Thực trạng nhu cầu và cảm nhận của du khách về tài nguyên du lịch văn hóa ở tỉnh Phú Yên…

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Phú Yên (Trang 116 - 126)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HOÁ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN

2.5. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch văn hóa phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh PhúYên

2.5.6. Thực trạng nhu cầu và cảm nhận của du khách về tài nguyên du lịch văn hóa ở tỉnh Phú Yên…

Với mục tiêu và nội dung đã đề ra, kết quả khảo sát cảm nhận của du khách đối với hai nhóm tài nguyên là di tích - công trình văn hóa và làng nghề truyền thống như sau:

2.5.6.1. Đặc điểm của đối tượng điều tra

Trong tổng số 160 phiếu điều tra, hai nhóm tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất là nhóm từ (15 - 24) tuổi với 55 người chiếm 34,4% và nhóm (25 - 34) tuổi với 59 người chiếm 36,9%. Đây là nhóm

tuổi thích sự khám phá và trải nghiệm. Đồng thời nhóm tuổi từ (35 - 44) có 22 người chiếm 13,8%

và tuổi từ (45 - 54) cũng chiếm tỷ lệ tương đối chiếm 10%; thấp nhất là nhóm từ (55 tuổi trở lên) với 4,9%.

Về nghề nghiệp, phần lớn du khách là công chức viên chức với 62 người (38,8%) và tiếp đó là doanh nhân với 45 người (28,1%), học sinh, sinh viên chiếm 17 người ( 10,5%) và các nghề nghiệp khác 36 người chiếm tỷ lệ (24,6%). Cơ cấu khách nội địa và quốc tế đến Phú Yên thì khách nội địa chiếm 100 người (chiếm 62,3%), và khách quốc tế chiếm 60 (37,7 %) trong đó Châu Âu chiếm tỷ lệ lớn nhất 28 người (17,5%), (Phụ lục 12). Như vậy, đối tượng điều tra có sự đa dạng và đến từ nhiều thị trường khách. Điều này đảm bảo đối tượng phỏng vấn có thể đại diện cho tổng thể để nghiên cứu và kết quả phỏng vấn có tính khách quan, tin cậy, làm căn cứ cho việc xây dựng định hướng và giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch văn hoá của tỉnh .

2.5.6.2. Thông tin về chuyến đi của du khách - Số lần đến và thời gian lưu lại Phú Yên

Theo kết quả điều tra, có 145/160 khách với 79,9% đến Phú Yên lần đầu, 12 lần lượt 2 chiếm 18,9%, lần 3 và trên 3 lần có 3 người chiếm 2%) và trên 3 lần. Tỷ lệ khách đến Phú Yên từ lần 2 trở lên lớn nhất thuộc nhóm từ (35 - 44) tuổi, tiếp đó là nhóm tuổi từ (25 - 34) tuổi. Đây là hai nhóm tuổi có sự chủ động trong chuyến đi và trong chi tiêu. Thời gian khách lưu lại nửa ngày chiếm khoảng (22,3%), lưu lại từ 1 đến 1,5 ngày chiếm 77,7% và từ 2 đến 3 ngày chiếm 10%. Mặc dù, số lượng khách đến lần 2, lần 3 và thời gian lưu lại trên 3 ngày chưa nhiều, nhưng đây cũng là dấu hiệu khả quan cho thấy sự hấp dẫn của du lịch Phú Yên dần được cải thiện. (Phụ lục 12).

- Mức độ quan tâm về các điểm du lịch văn hóa

Hầu hết du khách đến Phú Yên đều quan tâm đến các điểm du lịch văn hóa. Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn trên 55% thời gian ở Phú Yên của du khách và hơn 40% tổng số khách đều dành hơn một nửa thời gian để tham quan các điểm du lịch văn hóa. Điều này cho thấy sức thu hút của các điểm du lịch này với du khách và vai trò quan trọng của nó đối với du lịch tỉnh (xem Hình 2.5) và (Phụ lục: 12).

“Nguồn: Tác giả luận án thực hiện”

Hình 2.5. Bản đồ Kết quả mức độ khai thác các điểm tài nguyên du lịch văn hóa được chọn đánh giá ở tỉnh Phú Yên

- Nguồn tiếp cận thông tin

Khách tìm hiểu thông tin về các điểm du lịch văn hóa từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó số khách chọn từ internet và sách hướng dẫn du lịch chiếm tỷ lệ cao với 65 người (81,3%) và 60 người (74,1%). Nguồn tiếp cận thông tin từ bạn bè, người thân là 45 người (64,3%), tivi 55 người (65%);

quảng cáo trên báo chí khác 35 người (47%); tiếp cận từ radio thấp, có 25 người (33,0%) và tỷ lệ thấp nhất là hình thức khác 5 người (6,7%). Thời gian đến, tỉnh cần cải thiện hơn nữa trong quảng bá hình ảnh du lịch. (Phụ lục: 12).

- Hình thức tổ chức

Trong 100 khách được hỏi thì có đến 65 khách, chiếm 56,3% chọn hình thức tự tổ chức, chỉ có 35 khách chiếm 43,7% khách chọn hình thức đi theo tour của công ty lữ hành.

- Mục đích du khách

Trong 100 khách được hỏi, mục đích đến các điểm du lịch này để tham quan chiếm tỷ lệ chủ yếu với 85%, các mục đích thực hành nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng; học tập, nghiên cứu và mục đích khác chiếm tỷ trọng nhỏ. Các điểm du lịch là làng nghề truyền thống, mục đích tham quan cũng chiếm tỷ lệ trung bình với 50 % trong tổng số 60 khách điều tra; mục đích khác chiếm tỷ trọng nhỏ.

2.5.6.3. Cảm nhận của du khách

Cảm nhận của khách du lịch được phản ánh bởi một số nội dung gồm chương trình du lịch, các giá trị văn hóa, nghệ thuật, lịch sử; các yếu tố môi trường và các dịch vụ bổ trợ tại các điểm du lịch. Thang điểm được đánh giá với năm mức từ 1 đến 5 với mức hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý, tương ứng với giá trị trung bình của từng yếu tố như sau:

Từ 1,00 đến 1,80: Hoàn toàn không đồng ý/Hoàn toàn không hài lòng Từ 1,81 đến 2,60: Không đồng ý/Không hài lòng

Từ 2,61 đến 3,40: Bình thường (trung bình) Từ 3,41 đến 4,20: Đồng ý/Hài lòng

Từ 4,21 đến 5,00: Hoàn toàn đồng ý/Hoàn toàn hài lòng - Cảm nhận của du khách về chương trình du lịch

Trên cơ sở khảo sát tính toán, kết quả phân tích cảm nhận của du khách được nêu trong Bảng 2.9.

Bảng 2.9. Cảm nhận của du khách đối với chương trình du lịch

Nội dung Điểm trung bình đánh giá

(tối đa 5,0 điểm)

Chương trình tham quan hấp dẫn 3,22/ 5,0 điểm

Tổ chức tour tốt 3,37 điểm

Phương tiện vận chuyển tốt 3,20 điểm

Giá cả hợp lý 3,33 điểm

Hướng dẫn viên nhiệt tình, có năng lực 3,64 điểm

Thông tin hướng dẫn đầy đủ, chi tiết 3,53 điểm

“Nguồn: Số liệu điều tra năm, 2022”

Chú thích thang điểm đánh giá: 1 - Hoàn toàn không đồng ý; 5 - Hoàn toàn đồng ý Nhìn chung, qua Bảng 2. 9 hầu hết các tiêu chí đều đạt giá trị trên trung bình, nằm trong khoảng từ 3 - 4 điểm tức là đồng ý với các nội dung đã đưa ra, trừ tiêu chí phương tiện vận chuyển tốt và chương trình tham quan hấp dẫn nằm ở khoảng 3 tương ứng với cảm nhận của du khách ở mức bình thường. Điểm đánh giá trung bình cảm nhận của du khách đối với chương trình du lịch là 3,22 điểm.

Như vậy, cảm nhận của du khách đối với chương trình du lịch là hài lòng; tuy nhiên, mức cảm nhận hài lòng đối với trung tâm du lịch lữ hành ở Phú Yên chưa cao so với cả nước.

- Cảm nhận về điểm du lịch di tích - công trình văn hóa

+ Mức độ cảm nhận chung của du khách đối với di tích - công trình văn hóa, được phản ánh thông qua các nội dung về giá trị lịch sử - văn hóa, hiện trạng của công trình, phong cảnh, yếu tố môi trường và các dịch vụ bổ trợ. Với 60 khách phỏng vấn, kết quả khảo sát được nêu trong Bảng 2.10.

Bảng 2.10. Mức cảm nhận của du khách về điểm du lịch di tích - công trình văn hóa STT Nội dung Điểm trung bình đánh giá (tối đa 5,0 điểm)

1 Phong cảnh đẹp 3,75 / 5,0 điểm

2 Công trình kiến trúc đẹp 3,17

3 Yếu tố lịch sử hấp dẫn 3,20

4 Yếu tố văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn 2,35

5 Nhiều nội dung để tham quan 2,38

6 Thông tin hướng dẫn có đầy đủ 2,20

7 Công trình, hiện vật được bảo quản tốt 2,20

8 Thái độ nhân viên nhiệt tình 2.50

9 Nhà vệ sinh sạch sẽ 1,35

10 An ninh, trật tự tốt 2,65

11 Rác thu gom tốt, sạch sẽ 1,85

12 Nhiều dịch vụ bổ trợ (ăn, uống….) 2,65

“Nguồn: Số liệu điều tra năm 2022”

Chú thích thang điểm đánh giá: 1 - Hoàn toàn không đồng ý; 5 - Hoàn toàn đồng ý

Qua Bảng 2.10, cảm nhận của du khách đối với tiêu chí nhà vệ sinh sạch sẽ (1,35 điểm), nhiều dịch vụ bổ trợ (2,65 điểm) và rác thu gom tốt, sạch sẽ (1,85 điểm) được đánh giá thấp;

tương ứng ở mức không đồng ý và bình thường. Các tiêu chí phong cảnh đẹp, công trình kiến trúc đẹp, yếu tố lịch sử hấp dẫn đều có trung bình đánh giá trên 2,30 điểm tương ứng với mức độ đồng ý. Trong đó, yếu tố phong cảnh đẹp, có điểm đánh giá trung bình cao nhất trên 3,7 điểm. Với kết quả này dẫn đến giá trị trung bình chung cảm nhận của du khách về các di tích - công trình văn hóa đạt 2,2 điểm tương ứng ở mức đồng ý trung bình với những tiêu chí đã đề ra hay khá hài lòng về các điểm du lịch này. Tuy nhiên, điểm đánh giá này nhìn chung chưa cao (thuộc ngưỡng mức bình thường 2,5 điểm, tức dưới 2,60 điểm); qua đó, còn cho thấy điểm hạn chế lớn trong thực trạng khai thác hiện nay đối với các điểm du lịch là vấn đề vệ sinh và các dịch vụ bổ trợ.

+ Theo giới tính, bốn yếu tố có sự khác biệt là: yếu tố văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn, nhiều nội dung để tham quan, an ninh trật tự tốt và nhà vệ sinh sạch sẽ; điểm đánh giá chung của nữ thấp hơn của nam; còn lại không có sự khác biệt.

+ Theo nghề nghiệp, hầu hết không có sự khác biệt trong cảm nhận của du khách, ngoại trừ yếu tố nhiều nội dung tham quan. Phân tích sâu cho thấy, công nhân viên chức, doanh nhân, hưu trí có điểm đánh giá trung bình cao hơn học sinh - sinh viên, công nhân, nông dân.

+ Đối với số lần đến Phú Yên, điểm đánh giá yếu tố văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn của những khách đến Phú Yên lần đầu 105/160 khách là 79,9%, lần hai 52 khách là 18,9%, khác với lần ba và trên ba lần 03 khách là 2%. Riêng các yếu tố công trình hiện vật được bảo quản tốt, nhà vệ sinh sạch sẽ, rác thu gom tốt, sạch sẽ của những lần quay lại Phú Yên cao hơn lần đầu. Điều này cho thấy sự cải thiện về chất lượng dịch vụ tại các điểm du lịch và cần khai thác nhiều hơn nữa các giá trị văn hóa khác để phục vụ du khách. Qua kiểm định sự khác biệt của du khách đối với các điểm du lịch di tích - công trình văn hóa cơ bản là phù hợp với kết quả điều tra tổng hợp nhận định của tác giả.

- Cảm nhận về các điểm du lịch làng nghề truyền thống

Du khách đến tham quan làng nghề đánh giá cao sự mến khách, thân thiện của người dân; với 60%

du khách cảm nhận ở mức hài lòng, 40% du khách chưa hài lòng về chỉ tiêu này. Điều này phù hợp với thực tế khai thác du lịch làng nghề ở Phú Yên hiện nay chủ yếu do tự phát, chưa tổ chức quy hoạch căn bản. Vì vậy, cảm nhận hài lòng của du khách với các tiêu chí này chỉ ở mức trung bình. Điểm đánh giá làng nghề của du khách còn ở mức trung bình, nhất là các dịch vụ du lịch làng nghề đơn điệu, chưa hấp dẫn lôi cuốn khách du lịch được nêu trong Bảng 2.11.

Bảng 2.11. Cảm nhận của du khách đối với các điểm du lịch làng nghề truyền thống Nội dung Điểm trung bình đánh giá (tối đa 5,0 điểm) Chương trình tham quan hấp dẫn 3,0/5,0 điểm

Tổ chức tour tốt 3,30

Phương tiện vận chuyển tốt 3,20

Giá cả hợp lý 3,15

Hướng dẫn viên nhiệt tình, có năng lực 3,40

Thông tin hướng dẫn đầy đủ, chi tiết 3,40

“Nguồn: Số liệu điều tra năm 2022”.

Chú thích thang điểm đánh giá: 1 - Hoàn toàn không đồng ý; 5 – Hoàn toàn đồng ý . - Kiểm định sự khác biệt về mức độ cảm nhận của du khách đối với điểm làng nghề truyền thống

Cảm nhận của du khách theo các đặc điểm quốc tịch, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, số lần đến Phú Yên qua kiểm định hầu như ít có sự khác biệt được nêu trong Bảng 2.12.

Bảng 2.12. Kiểm định sự khác biệt về cảm nhận của du khách đối với các điểm làng nghề truyền thống ở tỉnh Phú Yên

“Nguồn: Số liệu điều tra năm 2022”

Chú thích thang đánh giá: Từ 1 - Hoàn toàn không đồng ý đến 5 - Hoàn toàn đồng ý

+ Với tiêu chí người dân thân thiện, mến khách, nhóm khách từ 15 - 24 tuổi và từ 25 - 34 tuổi có điểm đánh giá trung bình cao lần lượt 4,0 điểm và 3,90 điểm do tính cách trẻ trung, sôi nổi và hòa đồng của tuổi trẻ; nhóm du khách lớn tuổi có điểm đánh giá thấp hơn.

+ Số lần đến Phú Yên, càng nhiều lần đến, cảm nhận cảnh vẻ đẹp làng quê càng giảm, với những du khách đến Phú Yên lần đầu, điểm trung bình là 3,5 điểm; du khách đến Phú Yên trên 2 lần, điểm đánh giá chỉ còn 2,5 điểm. Bên cạnh đó, qua khảo sát du khách cho thấy các sản phẩm của các điểm du lịch làng nghề hiện nay ở Phú Yên chưa được du khách đánh giá cao về chất lượng và mẫu mã.

Đánh giá chung, du khách thường đánh giá khá về vẻ đẹp, sự hấp dẫn của tài nguyên, đặc biệt là nhóm du khách thuộc những nền văn hóa khác biệt. Điều này cũng là minh chứng về thế mạnh du lịch văn hóa của Phú Yên. Giữa các điểm du lịch di tích - công trình văn hóa và điểm du lịch làng nghề truyền thống có sự khác biệt về cảm nhận giữa các nhóm khách khác nhau. Du khách hài lòng hơn về các di tích - công trình văn hóa, nhưng đánh giá của du khách với loại tài nguyên này cũng phân hóa nhiều hơn so với các làng nghề truyền thống. Ngoài ra, du

khách chưa hài lòng nhiều về các dịch vụ bổ trợ, vệ sinh - môi trường và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của các điểm du lịch. Đây cũng là điểm hạn chế chung của ngành du lịch tỉnh Phú Yên. Thời gian đến tỉnh và ngành du lịch cần quản lý, quy hoạch, đầu tư khắc phục.

STT Tiêu chí Điểm trung bình đánh giá (tối đa 5,0 điểm) 1 Phong cảnh làng quê đẹp 3,42/5,0 điểm

2 Kiến trúc làng quê cổ hấp dẫn 3,25 3 Lịch sử làng nghề hấp dẫn 3,05 4 Người dân mến khách, thân thiện 3,75 5 Ý thức giữ gìn, bảo tồn làng nghề cao 2,75 6 Môi trường trong lành 3,25 7 Phong tục truyền thống đặc sắc 3,15 8 Không khó chịu bởi tiếng ồn 2,85 9 Nhiều dịch vụ bổ trợ (ăn, uống…) 3,15

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Giá trị nổi bật của nguồn tài nguyên văn hóa ở tỉnh Phú Yên là hệ thống các di tích lịch sử văn hóa phong phú và đa dạng. Đến nay tỉnh có 73 điểm di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng được xếp hạng các cấp. Trong đó nghệ thuật hát Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hơn nữa, những giá trị văn hóa phi vật thể tồn tại trong đời sống của người dân Phú Yên cũng tạo nên sức thu hút mạnh mẽ đối với du khách, cần được giữ gìn, bảo tồn và phát huy.

Theo kết quả khảo sát và đánh giá của tác giả có 126 điểm tài nguyên du lịch văn hóa, trong đó có 12 điểm tài nguyên có khả năng khai thác rất cao/ rất thuận lợi, 16 điểm tài nguyên có khả năng khai thác cao/ thuận lợi, có 20 điểm tài nguyên khả năng khai thác trung bình, 74 điểm tài nguyên khả năng khai thác thấp và 04 điểm tài nguyên khai thác rất thấp. Đồng thời với việc kiểm kê đánh giá chung tài nguyên du lịch văn hóa, tác giả tập trung đánh giá các điểm tài nguyên có khả năng khai thác cao và rất cao gồm có 16 điểm di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ; 02 lễ hội; 03 làng nghề truyền thống; 04 di tích văn hóa gắn với dân tộc học và 03 di sản văn hóa khác; cả 28 điểm tài nguyên văn hóa đó được lựa chọn đánh giá đưa vào khai thác phục vụ du lịch cho tỉnh. Các điểm tài nguyên văn hóa có khả năng khai thác cao và rất cao cho hoạt động du lịch phân bố tập trung ở thành phố Tuy Hòa và vùng phụ cận, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật; xây dựng định hướng, giải pháp khai thác tài nguyên trong hiện tại và tương lai.

Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch văn hóa tỉnh Phú Yên từ năm 2010 đến nay đã đạt một số kết quả tích cực bước đầu về số lượt khách, về doanh thu, công tác đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích góp phần thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân, quảng bá hình ảnh đất và người dân Phú Yên với bạn bè trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, ngành du lịch tỉnh còn một số khó khăn hạn chế cần khắc phục là khả năng khai thác chưa tương xứng với tiềm năng, khai thác tài nguyên du lịch thiếu đồng bộ, thiếu đầu tư những dự án trọng tâm trọng điểm tạo điểm nhấn cho du lịch; ngành chỉ mới tập trung khai thác các điểm tài nguyên có nhiều thuận lợi, chưa quan tâm đến các tài nguyên đòi hỏi đầu tư vốn lớn có ý nghĩa khai thác lâu dài, chưa đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Điều này đã gây ra tình trạng lãng phí tài nguyên, kinh tế - xã hội và du lịch chậm phát triển so với khu vực và cả nước.

Qua phân tích cảm nhận của du khách đối với các điểm văn hóa ở tỉnh Phú Yên cho thấy, phần lớn du khách đánh giá cao về phong cảnh, giá trị văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của tài nguyên du lịch văn hóa. Trong khi các yếu tố vệ sinh môi trường sạch sẽ, sản phẩm làng nghề đa dạng, chất lượng tốt và các dịch vụ bổ trợ như mua sắm, ăn uống chưa tạo cơ hội lựa chọn tốt nhất cho du khách. Trong tương lai, vấn đề khai thác các điểm du lịch cần được chú trọng đẩy mạnh hơn

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Phú Yên (Trang 116 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(308 trang)