Giải pháp cụ thể vận dụng ở tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Phú Yên (Trang 159 - 169)

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HOÁ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH PHÚ YÊN

3.3. Các giải pháp thực hiện …

3.3.2. Giải pháp cụ thể vận dụng ở tỉnh Phú Yên

3.3.2.1.Nhóm các giải pháp cơ chế, chính sách gắn với khai thác tài nguyên du lịch văn hoá - Tỉnh kiện toàn bộ máy quản lý và nâng cao trình độ cán bộ để tăng cường hiệu quả công tác phát triển du lịch, thành lập Ban quản lý các khu du lịch để quản lý, đầu tư, hoạt động kinh doanh và bảo vệ tài nguyên - môi trường. Phối hợp liên ngành thực hiện quy hoạch du lịch; thành lập hội du lịch, trung tâm xúc tiến du lịch để tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch.

- Việc đầu tư khai thác tài nguyên du lịch cần được kết hợp giữa các tài nguyên du lịch tự nhiên (du lịch biển, du lịch đầm hồ vịnh, du lịch nghỉ dưỡng) và một số tài nguyên du lịch văn hóa (du lịch tìm hiểu văn hoá dân tộc ít người, tham quan các di tích lịch sử cách mạng, khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật, lễ hội dân gian, làng nghề...) một cách đồng bộ, đánh giá đưa vào khai thác tổng hợp tài nguyên phục vụ khách du lịch hiệu quả cao nhất về kinh tế - xã hội và môi trường.

- Tỉnh kịp thời ban hành chính sách cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Xây dựng cơ chế, chính sách thông thoáng tạo điều kiện cho phát triển du lịch, tập trung vào những nội dung cơ bản như: ưu tiên miễn giảm thuế cho các hoạt động du lịch, cải cách các thủ tục hành chính về xuất nhập cảnh theo hướng nhanh gọn, về xã hội hóa hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

3.3.2.2.Nhóm giải pháp về vốn đầu tư

- Huy động mạnh các nguồn vốn Nhà nước theo huớng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm vào các điểm, khu du lịch gắn với nguồn tài nguyên du lịch văn hoá của tỉnh, làm cơ sở kích thích phát triển du lịch .

- Thu hút nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ các tổ chức quốc tế, đặc biệt là cho các đối tượng gắn với khu vực nông thôn như làng nghề truyền thống hay văn hóa của đồng bào dân tộc ít người.

Đây là nguồn vốn đầu tư rất quan trọng cho phát triển du lịch ở Phú Yên, trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn hạn hẹp.

- Hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hoá các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư; khuyến khích đầu tư từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau.

- Phát huy giá trị tài nguyên văn hóa: với định hướng khai thác các điểm tài nguyên du lịch văn hóa của đề tài, các giải pháp phát triển tài nguyên văn hóa có thể phân riêng theo các loại như sau:

Các di tích - công trình văn hóa tài nguyên du lịch văn hóa: Với 03 trên tổng số 10 điểm tài nguyên thuộc thành phố Tuy Hòa được định hướng thành điểm du lịch quốc gia, các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bao gồm các điểm tham quan định hướng khai thác thành điểm du lịch quốc gia thì 01 trong 03 là di tích thuộc cấp quốc gia đặc biệt (Tháp Nhạn). Để nâng cao chất lượng dịch vụ cần đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật như nhà để xe, nhà vệ sinh, chỗ nghỉ ngơi cho du khách, cơ sở phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách... theo hướng hiện đại, tiện nghi. Nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên thông qua việc tuyển chọn, đào tạo mới và tiếp tục đào tạo lại.

Ngoài các hoạt động du lịch diễn ra ở đây đã được Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch và đoàn Ca - Múa - Nhạc Sao Biển khai thác tốt trong những năm qua, cần xây dựng thêm các chương trình du lịch, nâng cao chất lượng của các chương trình du lịch đã có thông qua việc khai thác sâu hơn các nội dung liên quan đến giá trị văn hóa trong đời sống đô thị Tuy Hòa xưa và nay. Bên cạnh đó, cũng cần xây dựng thêm các nội dung thuyết minh mang hướng nghiên cứu, chuyên sâu hoặc truyền đạt nhận thức của đội ngũ hướng dẫn viên tại các di tích.

Các điểm tài nguyên định hướng khai thác thành điểm du lịch địa phương: Mở rộng các hoạt động xúc tiến, quảng bá để giới thiệu rộng rãi hơn đến du khách. Đồng thời, xây dựng thêm các chương trình du lịch để khai thác tốt hơn các điểm tham quan này. Huy động vốn đầu tư để nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận điểm tham quan và tu bổ, tôn tạo các di tích.

Các di tích - công trình văn hóa: hiện rất ít hoặc chưa khai thác, trước mắt cần đầu tư nguồn vốn để tôn tạo các công trình hư hại, xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật; sau đó chú trọng công tác xúc tiến, quảng bá và xây dựng các chương trình du lịch mới gắn với các tài nguyên này.

Các làng nghề truyền thống: tỉnh cần có chính sách hổ trợ phát triển các làng nghề truyền thống phù hợp gắn với phát triển du lịch như hỗ trợ công tác nghiên cứu đa dạng hóa mẫu mã, xây dựng chương trình du lịch tham quan, trải nghiệm các hoạt động của làng nghề. Qua đó, du khách có thể tìm hiểu các hoạt động sản xuất tại các làng nghề và thúc đẩy họ mua sắm các sản phẩm truyền thống của người dân.

Các lễ hội: khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư vào các lĩnh vực quản lý, tổ chức các hoạt động lễ hội, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tại nơi diễn ra lễ hội. Đầu tư có chọn lọc và nâng cao công tác tổ chức với quy mô lớn các lễ hội đặc trưng của Phú Yên nhằm quảng bá cho tiềm năng du lịch lễ hội. Tiếp tục phục dựng đưa vào khai thác các lễ hội truyền thống trong các dịp Festival, lễ tết nhằm góp phần giới thiệu, quảng bá đối với du khách trong và ngoài nước.

- Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành ở Phú Yên, tăng số lượng và quy mô các đơn vị còn nhỏ hay trung bình. Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành phục hồi hoạt động sau đại dịch Covid - 19, khai thác và phục vụ khách du lịch nội địa và quốc tế một cách đồng bộ, toàn diện.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá các lễ hội, kết hợp trong các tour tham quan các di tích lịch sử - văn hoá văn hoá của tỉnh và kết hợp với các thị trường lớn trong nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng để xây dựng các tour tham quan lễ hội.

3.3.2.3. Giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch, mở rộng thị trường

Hoạt động quảng bá tuyên truyền cho hình ảnh của du lịch tỉnh Phú Yên cần đi vào chiều sâu và phổ biến rộng khắp cả trong và ngoài nước; các phương tiện quảng bá tuyên truyền như lập Website, ấn phẩm quảng bá chất lượng chưa cao. Hoạt động xúc tiến, chủ động tìm kiếm khai thác thị trường mới.

- Sản phẩm du lịch cần đa dạng, phong phú và đạt chất lượng cao; tập trung đầu tư các sản phẩm gắn liền với di sản văn hoá quốc tế như Nghệ thuật Bài Chòi, di sản quốc gia có 23, tiêu biểu Tháp Nhạn, gành Đá Đĩa, vịnh Vũng Rô, núi Đá Bia… và di tích, danh thắng xếp hạng cấp tỉnh có hơn 100 sản phẩm, phải khai thác thường xuyên, phổ biến rộng khắp và nâng cao hiệu quả phục vụ. Các sản phẩm gắn với các tiềm năng du lịch khác như các bãi biển, hệ thống đầm hồ vịnh, hệ thống di tích lịch sử cách mạng, di tích văn hóa, khảo cổ, các công trình kiến trúc nghệ thuật, làng nghề, lễ hội…cần được chú trọng quan tâm đầu tư phát triển, khai thác du lịch. Việc gắn kết du lịch văn hoá, du lịch nhà vườn, du lịch ẩm thực với các hoạt động trải nghiệm, hội, ca múa nhạc mang bản sắc truyền thống văn hóa Phú Yên phục vụ nhu cầu khách tham quan phải đồng bộ. Các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp đánh Golf và các môn thể thao biển, các dịch vụ bổ trợ, hàng hoá lưu niệm cần tăng nhanh số lượng, nâng cao chất lượng và phù hợp giá cả thị trường… Qua đó mức chi tiêu của khách du lịch sẽ tăng cao, nhất là khách du lịch quốc tế.

- Đẩy mạnh sử dụng các phương tiện có chất lượng trong xúc tiến quảng bá du lịch. Sử dụng đội ngũ nhân lực được đào tạo chất lượng cao ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả và đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh với những hình thức như website du lịch, báo du lịch điện tử, thương mại du lịch điện tử…

- Tăng cường hợp tác quốc tế, liên kết và hợp tác các trung tâm du lịch lớn để hỗ trợ phát triển du lịch. Sử dụng nhiều kênh xúc tiến quảng bá du lịch khác nhau cùng đội ngũ lao động chuyên nghiệp.

- Thành lập Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Phú Yên, thiết lập một số văn phòng đại diện của tỉnh tại các trung tâm du lịch lớn của cả nước để thực hiện công tác xúc tiến quảng bá du lịch. Tổ chức các chương trình xúc tiến, phát triển các thị trường trọng điểm: Tây Âu, Nga, Đông Bắc Á, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia.

- Tổ chức và tham gia các hội chợ, hội thảo, triển lãm trong nước và quốc tế để giới thiệu tiềm năng du lịch văn hóa đặc sắc ở Phú Yên để thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư. Xây dựng hình ảnh thương hiệu đặc trưng của du lịch “Phú Yên - Điểm đến hấp dẫn và thân thiện”.

3.3.2.4. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của tài nguyên

- Công tác bảo tồn: Triển khai các dự án giáo dục cộng đồng và hỗ trợ phát triển cộng đồng, thông qua các chương trình giáo dục trong nhà trường nhằm nâng cao ý thức toàn dân về bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch văn hoá; có sự phối hợp giữa chính quyền, nhà doanh nghiệp, nhân dân địa phương trong tuyên truyền, quản lý, kiểm soát và xử lý rác thải, xử phạt vi phạm...

- Ngoài ra, cần chấm dứt hiện tượng hoạt động du lịch tiêu cực, thiếu thân thiện với du khách như vận chuyển xe ôm, xe taxi; buôn bán các mặt hàng ăn uống, hàng lưu niệm chèn ép giá giá, đeo bám, chèo kéo du khách còn tồn tại trong ngành du lịch tỉnh Phú Yên.

Tăng cường công tác kiểm kê di sản văn hóa của tỉnh để đưa vào danh mục di sản văn hoá quốc gia. Tăng cường công tác quản lý, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch; các doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc các quy định về niêm yết và bán theo giá niêm yết dịch vụ du lịch, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và cung cấp những dịch vụ chất lượng, giá cả hợp lý…

Chính quyền với cộng đồng địa phương cần tăng cừơng đổi mới hoạt động của bảo tàng; bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hoá; đầu tư cho việc nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, truyền dạy và giới thiệu giá trị văn hóa truyền thống nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện các chính sách về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá gắn kết với du lịch.

Quản lý hoạt động du lịch theo hướng phát triển bền vững, cần thường xuyên kiểm tra, giám sát, phát hiện và ngăn chặn các hoạt động làm xâm phạm, gây tổn hại đến tài nguyên cũng như môi trường xung quanh. Các dự án phát triển du lịch cần được cân nhắc hợp lý, phải đánh giá tác động

về môi trường. Tổ chức đào tạo đội ngũ làm công tác quản lý văn hóa, quản lý du lịch và đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh tại các di tích, bảo tàng, trong các công trình văn hóa khác.

Đẩy mạnh và hỗ trợ công tác xã hội hóa trong công tác bảo tồn di sản văn hoá và phát triển tài nguyên; khuyến khích huy động các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đóng góp kinh phí để tu bổ di tích, hiến tặng hiện vật, cổ vật quý hiếm. Có các biện pháp đối phó với những tác động của biến đổi khí hậu tới du lịch. Theo kịch bản Biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỉnh cần chú ý công tác phòng tránh các thiên tai như: hạn hán, bão và áp thấp nhiệt đới, nước biển dâng, sạt lở đất đá…

- Phát huy giá trị tài nguyên văn hóa: Với định hướng khai thác các điểm tài nguyên du lịch văn hóa của đề tài, các giải pháp phát triển tài nguyên văn hóa có thể phân riêng theo các loại như sau:

Các di tích - công trình văn hóa tài nguyên du lịch văn hóa: Với 03 trên tổng số 10 điểm tài nguyên thuộc thành phố Tuy Hòa được định hướng thành điểm du lịch quốc gia, các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bao gồm các điểm tham quan định hướng khai thác thành điểm du lịch quốc gia thì 01 trong 03 là di tích thuộc cấp quốc gia đặc biệt (Tháp Nhạn). Để nâng cao chất lượng dịch vụ cần đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật như nhà để xe, nhà vệ sinh, chỗ nghỉ ngơi cho du khách, cơ sở phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách…, theo hướng hiện đại, tiện nghi. Nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên làm du lịch thông qua việc tuyển chọn, đào tạo mới và đào tạo lại.

Ngoài các hoạt động du lịch diễn ra ở đây đã được Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch và đoàn Ca - Múa - Nhạc Sao Biển khai thác tốt trong những năm qua, cần xây dựng thêm các chương trình du lịch, nâng cao chất lượng của các chương trình du lịch đã có thông qua việc khai thác sâu hơn các nội dung liên quan đến giá trị văn hóa trong đời sống đô thị Tuy Hòa xưa và nay. Bên cạnh đó, cũng cần xây dựng thêm các nội dung thuyết minh mang hướng nghiên cứu, chuyên sâu hoặc truyền đạt nhận thức của đội ngũ hướng dẫn viên tại các di tích.

Các điểm tài nguyên định hướng khai thác thành điểm du lịch địa phương: Mở rộng các hoạt động xúc tiến, quảng bá để giới thiệu rộng rãi hơn đến du khách. Đồng thời, xây dựng thêm các chương trình du lịch để khai thác tốt hơn các điểm tham quan này. Huy động vốn đầu tư để nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận điểm tham quan và tu bổ, tôn tạo các di tích.

Các di tích - công trình văn hóa: hiện rất ít hoặc chưa khai thác, trước mắt cần đầu tư nguồn vốn để tôn tạo các công trình hư hại, xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật; sau đó chú trọng công tác xúc tiến, quảng bá và xây dựng các chương trình du lịch mới gắn với các tài nguyên này.

Các điểm tài nguyên định hướng khai thác thành điểm du lịch địa phương: Mở rộng các hoạt động xúc tiến, quảng bá để giới thiệu rộng rãi hơn đến du khách. Đồng thời, xây dựng thêm các chương trình du lịch để khai thác tốt hơn các điểm tham quan này. Huy động vốn đầu tư để nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận điểm tham quan và tu bổ, tôn tạo các di tích.

Các di tích - công trình văn hóa: hiện rất ít hoặc chưa khai thác, trước mắt cần đầu tư nguồn vốn để tôn tạo các công trình hư hại, xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật; sau đó chú trọng công tác xúc tiến, quảng bá và xây dựng các chương trình du lịch mới gắn với các tài nguyên này.

Các làng nghề truyền thống: tỉnh cần có chính sách hổ trợ phát triển các làng nghề truyền thống phù hợp gắn với phát triển du lịch như hỗ trợ công tác nghiên cứu đa dạng hóa mẫu mã, xây dựng chương trình du lịch tham quan, trải nghiệm các hoạt động của làng nghề. Qua đó, du khách có thể tìm hiểu các hoạt động sản xuất tại các làng nghề và thúc đẩy họ mua sắm các sản phẩm truyền thống của người dân.

Các lễ hội: khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư vào các lĩnh vực quản lý, tổ chức các hoạt động lễ hội, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tại nơi diễn ra lễ hội. Đầu tư có chọn lọc và nâng cao công tác tổ chức với quy mô lớn các lễ hội đặc trưng của Phú Yên nhằm quảng bá cho tiềm năng du lịch lễ hội. Tiếp tục phục dựng đưa vào khai thác các lễ hội truyền thống trong các dịp Festival, lễ tết nhằm góp phần giới thiệu, quảng bá đối với du khách trong và ngoài nước.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá các lễ hội, kết hợp trong các tour tham quan các di tích lịch sử - văn hoá văn hoá của tỉnh và kết hợp với các thị trường lớn trong nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng để xây dựng các tour tham quan lễ hội.

3.3.2.5. Nhóm giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển bền vững

Vấn đề khai thác tài nguyên du lịch văn hóa luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với môi trường.

Hiệu quả khai thác tài nguyên du lịch văn hóa gắn liền với việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, nên cần chú ý đến những nội dung sau:

- Khai thác hợp lý và tránh làm ô nhiễm môi trường tại các điểm du lịch, tiến tới loại bỏ việc thải bừa bãi các loại rác thải rắn, đồ nhựa,…Cần kiểm soát lượng khách đến phù hợp với sức chứa từng điểm du lịch, đặc biệt là những dịp diễn ra lễ hội, hay những dịp Festival.

- Bảo vệ bản sắc văn hóa ở các điểm du lịch và địa phương làm du lịch thông qua việc tập huấn nghiệp vụ cho những hộ gia đình, người làm du lịch; tuyên truyền, vận động đối với cộng đồng nhằm nâng cao ý thức giữ gìn truyền thống, lòng tự hào dân tộc, bản sắc văn hóa của các dân tộc địa phương.

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Phú Yên (Trang 159 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(308 trang)