Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Phú Yên (Trang 126 - 129)

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HOÁ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH PHÚ YÊN

3.1. Cơ sở xây dựng định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch văn hóa phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Phú Yên

3.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định Phú Yên nằm trong vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ với các tuyến du lịch đường ô tô, đường sắt, đường hàng không nối các trung tâm du lịch lớn như Nha Trang, Đà Nẵng… Phía Bắc, Phú Yên giáp Bình Định là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. Phía Nam, Phú Yên giáp Khánh Hòa là một trung tâm du lịch lớn của vùng và của cả nước. Phía Tây, Phú Yên giáp Gia Lai và Đắk Lắk, hai trọng điểm du lịch của Tây Nguyên có tiềm năng du lịch quốc tế thông qua các cửa khẩu nối vùng Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia. Trong tương lai, Phú Yên là điểm dừng chân lý tưởng cho khách du lịch nội địa và quốc tế. Phía Đông, Phú Yên giáp với biển Đông với đường bờ biển dài 189 km. Đây là vùng biển giàu tiềm năng phát triển du lịch với nguồn hải sản phong phú, nhiều vũng vịnh đẹp, nhiều bãi tắm hấp dẫn và một nền văn hóa miền biển đặc sắc. Đây cũng là cửa ngõ giao thương quốc tế quan trọng không những của Phú Yên mà còn của các tỉnh Tây Nguyên. Định hướng cũng đã chỉ rõ Phú Yên giữ vai trò không chỉ là cầu nối giữa các địa phương trong vùng Nam Trung Bộ mà còn giữa các tỉnh trong vùng du lịch Nam Trung Bộ với Tây Nguyên. Du lịch Phú Yên hiện đang phát triển phù hợp với chiến lược phát triển du lịch cả nước, phù hợp với chiến lược phát triển du lịch của khu vực.

Phú Yên có vị trí chiến lược quan trọng với đầy đủ các loại hình giao thông, với tài nguyên du lịch phong phú. Đặc biệt, có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa nổi bật là cụm di tích ở thành phố Tuy Hòa và vùng phụ cận với hệ thống thành cổ, chùa, tháp, đền thờ... hài hoà với khung cảnh thiên nhiên được coi là một nét độc đáo của khu vực và cả nước. Ngoài ra, Phú Yên còn chứa đựng các giá trị văn hoá phi vật thể độc đáo, đặc sắc; trong đó nghệ thuật hát Bài Chòi Trung Bộ - được UNESCO công nhận là di sản văn hóa đại diện cho nhân loại.

Với tiềm năng, thế mạnh về vị trí và tài nguyên du lịch, trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định Phú Yên gắn với hệ thống di sản văn hoá miền Trung - Tây Nguyên - Đông Nam Bộ, địa bàn trung điểm trong phát triển du lịch của vùng Nam Trung Bộ với định hướng thành phố Tuy Hòa là đô thị du lịch (Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013) Quyết định số 2162/QĐ-TTg ngày 11/11/2013, Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030); và Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 30/12/2023, Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 “…Du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trở thành trung tâm kinh tế biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ” .

Trên cơ sở đánh giá tiềm năng du lịch của các địa phương vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thông qua khảo sát chuyên gia, có thể nhận thấy sự không đồng đều về tiềm năng du lịch giữa các địa phương và tiềm năng du lịch của các địa phương trong phạm vi khu vực lõi của vùng chưa được khai thác hiệu quả. Nguyên nhân do khoảng cách địa lý; do mức độ đầu tư và thu hút đầu tư vào du lịch phân tán, chưa được chú trọng; việc phát triển các loại hình du lịch mới dựa trên các điều kiện thuận lợi của các tài nguyên mà chưa có sự đầu tư thích đáng để phát triển lâu dài.

Trong các năm từ 2010 - 2022, lượt khách đến Phú Yên tăng rõ rệt, từ 360.500 lượt năm 2010 tăng lên 2,2 triệu lượt, tăng 6,5%; riêng năm 2017 do ảnh hưởng của thị trường chứng khoáng châu Á suy sụp, người dân tiết kiệm chi tiêu ít đi du lịch, và năm 2020 giảm sút số lượt khách và doanh thu do hậu quả nạn đại dịch Covid kéo dài, khách du lịch quốc tế hạn chế đến Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng. Năm 2018 kinh tế châu Á phục hồi và năm 2022 với chính sách mở cửa lại nền kinh tế của nhà nước nên hoạt động du lịch dần phát triển ổn định trở lại; số lượt khách du lịch tăng lên năm 2023 gần 3,2 triệu lượt khách (khách nội địa chiếm chủ yếu đạt 3.180.000 lượt khách, khách quốc tế đạt 19.750 lượt khách), do vậy doanh thu du lịch còn thấp, được nêu trong Bảng 3.1.

- Thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế

Bảng 3.1. Các thị trường khách quốc tế chủ yếu đến Phú Yên, giai đoạn 2010 – 2022 Thị trường

khách du lịch Đặc điểm Nhu cầu sản phẩm du lịch

Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn

Quốc)

Chiếm trên 20% thị phần du khách quốc tế, có xu hướng phát triển nhanh trong thời gian gần đây, tốc độ tăng trung bình 30%/ năm. Du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm…

Du lịch biển đảo kết hợp tìm hiểu di tích lịch sử, di tích văn hóa, di sản văn hóa đá, các công trình kiến trúc nghệ thuật cổ và đương đại, ẩm thực địa phương, tham quan làng nghề, lễ hội truyền thống…

Đông Nam Á (Thái Lan, Philippin, Lào,

Campuchia, Malaixia…)

Chiếm trên 10% thị phần du khách quốc tế, tốc độ tăng trung bình 26%/

năm. Du lịch nông thôn, du lịch làng nghề, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm…

Du lịch tìm hiểu lịch sử - văn hóa, tâm linh, tham quan công trình kiến trúc nghệ thuật cổ và đương đại, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan phong cảnh làng quê, ẩm thực địa phương, tham quan làng nghề truyền thống…

Châu Âu (Nga, Pháp,

Đức, Anh)

Có xu hướng phát triển nhanh, tương lai sẽ chiếm thị phần cao. Du lịch biển đảo, du lịch tìm hiểu lịch sử - văn hóa, tâm linh, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm…

Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển đảo kết hợp tìm hiểu lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa đá, ẩm thực địa phương, tham quan làng nghề và nghề truyền thống…

Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada,

Mehico)

Du lịch tìm hiểu lịch sử - văn hóa, tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm…

Du lịch nghỉ dưỡng, biển đảo kết hợp tìm hiểu di sản lịch sử - văn hóa, tâm linh. Du lịch sinh thái kết hợp thể thao, ẩm thực địa phương, làng nghề…

“Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Phú Yên 2022”

Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là hai thị trường du khách hấp dẫn nhất với khả năng chi tiêu cao; thị trường Nam Trung Bộ - Tây Nguyên luôn giữ tính ổn định, bền vững; cần tập trung phát triển hai thị trường du khách tiềm năng là Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ trong thời gian tới.

Thị trường khách du lịch quốc tế đến Phú Yên cũng ngày càng đa dạng. Các thị trường truyền thống ở Châu Âu như Pháp, Đức và Bắc Mỹ như Hoa kỳ, Canada đều có sự tăng trưởng lượng khách đến Phú Yên; tuy nhiên, do sự tăng trưởng nhanh của các thị trường mới từ các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á, nên cơ cấu của khách Pháp, Hoa Kỳ giảm tỷ lệ. Đối với các thị trường này, chương trình du lịch văn hóa có sức hấp dẫn lớn. Thị trường ổn định nhất là thị trường Đông Nam Á và Đông Á, tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2010 - 2022 đạt 2,8%/; các thị trường khách châu Âu, Bắc Mỹ đều có sự tăng truởng lượt khách đến Phú Yên, trong đó năm 2 0 1 6 trở thành n ă m nguồn khách quốc tế quan trọng đối với ngành du lịch tỉnh. Hiện nay du lịch tỉnh chiếm tỷ lệ còn khiêm tốn vớí chỉ dạt 1,0% lượng khách du lịch và chỉ đạt 2,5% doanh thu từ du lịch so với cả nước.

Nhìn chung, thị trường khách quốc tế trong giai đoạn 2010 - 2021 gặp một số bất lợi do ảnh hưởng của dịch bệnh vào cuối năm 2019 nhưng vẫn tăng trưởng khá; riêng năm 2020 và 2021 tình hình dịch bệnh bùng phát mạnh trên thế giới nên hoạt động du lịch chỉ hoạt động cầm chừng theo chỉ đạo của chính phủ; năm 2022 du lịch bắt đầu phục hồi lại và có dấu hiệu tăng khá nhanh. Trong tương lai, bên cạnh việc duy trì tốc độ tăng trưởng của các thị trường truyền thống, ngành du lịch Phú Yên cần tiếp tục tăng cường mở rộng các thị trường mới ở Đông Á, Đông Nam Á. Đây là những thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng đối với du lịch Phú Yên.

“Nguồn: Tổng cục du lịch - vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, 2019”

Hình 3.1. Cơ cấu khách du lịch đến các tỉnh trong vùng Nam Trung Bộ, năm 2019.

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Phú Yên (Trang 126 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(308 trang)