủ công nghiệp,…Bề dày lịch sử và tinh thần đoàn kết ấy đã tạo nên những đặc trưng văn hóa dân gian vô cùng đặc biệt. Việc tìm ra đàn đá, kèn đá có niên đại hơn 2.500 năm đã chứng minh rằng nơi đây có cư dân Việt cổ sinh sống và có nền văn hóa độc đáo. Qua hơn 4 thế kỷ, lịch sử đã để lại cho tỉnh Phú Yên nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động du lịch. Phú Yên cùng với vùng Trung Bộ có Nghệ thuật hát Bài Chòi là di sản văn hóa đại diện của nhân loại, có 02 di tích được công nhận di tích văn hóa cấp quốc gia đặc biệt là Tháp Nhạn và Gành Đá Đĩa. Hơn nữa, tỉnh còn có 126 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể khác, tài nguyên du lịch văn hóa của Phú Yên có sức thu hút vượt xa hơn nữa. Đó là những giá trị văn hóa tồn tại ngay trong đời sống của người dân địa phương như di tích lịch sử cách mạng, di tích văn hóa – khảo cổ - kiến trúc nghệ thuật, lễ hội, làng nghề truyền thống, văn hóa biểu hiện sinh động trong phong cách, lối sống, ẩm thực, âm nhạc,…(xem Hình 2.1).

Hình 2.1: Bản đồ Hành chính tỉnh Phú Yên

2.1.1.3. Đặc điểm tự nhiên

* Địa hình

Nhiều dạng địa hình ở tỉnh Phú Yên đã trở thành những điểm thắng cảnh nổi tiếng, là điểm du lịch hấp dẫn của Phú Yên, như: vịnh Xuân Đài, gành Đá Đĩa, Hòn Yến, bãi biển Tuy Hòa, Bãi Môn – Mũi Điện, núi Đá Bia, cao nguyên Vân Hòa, thác H’Ly…

Nhìn chung, địa hình Phú Yên có sự đa dạng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch; đặc biệt là du lịch biển và đầm vịnh kết hợp du lịch văn hóa vùng sông nước. Tuy nhiên, địa hình đa dạng cũng gây nhiều khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng.

* Khí hậu

Phú Yên có nền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nền nhiệt cao, nắng nhiều, mưa tập trung vào 4 tháng cuối năm; có mùa mưa và mùa khô, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, lượng mưa trung bình năm từ 1.600mm đến 1.700mm. Thời tiết nắng sẽ tốt cho du lịch, tuy nhiên thời điểm nắng gắt trong mùa hè (4 – 5 tiếng/ngày) sẽ hạn chế cho khai thác một số loại hình du lịch. Về nhiệt độ trung bình trong ngày nhìn chung thuận lợi cho các hoạt động du lịch. Với khí hậu như vậy, Phú Yên phát triển du lịch thuận lợi từ tháng 1 đến tháng 9.

Nói chung, Phú Yên có tiềm năng lớn để thu hút khách du lịch trong các hoạt động nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch biển kết hợp du lịch văn hóa – tâm linh...

* Thủy văn - Hải văn

Nhìn chung, điều kiện hải văn (thủy triều, độ mặn, sóng, nước biển) trên đoạn bờ biển Phú Yên có nhiều bãi biển đep, còn hoang sơ, nước trong mát có thể khảo sát đưa vào phục vụ cho các hoạt động du lịch biển như tắm biển, lặn biển, nghỉ dưỡng. Nguồn nước ở các con sông Phú Yên có chất lượng tốt, chưa bị ô nhiễm có thể sử dụng cho nhiều mục đích như nước sinh hoạt, nước sản xuất và phục vụ cho hoạt động du lịch.

* Sinh vật

Trên lãnh thổ Phú Yên, thảm thực vật tự nhiên gồm các kiểu rừng rụng lá và nửa rụng lá, rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới, nhưng rừng tốt không còn nhiều.

Vùng phía tây tỉnh Phú Yên thuộc xã Krông Trai và Krông Pa của huyện Sơn Hòa, cách thành phố Tuy Hòa 80 km theo quốc lộ 25 là rừng cấm Krông Trai rộng 22.290 ha. Ở đây có hệ sinh thái chuyển tiếp giữa vùng đông và tây dãy Trường Sơn, có hệ động thực động vật phong phú, đa dạng. Trong đó nhiều loài động thực vật quý hiếm rất có giá trị cho nghiên cứu khoa học và tham quan tìm hiểu. Đặc biệt trong hệ sinh thái nửa rụng lá có cây giáng hương quý hiếm.

Khu rừng cấm Bắc Đèo Cả có tổng diện tích 8.740 ha, có hệ thực vật rừng thường xanh chạy

ra sát biển. Đây là một đặc điểm hết sức độc đáo, một lợi thế so sánh của Phú Yên so với các tỉnh khác. Hiện nay một phần của khu rừng đã được sử dụng để khai thác du lịch và làm đường dẫn đến điểm du lịch Bãi Môn và mũi Đại Lãnh.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên

2.1.2.1. Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)

Trong hơn 10 năm qua (2010 – 2022), nền kinh tế tỉnh Phú Yên đã có những bước phát triển nhanh. Giai đoạn 2010 – 2015, tốc độ tăng trưởng GDP đạt ở mức hơn 7,0%/năm, quy mô GDP tăng 1,7 lần so với năm 2005. Giai đoạn 2016 – 2022, quy mô GDP tăng 2,6 lần với tốc độ tăng trung bình 7,5%. Tính cho cả giai đoạn từ 2015 – 2022 là 1,4 lần và tốc độ là 7,5%/năm. Song song với quá trình tăng trưởng, nền kinh tế tỉnh Phú Yên giai đoạn 2010 – 2022 có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành quan trọng theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Nhờ sự tăng trưởng của nền kinh tế, GDP bình quân đầu người tăng hơn 2,6 lần (từ 19,7 triệu/người năm 2010 lên 53,75 triệu đồng/người năm 2022), đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu của người dân về du lịch tăng nhanh, thúc đẩy du lịch của tỉnh phát triển.

Tóm lại, quá trình tăng trưởng kinh tế ở Phú Yên đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, giúp hoạt động du lịch cũng được tập trung đầu tư. Dù vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh. Để phát triển phù hợp, tỉnh cần có những quyết sách mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống người dân.

2.1.2.2. Cơ cấu dân số, thành phần dân tộc

- Cơ cấu dân số: Phú Yên có 876.620 người xếp thứ 49/63 tỉnh thành (2022), nam 440.842 người, chiếm 50,29%; dân số thành thị đạt 286.654 người, tăng 0,15% so năm 2020 và chiếm 32,7% tổng số dân toàn tỉnh . Mật độ trung bình 174 người/ km2. Phú Yên có cơ cấu dân số trẻ và đang dần già hóa (cơ cấu dân số vàng), từ 0 – 14 tuổi chiếm 24%, từ 15 – 59 tuổi chiếm 64%, từ 60 tuổi trở lên là 12%, đây là nguồn lực quan trọng trong công cuộc bảo vệ và xây tỉnh nhà. Lao động hoạt động trong các ngành kinh tế chiếm 60%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 49,8 % (năm 2022).

Nguồn lao động dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Tuy nhiên, cần nâng cao đội ngũ lao động lành nghề, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho thị trường.

Thành phần dân tộc: cộng đồng dân cư tỉnh gồm 33 tộc người, trong đó người Kinh chiếm 95% và có mặt hầu hết các nơi trong tỉnh. Các tộc ít người chiếm 5%, chủ yếu sinh sống ở các huyện miền núi như Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh. Phú Yên đa tộc người với phong tục, lối sống, sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc thù của mỗi tộc người có sức hấp dẫn, có thể khai thác phục vụ hoạt động du lịch.

2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, thông tin liên lạc và điện nước

* Giao thông vận tải

Hệ thống giao thông đường bộ tỉnh Phú Yên phát triển nhanh chóng với nhiều tuyến đường được xây mới, kết nối các điểm tài nguyên du lịch khác biệt: Tuy Hòa – Vũng Rô, Độc Lập – Long Thủy – Gành Đá Đĩa, QL1A – Gành Đá Đĩa – Bãi Bàng, QL1A – Trung Trinh – Vũng La, Quốc lộ 25 và 29 – Tây Nguyên, Lối đi Hải Đăng – Mũi Điện; thông hầm đường bộ Đèo Cả - Khánh Hòa và Đèo Cù Mông – Bình Định, rút ngắn khoảng cách di chuyển Phú Yên với Khánh Hòa, Bình Định.

Phú Yên có tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua với tổng chiều dài 117km, bao gồm 1 ga lớn Tuy Hòa và 7 ga nhỏ. Dự kiến xây dựng tuyến đường Tuy Hòa – Tây Nguyên, tạo thêm cơ hội liên kết, hợp tác du lịch với khu vực này.

Phú Yên có một số cảng biển nhỏ như cảng Đông Tác, Tuy Hòa... chủ yếu phục vụ cho tàu đánh cá và một cảng lớn là cảng Vũng Rô, có độ sâu trên 10m, thuộc hệ thống cảng biển quốc gia, có thể tiếp nhận tàu trọng tải trên 5.000 tấn. Hiện nay, cảng Vũng Rô đang được đầu tư mạnh, đáp ứng yêu cầu tham quan điểm tài nguyên du lịch đường Hồ Chí Minh trên biển và di tích con Tàu không số.

Cảng hàng không Tuy Hòa nằm cách trung tâm thành phố khoảng 10km về phía Nam. Nhà ga có công suất phục vụ 550.000 hành khách/năm, trang thiết bị hiện đại và công nghệ hàng không tiên tiến, cung cấp đa tiện nghi đáp ứng nhu cầu du khách, đảm bảo an ninh an toàn, có thể phục vụ 300 hành khách và 2 máy bay A321 trong giờ cao điểm. Hiện nay, các hãng hàng không Vietnam Airline, Vietjet Air, Jestar Pacific và Bamboo đang khai thác đường bay khứ hồi từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đi Tuy Hòa với tần suất 8 lượt/chuyến/ngày.

Như vậy khả năng tiếp cận điểm đến bởi hệ thống giao thông ở tỉnh Phú Yên phát triển theo hướng dịch vụ du lịch, giúp tiếp cận dễ dàng với các điểm tài nguyên du lịch khác biệt và sử dụng hiệu quả những sản phẩm du lịch đặc thù. Tuy nhiên, khả năng cung ứng dịch vụ lúc cao điểm chưa đáp ứng nhu cầu của du khách.

* Thông tin liên lạc

Ở địa phương hiện nay có khoảng 6 nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động, tỉ lệ sử dụng đạt 80 máy/100 dân (2022); dịch vụ internet khá tốt, đường truyền tương đối ổn định; các trang website du lịch được nâng cấp, hỗ trợ tìm kiếm thông tin... có khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách.

* Hệ thống điện – nước

Hệ thống điện lưới quốc gia 220 KV chạy qua về cơ bản đáp ứng nhu cầu điện năng cho du lịch. Hiện nay 100% xã, phường và thị trấn trên địa bàn tỉnh có mạng lưới điện quốc gia.

Phú Yên có hệ thống nhà máy cung cấp nước sạch cho thành phố và các trung tâm huyện, xã nhưng vào mùa cao điểm du lịch, nhu cầu sử dụng nước sạch gia tăng nên khả năng cung cấp nước vẫn chưa đáp ứng đủ cho du khách.

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Phú Yên (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(308 trang)