CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HOÁ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH PHÚ YÊN
3.1. Cơ sở xây dựng định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch văn hóa phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Phú Yên
3.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Trong định hướng nêu rõ, Phú Yên giữ vai trò cầu nối giữa các tỉnh trong vùng Nam Trung Bộ với Tây Nguyên. Những năm qua, Phú Yên đóng vai trò trung chuyển khách cho các tỉnh trong vùng. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010 - 2022, Phú Yên chỉ chiếm lượng khách trung bình trong tổng lượng khách đến vùng Nam Trung Bộ. Chiếm tỷ trọng lượng khách lớn nhất thuộc nhóm 1 là thành phố Đà Nẵng (21%), Quảng Nam 20%, Khánh Hòa 17,6%; thuộc nhóm 2 có tỉnh Bình Thuận 15,3%; thuộc nhóm 3 có tỉnh Bình Định; thuộc nhóm 4 thấp nhất là Phú Yên chỉ chiếm 4% và Ninh Thuận 2,9%. Qua đây cho thấy, Phú Yên và Ninh Thuận là hai tỉnh được xem có ít thuận lợi do xen lẫn thách thức khi nằm giữa Bình Định, Khánh Hòa và Bình Thuận. Thời gian tới tỉnh cần hợp tác thúc đẩy lên kết phát triên du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên như định hướng đã nêu lên. Vì vậy, trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Phú Yên được xác định là trung tâm du lịch ở dạng tiềm năng trong tương lai của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (thuộc nhóm phát triển du lịch mức trung bình của DHNTB), với định hướng xây dựng hình ảnh chủ đạo và thương hiệu của vùng là du lịch ngắm biển xanh cát vàng - khám phá đại ngàn Tây Nguyên kết hợp với phát triển du lịch văn hóa vùng miền.
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU KHÁCH DU LỊCH CÁC TỈNH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ NĂM 2019
4.0% 2.9%
6.0%
21.0%
13.2%
15.3% 20.0%
17.6%
Đà Nằng Quảng Nam Khánh Hòa Bình Thuận Bình Định Ninh Thuận Phú Yên Quảng Ngãi
3.1.3. Quy hoạch phát triển du lịch ở tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Đề án Phát triển du lich tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Dựa trên cơ sở Quyết định số 128/QĐ-UBND tỉnh Phú Yên ngày 19 tháng 01 năm 2012 về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 phát triển du lịch theo hướng: Huy động các nguồn lực để phát triển du lịch nhanh và bền vững. Phát triển du lịch gắn kết toàn diện với phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường. Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng, hội nhập với giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa gắn với lợi ích cộng đồng dân cư, xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị, tôn tạo và bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, quan tâm đến đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt trong lĩnh vực du lịch phải đạt được mục tiêu “ Xây dựng Phú Yên trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn trong khu vực và cả nước. Phấn đấu đưa du lịch Phú Yên trở thành một điểm nhấn quan trọng trong liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải Miền Trung, là ngành kinh tế mũi nhọn, công nghiệp “sạch” mang màu sắc độc đáo riêng của Phú Yên và khu vực”; đồng thời căn cứ vào Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, theo Quyết định số 1746/QĐ-TTg ban hành ngày 30/12/2023 nêu rõ: “Phát triển du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trở thành trung tâm kinh tế biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ”. Hơn nữa, một căn cứ cũng rất quan trọng để xây dựng định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Phú Yên là kết quả đánh giá khả năng khái thác các điểm tài nguyên du lịch văn hóa qua các công trình nghiên cứu về du lịch của tỉnh trong thời gian gần đây.
Trước mắt, tỉnh tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng thu hút đầu tư: khu du lịch liên hợp cao cấp An Phú - An Chấn; các khu đô thị du lịch và dịch vụ cao cấp (Sông Cầu, Tuy An, Đồng Xuân);
các cụm du lịch cảnh quan sinh thái, văn hóa, nghỉ dưỡng, giải trí. Phát huy giá trị văn hóa bản địa, các giá trị sinh thái ven biển, các danh lam thắng cảnh để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù. Chú trọng quan tâm đến đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng sâu, vùng xa, từng bước thực hiện xã hội hóa du lịch để phát huy tối đa tiềm năng vốn có.
Với mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2022 đưa Phú Yên trở thành điểm đến hấp dẫn trong khu vực; đến năm 2030 xây dựng Phú Yên trở thành một điểm đến du lịch ngang hàng với các tỉnh trong khu vực và cả nước, ngành du lịch tỉnh đã đề ra những định hướng phát triển như sau:
3.1.3.1.Một số kết quả đạt được của ngành du lịch ở tỉnh Phú Yên
* Số lượt khách du lịch đến Phú Yên
“Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Phú Yên”
Hình 3.2. Số lượt khách du lịch đến Phú Yên giai đoạn 2010 - 2022
Trong giai đoạn 2010 - 2022, khách du lịch không ngừng tăng lên qua các năm, từ 360.500 lượt người người lên 1,4 triệu lượt người năm 2017, tăng hơn 1 triệu người, năm 2019 là 1,83 triệu người. Khách du lịch tăng rất nhanh, trong đó khách nội địa tăng nhanh nhất, nhưng đến năm 2020 và năm 2021 số lượng khách du lịch giảm mạnh do ảnh hượng của nạn dịch Covid lan rộng.
Năm 2010, khách quốc tế chỉ bằng 1/17 khách nội địa, đến giai đoạn sau 2015, khách quốc tế chỉ còn bằng 1/38 khách nội địa. Riêng năm 2022 ngành du lịch khởi sắc trở lại, lượng khách đến Phú Yên tăng nhanh, chủ yếu là khách trong nước (2,2 triệu lượt khách).
Tốc độ tăng lượt khách du lịch đến Phú Yên qua các năm không đều, trung bình từ năm 2010 đến 2022 là 6,5%/ năm. Riêng 2 năm tốc độ tăng cao nhất đạt trên 8% là 2019 (8,1%), năm 2022 (8,5%), tăng hơn 0,4% so năm 2019 trước đại dịch và phục hồi kinh tế sau khi hết dịch bệnh nên lượng du khách tăng cao (phụ lục 15, xem Hình 15a)
Riêng năm 2023, du lịch tỉnh Phú Yên phát triển có bước khởi sắc. Tổng lượt khách du lịch tăng lên đến 3.200.000 lượt người, đạt 133% so với kế hoạch năm, tăng 44%; trong đó khách quốc tế có 19.750 lượt người, đạt 131,6% kế hoạch năm, tăng gấp 2,6 lần so với cùng kỳ và khách nội địa 3.180.250 lượt người. Tổng lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ 2.069.700 lượt người, tăng 55%
so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế 19.750 lượt khách, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ (Pl. 17b) Số liệu này đã chứng minh ngành du lịch Phú Yên đang phát triển tốt thị trường trong nước,
Số lượt khách 2400000
2200000 2200000
2000000 1800000 1600000 1400000 1200000 1000000 800000 600000 400000 200000 0
1830000
1550000 1404000
1175000 Số lượt khách nội địa
Số lượt khách quốc tế Tổng số lượt khách
360500
2010 2016 2017 2018 2019 2022 Năm
đặc biệt là du khách đến từ các thị trường lân cận như Tây nguyên, Bình Định, Khánh Hòa. Nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi như các tour kết hợp như Khánh Hòa - Phú Yên hay Bình Định - Phú Yên, hoặc các tiềm năng sẵn có của tỉnh và các lợi thế để phát triển du lịch trong tương lai, được nêu trong Bảng 3.2; (xem Hình 3.3).
Bảng 3.2. Số lượt khách đến Phú Yên và các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, 2018 - 2019 STT Tỉnh/thành
phố
Lượt Khách 2018
KQT 2018 KNĐ 2018 Lượt khách 2019 1 Phú Yên 1,55 triệu 0,04 triệu 1,56 triệu 1,83 triệu 2 Đà Nẵng 7,6 triệu 2,8 triệu 4,70 triệu 8,38 triệu 3 Quảng Nam 6,57 triệu 3,78 triệu 2,79 triệu 7,58 triệu 4 Khánh Hòa 6,3 triệu 2,8 triệu 4,5 triệu 7,80 triệu 5 Bình Thuận 5,8 triệu 0,7 triệu 5,1 triệu 6,58 triệu 6 Bình Định 4,1 triệu 0,3 triệu 3,8 triệu 5,38 triệu 7 Ninh Thuận 2,19 triệu 0,08 triệu 2.11triệu 2,63 triệu 8 Quảng Ngãi 1,12 triệu 0,09 triệu 1,03 triệu 1,42 triệu
“Nguồn: Tác giả tổng hợp”
“Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên, 2022”
Hình 3.3. Biểu đồ Tỷ lệ khách du lịch đến Phú Yên so với cả nước giai đoạn 2010 - 2022 Lượng khách của tỉnh tăng trong các năm, tuy nhiên đa số vẫn dựa vào khách đi tour kết hợp
Tỷ lệ khách Quốc tế + Nội địa
Tỷ lệ khách Quốc tế đến Phú Yên so cả nước
2022 Năm
2019 2018
2017 2016
2010
0.25 0.2 0.27
0.28 0.42
0.32
1.8 1.78 1.6 1.9
1.86 1.4 1.6
1.83 2
2.2 3.9
5.67
6 %
với các tỉnh bạn. Số lượng khách đi tour trọn gói trong tỉnh rất ít. Do vậy, để phát huy thế mạnh và thu hút du lịch trong tỉnh, cần đầu tư thêm nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, đổi mới hình thức du lịch, xây dựng nhiều khu vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu của người dân.
Tốc độ tăng trưởng khách du lịch tăng chưa ổn định. Năm 2010, khách du lịch 360.500 lượt tăng lên 1.830.000 lượt khách năm 2019, t ă n g 5,5,% so năm 2010. Riêng năm 2022, kinh tế mở cửa trở lại, tổng lượng khách tăng lên 2,2 triệu lượt người, trong đó có hơn 7.000 lượt khách quốc tế. Nhìn chung, lượng khách của tỉnh tăng không liên tục trong 10 năm qua (từ 2010 - 2022), đa số vẫn dựa vào khách đi tour kết hợp với các tỉnh bạn, và chủ yếu vẫn là nguồn khách nội địa (xem phụ lục 12).
* Doanh thu du lịch Phú Yên
Trong giai đoạn 2010 - 2022, doanh thu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 25% tăng gấp 8 lần. Doanh thu xã hội từ du lịch năm 2010 đạt 249,5 tỷ đồng, đến năm 2019 tăng lên 1.940 tỷ đồng (gấp 7,8 lần), năm 2022 đạt 2.760 tỷ đồng tăng 42,3% so năm 2019. So với những tỉnh khác trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thì con số trên khá khiêm tốn nhưng cũng đã đánh dấu một bước tiến mới trong tiến trình phát triển du lịch của Phú Yên giai đoạn hiện nay (phụ lục 15b).
Riêng năm 2023, tổng thu từ khách du lịch là 4.917,4 tỷ đồng, đạt 158,65% so kế hoạch năm, tăng 76,2% so cùng kỳ; trong đó doanh thu lưu trú đạt 720,8 tỷ đồng, tăng 86,9% so với cùng kỳ.
Ngành du lịch có được doanh thu là nhờ các ngành kinh tế cùng tham gia hoạt động, từng bước xã hội hóa hoạt động du lịch. Đặc biệt giai đoạn 2016 - 2019, doanh thu tăng mạnh nhờ các hoạt động nắm bắt xu thế thị trường, xúc tiến hoạt động du lịch. Đóng góp của ngành du lịch vào sự phát triển kinh tế tỉnh Phú Yên ngày càng lớn. Năm 2010 thu ngân sách từ du lịch được hơn 1000 tỷ đồng; đến năm 2019 tăng lên 5 lần; riêng năm 2022 đạt hơn 2.760 tỷ đồng. Đồng thời, đóng góp của ngành du lịch vào GDP của tỉnh Phú Yên cũng tăng từ 4,5% năm 2010, lên 8% năm 2019 và năm 2022 đạt 6,1%, do mới phục hồi hoạt động du lịch sau đại dịch chưa thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế đến Phú Yên. Riêng năm 2023, tổng thu từ khách du lịch là 4.917,4 tỷ đồng, đạt 158,65% so kế hoạch năm, tăng 76,2% so cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, lĩnh vực du lịch văn hóa đóng góp gần 50% cho ngành du lịch tỉnh.
Cơ cấu doanh thu du lịch cũng thay đổi; trong đó, doanh thu lưu trú tăng nhẹ từ 34,07% năm 2010 ( so năm 2009 ) lên 37,30% năm 2019, riêng năm 2022 chỉ đạt 13,1%. Doanh thu ăn uống có cơ cấu thay đổi không đáng kể (46,87% - 47,0%). Cơ cấu doanh thu lữ hành có tăng nhẹ (tăng 0,72%) và doanh thu mua sắm có giảm nhẹ 1,06%, còn doanh thu khác giảm 9,02%). Mặc dù cơ cấu không thay đổi đáng kể nhưng giá trị thực lại tăng nhanh chóng. Qua đó, cho thấy kinh doanh các dịch vụ ăn uống và khách sạn sẽ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nhiều hơn (chiếm đến 84,3%). Từ đó các loại hình dịch vụ ăn uống và phòng trọ sẽ có điều kiện phát triển hơn, đóng góp nhiều hơn cho doanh thu du lịch Phú Yên.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật
- Hệ thống các cơ sở lưu trú, ăn uống
Số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú (CSLT) ở Phú Yên trong giai đoạn 2010 - 2022 tăng mạnh, số lượng khách sạn 3 - 5 sao tăng từ 3% lên 4,2%. Cơ cấu chất lượng của cơ sở 1 sao tăng mạnh, từ 19% năm 2010 lên 35,9% năm 2022. Nhờ chất lượng cơ sở lưu trú tăng cao mà công suất sử dụng phòng trung bình năm cũng có những chuyển biến tích cực , đạt trung bình 65%; tuy nhiên, so với xu hướng đi du lịch trải nghiệm của du khách thì số lượng các biệt thự và homestay đạt chuẩn phục vụ du khách còn ít. (xem Hình 3.4)
“Nguồn: Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Phú Yên 2022”
Hình 3.4. Cơ sở lưu trú và khách sạn phân theo cấp xếp hạng Phú Yên, 2010 - 2022.
Từ 100 cơ sở năm 2010 lên 273 cơ sở năm 2022 (gấp 2,73 lần) với tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn này là 17,3%/ năm. Nhìn chung, cơ sở vật chất - kỹ thuật tỉnh Phú Yên mặc dù đã được đầu tư nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu tập trung ở các khu du lịch. Cần phát triển nhiều hơn nữa các cơ sở vật chất kỹ thuật, các mạng lưới vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh để phục vụ du khách thuận lợi. Tính đến năm 2022, Phú Yên nằm trong nhóm 15 địa phương tóp trung bình cả nước về số lượng cơ sở lưu trú “Nguồn: Tổng cục du lịch - Trung tâm thông tin du lịch 2022”.
Riêng năm 2023, số lượng cơ sở lưu trú tăng lên 400 cơ sở, đáp ứng yêu cầu phục vụ khách; trong đó khách sạn xếp hạng 1-2 sao là 38 cơ sở, từ 3-5 sao là 13cơ sở. Công suất sử dụng phòng trung bình là 54,3%. Đóng góp du lịch vào GRDP của tỉnh là 3,56%.
Tỉnh hiện có 120 cơ sở ăn uống bên trong cơ sở lưu trú với 40.500 chỗ ngồi và 350 cơ sở ăn uống bên ngoài cơ sở lưu trú đáp ứng 20.000 chỗ ngồi; trong đó có 50 cơ sở ăn uống chất lượng
KS 3 sao KS 5 sao
Tổng số khách sạn KS 1-2 sao
KS 4 sao
Tổng số cơ sở lưu trú Số khách sạn xếp hạng
0 2020 Năm
2017 2015
2010 0
3 3
46 2 2
2402 65 56 50
10
85 100 20 100
128
25 161 150
30
35 200 40
41 231
250 48 273
50
300 60
Số khách sạn theo cấp xếp hạng Tổng số lượng khách sạn, cơ sở lưu trú
cao thuộc trung tâm thành phố Tuy Hòa (Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Phú Yên, 2018) căn bản đáp ứng nhu cầu ẩm thực của du khách. Tuy nhiên, số lượng những cơ sở ăn uống đạt chuẩn phục vụ du khách chưa nhiều so với tiềm năng ẩm thực của địa phương.
+ Hệ thống giao thông đường ô tô tỉnh Phú Yên phát triển nhanh chóng với nhiều tuyến đường được xây mới, kết nối các điểm tài nguyên du lịch điển hình; thông hầm đường bộ Đèo Cả - Khánh Hòa và Đèo Cù Mông - Bình Định, rút ngắn khoảng cách di chuyển Phú Yên với Khánh Hòa, Bình Định. Phú Yên có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua với tổng chiều dài 117km.
- Cơ sở hạ tầng - cơ sỏ vật chất kỹ thuật
Phú Yên có một số cảng biển nhỏ như cảng Đông Tác, Tuy Hòa và một cảng lớn là cảng Vũng Rô, có thể tiếp nhận tàu trọng tải trên 5.000 tấn. Cảng Vũng Rô đang được đầu tư mạnh đáp ứng yêu cầu tham quan điểm tài nguyên du lịch đường Hồ Chí Minh trên biển và di tích con Tàu không số.
+ Cảng hàng không Tuy Hòa nằm cách trung tâm thành phố khoảng 10 km về phía Nam.
Nhà ga có công suất phục vụ 550.000 hành khách/năm, trang thiết bị hiện đại. Hiện nay, đang khai thác đường bay khứ hồi từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đi Tuy Hòa với tần suất 8 lượt/chuyến/ngày.
Như vậy khả năng tiếp cận điểm đến bởi hệ thống giao thông ở tỉnh Phú Yên phát triển theo hướng dịch vụ du lịch, giúp tiếp cận dễ dàng với các điểm tài nguyên du lịch điển hình và sử dụng hiệu quả những sản phẩm du lịch đặc thù. Tuy nhiên, khả năng cung ứng dịch vụ lúc cao điểm chưa đáp ứng nhu cầu của du khách.
+ Hệ thống thông tin liên lạc và bưu chính viễn thông, địa phương hiện nay có khoảng 6 nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động, tỉ lệ sử dụng đạt 80 máy/100 dân (2021). Các xã phường đều có trạm bưu chính thuận lợi cho du khách liên hệ, mạng internet phủ sóng hầu hết các địa phương trong tỉnh... có khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách
+ Hệ thống điện lưới quốc gia 220 KV cơ bản đáp ứng nhu cầu điện năng cho du lịch. Hiện nay 100% xã, phường và thị trấn trên địa bàn tỉnh có mạng lưới điện quốc gia.
+ Phú Yên có hệ thống nhà máy cung cấp nước sạch cho thành phố và các trung tâm huyện, xã, đủ đáp ứng cho nhu cầu khách du lịch.
- Cơ sở vui chơi giải trí
Tỉnh đã đầu tư nâng cấp và tu bổ một số công trình thiết yếu tại các điểm tham quan như:
khu di tích gành Đá Đĩa, khu di tích Mũi Đại Lãnh… Việc đầu tư khai thác các điểm du lịch cần đi đôi với việc bảo tồn để khai thác được lâu dài, hiệu quả. Nhiều khu du lịch đã đi vào hoạt động như Sala, Rosa... nhưng khu vực bãi biển vẫn còn hoang sơ, chưa xứng với tiềm năng du lịch tỉnh.
Các dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh chưa đảm bảo về mặt số lượng và chất lượng cũng như chưa thỏa mãn tối đa nhu cầu du khách. Hiện tỉnh Phú Yên chỉ có Trung tâm
Giải trí và Sinh thái Thuận Thảo và Khu du lịch Vietstar phục vụ nhu cầu người dân địa phương và du khách. Thiết nghĩ, các khu du lịch cần tăng cường thêm nhiều hạng mục công trình thể thao, vui chơi giải trí để kéo dài thời gian lưu trú của du khách ở địa phương. - Cơ sở dịch vụ khác
+ Dịch vụ lữ hành, những năm gần đây, một số đơn vị kinh doanh lữ hành ở địa phương như Phu Yen Travel, Tuy Hoa Tourist, Long Phu Tourist, New Star, Hao Travel… bước đầu xây dựng chương trình du lịch đa dạng với sản phẩm du lịch phong phú và chủ động liên kết, nối tour với các tỉnh trong vùng.
+ Dịch vụ vận chuyển, Phú Yên hiện có trên 20 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuê xe du lịch với không quá 20 đầu xe/doanh nghiệp. Vì vậy, vào mùa du lịch cao điểm, phương tiện vận chuyển khó khăn và giá thành cao hơn từ 10-20%; dịch vụ cho thuê những phương tiện vận chuyển khác như taxi, xe máy, ca nô... số lượng dịch vụ rất ít và chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách.
+Dịch vụ hàng hóa, các mặt hàng phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách thật sự còn ít.
Hiện nay toàn tỉnh chỉ có một vài cơ sở bán một số mặt hàng lưu niệm và đặc sản địa phương. Vấn đề nữa là chưa tìm được sản phẩm đặc trưng của tỉnh để làm quà lưu niệm; có thể nói tỉnh Phú Yên chưa phải là địa phương có khả năng đáp ứng nhu cầu mua sắm của du khách.
+ Dịch vụ y tế, so với mặt bằng chung của cả nước, tỉnh có số lượng bệnh viện, phòng khám đa khoa, trạm y tế xã/phường, cơ sở y tế khác và tổng số giường bệnh còn thấp; đội ngũ cán bộ y tế ít, y tế du lịch hạn chế. Tại một số bãi biển có nhiều du khách chỉ bố trí lực lượng cứu hộ, chưa có đội ngũ sơ cấp cứu; các khu vực còn lại không được trang bị bảo hộ, khi sự cố xảy ra khó đảm bảo an toàn cho du khách.
+ Dịch vụ ngân hàng - bảo hiểm, các ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV... ngày càng hoàn thiện; chi nhánh phân bố rộng khắp trong tỉnh cung cấp đa dịch vụ đáp ứng nhu cầu trao đổi, thanh toán của du khách; hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng phổ biến khá rộng rãi. Hiện nay tỉnh chỉ có 3 doanh nghiệp tham gia bảo hiểm du lịch là Bảo Việt, Bảo Minh và PJICO, đáp ứng nhu cầu cung ứng dịch vụ bảo hiểm cho du khách.
- Doanh nghiệp lữ hành
Số đơn vị kinh doanh lữ hành ở Phú Yên tăng nhanh trong giai đoạn 2010 - 2022. Năm 2010, tổng số đơn vị hoạt động kinh doanh lữ hành và chi nhánh là 12 đơn vị tăng lên 67 đơn vị. Hoạt động lữ hành của các doanh nghiệp lữ hành nội địa và quốc tế có nhiều chuyển biến trong kinh doanh và chủ động hơn trong tìm kiếm, khai thác thị trường, số lượng khách các doanh nghiệp lữ hành khai thác ngày càng tăng.
Trong giai đoạn 2010 - 2022, tổng lượt khách do các doanh nghiệp lữ hành phục vụ tăng gấp 5 lần, từ 360.500 lượt khách năm 2010 tăng lên 2,2 triệu lượt khách năm 2022, đạt tốc độ tăng