CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HOÁ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH PHÚ YÊN
3.1. Cơ sở xây dựng định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch văn hóa phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Phú Yên
3.2.2. Định hướng cụ thể
Từ thực tế đánh giá khả năng khai thác tài nguyên du lịch văn hoá tỉnh Phú Yên, có 48/126 điểm tài nguyên được phân hạng từ mức trung bình trở lên. Các điểm tài nguyên này được đưa vào định hướng khai thác theo điểm, tuyến và cụm du lịch để phục vụ phát triển du lịch tỉnh. Qua kết quả về khả năng và mức độ khai thác hiện nay của các tài nguyên, việc định hướng khai thác điểm tài nguyên du lịch văn hoá tùy theo mức độ thuận lợi được nêu trong Bảng 3.5.
Bảng 3.5. Định hướng khai thác tài nguyên du lịch văn hóa theo quy mô Mức độ khai thác
Khả năng khai thác
Rất nhiều Nhiều Trung bình
Ít khai thác Rất ít/chưa khai thác Rất cao
Cao
Trung bình
Điểm DL quốc gia Điểm DL địa phương Điểm DL tiềm năng + Các tài nguyên có khả năng khai thác rất cao (Hạng I) và mức độ khai thác rất nhiều, nhiều;
các tài nguyên có khả năng khai thác cao và mức độ khai thác rất nhiều, gồm: vịnh Xuân Đài, gành Đá Đĩa, vũng Rô, tháp Nhạn,…Đây là nhóm tài nguyên định hướng trở thành các điểm du lịch quốc gia, chú trọng đầu tư khai thác theo chiều sâu, hướng tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ, công tác quảng bá để duy trì, gia tăng sức thu hút đối với nguồn khách đã có và nguồn khách mới
+ Các tài nguyên có khả năng khai thác cao (Hạng II), mức độ khai thác trung bình và ít; các tài nguyên có khả năng khai thác cao và mức độ khai thác khá nhiều, trung bình và các tài nguyên có khả năng khai thác trung bình và mức độ khai thác rất nhiều định hướng trở thành các điểm du lịch địa phương, tập trung tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng phục vụ đưa vào hoạt động khai thác để thu hút thêm khách đến tham quan, nghiên cứu.
+ Các tài nguyên xếp hạng trung bình (Hạng III): đối với nhóm này, cần sớm đưa vào khai thác, kết hợp đầu tư hạ tầng kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khai thác với đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để thu hút du khách.
Với mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm du lịch, cùng với khả năng đáp ứng của các loại tài nguyên du lịch văn hóa, đề tài định hướng khai thác các sản phẩm du lịch được nêu trong Bảng 3.6.
Bảng 3.6. Định hướng khai thác sản phẩm du lịch gắn với tuyến điểm tài nguyên du lịch văn hoá được chọn đánh giá ở tỉnh Phú Yên
STT Điểm tài nguyên
Sản phẩm du lịch Di sản
Văn hóa
Tham quan DTLS- Cách mạng
Tham quan tìm hiểu VH-LS danh nhân
Tham quan truyền
thống văn hóa
Tham quan Lễ hội
Tham quan Làng nghề
Tham quan Tôn giáo - tâm linh 1 Mũi Điện -Bãi Môn
2 Nhà thờ Mằng Lăng 3 Chùa Thanh Lương
4 Tháp Nhạn 5 Núi Đá Bia 6 Mộ và đền thờ
Lương Văn Chánh 7 Mộ và đền thờ Lê
Thành Phương 8 Làng gốm
Quảng Đức 9
Bảo tàng Phú Yên (lưu giữ đàn đá, kèn đá)
10 Khu ẩm thực đặc sản địa phương
11 Nhất Tự Sơn 12 Chùa Đá Trắng 13 Vũng Rô 14 Đập Đồng Cam 15 Thành An Thổ 16
Căn cứ kháng chiến chống Mỹ -Nhà thờ BácHồ
17
Địa điểm diễn ra cuộc Đồng khởi Hòa Thịnh
18
Nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Phú Yên đầu tiên
19 Địa đạo Gò Thì Thùng
20 Lễ hội Nghinh Ông (Cầu Ngư)
21
Hội đêm thơ
Nguyên tiêu trên núi Nhạn
22 Chùa Bảo Lâm
23 Chùa Khánh Sơn 24 Làng nghề Bánh
tráng Hòa Đa 25 Làng nghề chế biến
nước mắm Gành Đỏ 26 Nghệ thuật hát Bài
chòi Trung Bộ (P.Y) 27 Tháp Nghinh Phong 28 Công viên Rồng
ngậm Ngọc
“Nguồn: Tác giả tổng hợp, đánh giá”
- Theo tuyến điểm tài nguyên du lịch văn hóa
Tuyến du lịch là một sản phẩm du lịch đặc biệt, được hình thành dựa trên cơ sở nền tảng là các điểm du lịch và hệ thống giao thông, được tạo nên bởi nhiều điểm du lịch khác nhau về quy mô, chức năng, sự đa dạng của các đối tượng du lịch với nhau trên lãnh thổ.
Trong đề tài, các tuyến du lịch được tổ chức theo lãnh thổ của tỉnh, có tuyến nội tỉnh và tuyến ngoại tỉnh, kết hợp với phân theo tính đa dạng về loại hình của các điểm du lịch thì có tuyến tổng hợp nối các điểm du lịch có loại hình khác nhau và tuyến du lịch chuyên đề bao gồm các điểm du lịch có cùng loại hình. Theo hai tác giả Nguyễn Thế Chinh (1995) và Phạm Viết Hồng (2011), việc thiết kế tuyến du lịch phải phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh, phát huy thế mạnh, tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh, của địa phương nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch; do đó tác giả đã thực hiện với hướng này là phù hợp thực tế của tỉnh.
Trên cơ sở kết quả đánh giá tài nguyên du lịch văn hoá kết hợp với mạng lưới giao thông, một số định hướng tổ chức khai thác tài nguyên theo tuyến du lịch như sau:
* Tuyến du lịch nội tỉnh
Tuyến du lịch chuyên đề
- Tuyến du lịch tham quan tìm hiểu di tích lịch sử - cách mạng
Tuyến 1: Di tích nhà thờ Bác Hồ và các di tích gắn với khu căn cứ cách mạng và kháng chiến của tỉnh (Huyện Sơn Hòa) - buôn Xí Thoại - buôn Hà Rai - địa đạo Gò Thì Thùng (Huyện Tuy An), (thời gian 1 - 2 ngày).
Tuyến 2: Di tích đồng khởi Hòa Thịnh (Huyện Tây Hòa) - di tích thời tiền sử Eo Bồng - gò Dương - gò Dinh (thời gian 1 - 2 ngày).
- Tuyến du lịch làng nghề truyền thống (phụ lục 6: Hình 16a)
+ Tuyến 1: Làng hoa Bình Kiến - làng hoa Ngọc Lãng - làng bánh tráng Đông Bình - ) - các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ốc đá, vỏ gáo dừa, gỗ mỹ nghệ, đá cảnh (1 - 2 ngày).
+ Tuyến 2: Làng bánh tráng Hòa Đa - làng dệt chiếu cói An Cư – làng gốm Quảng Đức – làng nước mắm Gành Đỏ - làng đan bóng Mò O - làng muối Diêm Trường - cơ sở sản xuất rượu Quán Đế, trà Mã Dọ, rượu cá ngựa (Thị xã Sông Cầu), (thời gian 1 - 2 ngày).
+ Tuyến 3: Làng gốm Hòa Vinh (Thị xã Đông Hòa) - làng đan lát Vinh Ba (Huyện Tây Hòa) - làng dệt thổ cẩm buôn Lê Diêm (Huyện Sông Hinh).
+ Tuyến 4: Làng bó chổi Mỹ Thành - làng gốm Phụng Nguyên (Huyện Phú Hòa) - làng rượu dâu tằm Hòa Phong - làng dệt thổ cẩm buôn Lê Diêm (Huyện Sông Hinh).
+ Tuyên 5: Làng bánh tráng Đông Bình - Làng bó chổi Mỹ Thành (Huyện Phú Hòa) - làng gốm Phụng Nguyên, (phụ lục 16a).
- Tuyến du lịch tìm hiểu truyền thống văn hóa, danh nhân, danh thắng
+ Tuyến 1: Núi Nhạn - nhà lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - núi Đá Bia -
Vũng Rô - núi Chóp Chài - Mũi Điện - mộ và đền thờ Lương Văn Chánh - Bảo tàng Phú Yên (thời gian 1 - 2 ngày).
+ Tuyến 2: Di tích khảo cổ thành An Thổ nơi sinh của đồng chí Trần Phú - địa đạo gò Thì Thùng - mộ và đền thờ Lê Thành Phương - di tích lịch sử Ngân Sơn Chí Thạnh - miếu Công Thần - hành Cung Long Bình - Gành Đá Đĩa - Gành Đèn (thời gian 1 - 2 ngày).
- Tuyến du lịch lễ hội
+ Tuyến 1: Lễ hội cầu ngư - lễ hội đầm Ô Loan - hội đua ngựa gò Thì Thùng - lễ hội đua thuyền rồng (sông nước Tam Giang, sông Chùa, Thị xã Sông Cầu), (thời gian 1 - 2 ngày) + Tuyến 2: Lễ hội đâm trâu của người Ba Na, Ê Đê - lễ mừng lúa mới của người Ba Na - lễ hội Đồng Cam - lễ mừng sức khỏe dân tộc Chăm, Ê Đê và Ba Na - lễ bỏ mả, lễ cầu an của các tộc thiểu số miền núi (thời gian 1 - 2 ngày).
- Tuyến du lịch tôn giáo - tâm linh (phụ lục 16: Hình 16b)
+ Tuyến 1: Chùa Bảo Tịnh - chùa Hồ Sơn - chùa Tổ - lễ hội Quán Thế Âm (chùa Quan Âm) - chùa Bảo Lâm - chùa Khánh Sơn - chùa Minh Sơn - chùa Hàm Long - chùa Đông Quang - đài tưởng niệm Anh hùng Liệt sĩ tỉnh trên núi Nhạn - nhà thờ Tuy Hòa - lăng Ông Nam Hải - nhà thờ Tin lành Tuy Hòa - thánh thất Cao Đài (Thành phố Tuy Hòa), (thời gian 1 - 2 ngày).
+ Tuyến 2: Chùa Triều Tôn - nhà thờ Mằng Lăng - nhà thờ Sông Cầu - nhà thờ Gò Duối (Thị xã Sông Cầu) - chùa Đá Trắng - chùa Thanh Lương - chùa Sắc Tứ Bát Nhã (Huyện Tuy An), lăng Ông Nam Hải (Huyện Tuy An, Sông Cầu), (thời gian 1 - 2 ngày).
+ Tuyến 3: Chùa Cảnh Thái - chùa Cảnh Hưng - chùa Phước Long - chùa Hải Hội - chùa Hải Tràng - nhà thờ Đông Mỹ - thánh thất Cao Đài Hòa Hiệp - lăng Ông Nam Hải - Hải Đăng - mũi Đại Lãnh (thời gian 1 - 2 ngày).
+ Tuyến 4: Chùa Hương Tích - chùa Liên Sơn - chùa Yên Sơn - chùa Long Sơn - chùa Long Tường - nhà thờ Hoa Châu - mộ Bà Lê Thị Loan - nhà thờ Tin lành Hòa Phú (Huyện Tây Hòa), (thời gian 1 - 2 ngày).
+ Tuyến 5: Mộ và đền thờ Lương Văn Chánh - lễ hội Đập Đồng Cam - chùa Nghĩa Phú - di tích Đồng Miễu (Huyện Phú Hòa) - nhà thờ Hóc Gáo (Hòa Quang 3, Phú Hòa) - nhà thờ Bác Hồ - nhà thờ Tịnh Sơn - nhà thờ Hòa Nguyên - chùa Linh Sơn (Huyện Sơn Hòa), (thời gian 1 - 2 ngày).
+ Tuyến 6: Chùa Phật học - chùa Phước Sơn - nhà nhà thờ Đồng Tre (Huyện Đồng Xuân), (thời gian 1 ngày).
Tuyến tổng hợp (phụ lục 16: Hình 16c)
+ Tuyến số 1: Du lịch tham quan thành phố Tuy Hòa (thời gian 1 ngày).
Các điểm du lịch chính: Tháp Nhạn - sông Đà Rằng - bãi biển Tuy Hòa - bãi biển Long Thủy - núi Chóp Chài - làng hoa Ngọc Lãng - làng hoa Bình Kiến - chùa Bảo Lâm - chùa Bảo Tịnh - chùa Hồ Sơn - Lễ hội Nghinh Ông - Bảo tàng Phú Yên - chùa Khánh Sơn - Khu ẩm thực đặc sản - Tháp Nghinh Phong - công viên Rồng ngậm ngọc - khu du lịch Gió Chiều - khu du lịch Đá Bàn - khu du lịch sinh thái Sao Việt.
Tính chất tuyến: tổ chức theo hệ thống giao thông phục vụ khách tham quan, tìm hiểu các di tích và thắng cảnh trên địa bàn thành phố Tuy Hòa; tham quan các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; thưởng thức các chương trình văn hóa nghệ thuật: bài chòi, hò khoan, hò bá trạo, biểu diễn kèn đá và đàn đá…
- Tuyến tổng hợp phía Bắc
+ Tuyến 2: Thành phố Tuy Hòa - Tuy An - thị xã Sông Cầu (thời gian 1 - 2 ngày)
Các điểm du lịch biển chủ yếu trên tuyến này bao gồm: bãi biển Long Thủy - Hòn Chùa - bãi Xép - đền thờ Lê Thành Phương - đầm Ô Loan - rừng dương Thành Lồi - gành Đá Đĩa, gành Đèn - nhà thờ Mằng Lăng - thành An Thổ - bãi Rạng - bãi Tràm - bãi Từ Nham - làng nghề nước mắm Gành Đỏ - làng nghề bánh tráng Hòa Đa - làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân - lăng Ông Nam Hải - nhà thờ Sông Cầu - chùa Đá Trắng - Khu ẩm thực đặc sản…
Tính chất tuyến: đây là tuyến du lịch được tổ chức theo trục quốc lộ 1A để đến phần lớn các điểm du lịch biển có giá trị ở vùng ven biển đông bắc Phú Yên.
+ Tuyến 3: Thành phố Tuy Hòa - huyện Tuy An - huyện Đồng Xuân (thời gian 1 - 2 ngày).
Các điểm du lịch biển chủ yếu - nhà thờ Mằng Lăng - thành An Thổ - bãi biển Long Thủy - Hòn Chùa - bãi Xép - đền thờ Lê Thành Phương - đầm Ô Loan - gành Đá Đĩa - địa đạo Gò Thì Thùng - nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản Phú Yên đầu tiên - nước khoáng Triêm Đức - nước
khoáng Trà Ô - buôn Xí Thoại - buôn Hà Rai - hồ Phú Xuân - Suối Mơ - nhà cổ ông Võ Thức - chùa Phật học - nhà thờ Đồng Tre - nhà thờ Đa Lộc.
Tính chất tuyến: tổ chức theo quốc lộ 1A, ĐT 641, ĐT 647, là tuyến du lịch tổng hợp lịch sử - văn hóa - sinh thái - nghỉ dưỡng.
- Tuyến tổng hợp phía Nam
+ Tuyến số 4: Thành phố Tuy Hòa - thị xã Đông Hoà (Thời gian: 1 – 2 ngày).
Các điểm du lịch biển chủ yếu trên tuyến này bao gồm: Núi Đá Bia - khu du lịch Núi Đá Bia:
Bãi Môn, Mũi Điện - rừng cấm Đèo Cả - Bãi Gốc - Vũng Rô - hòn Nưa - khu di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển - lễ hội Nghinh Ông - làng gốm xã Hòa Vinh - làng hoa Bình Ngọc - các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ - chùa Cảnh Thái - chùa Hải Tràng - nhà thờ Đông Mỹ - thánh thất Cao Đài Hòa Hiệp - lăng Ông Nam Hải (Thị xã Đông Hòa).
Tính chất tuyến: tổ chức theo quốc lộ 1A từ thành phố Tuy Hòa lên Đèo Cả, quốc lộ 29, là tuyến du lịch tham quan tổng hợp: du lịch sinh thái rừng cấm Bắc Đèo Cả, leo Núi Đá Bia, ngắm bình minh ở Bãi Môn - Mũi Điện, di tích lịch sử Vũng Rô.
- Tuyến tổng hợp phía Tây
+ Tuyến 5: Thành phố Tuy Hòa - huyện Phú Hòa - huyện Sơn Hòa – huyện Đồng Xuân (thời gian 1- 2 ngày).
Các điểm du lịch chủ yếu trên tuyến này bao gồm: cao nguyên Vân Hòa - hồ Long Vân, nhà thờ Bác Hồ và khu căn cứ cách mạng tỉnh Phú Yên - thác Hòa Nguyên - đập Đồng Cam - nước khoáng Phú Sen - gành đá Hòa Thắng - Mộ và đền thờ Lương Văn Chánh - thành Hồ - làng nghề bó chổi Mỹ Thành - Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ - bánh tráng Đông Bình - nhà thờ Tịnh Sơn - chùa Nghĩa Phú - chùa Linh Sơn.
Tính chất tuyến: Được tổ chức theo tuyến ĐT 643, quốc lộ 25. Sản phẩm du lịch chính là du lịch văn hóa lịch sử và làng nghề.
+ Tuyến 6: Thành phố Tuy Hòa - huyện Tây Hòa - huyện Sông Hinh - huyện Sơn Hòa (thời gian 1 - 2 ngày).
Các điểm du lịch chủ yếu trên tuyến này bao gồm: nước khoáng Phú Sen - hồ thủy điện Sông Hinh - hồ thủy điện Sông Ba Hạ - thị trấn Hai Riêng - làng văn hóa dân tộc thiểu số La Diêm - hồ Long Vân - khu du lịch Sơn Nguyên - khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai - nhà thờ Bác Hồ với khu Căn cứ cách mạng và kháng chiến chống Mỹ của tỉnh - nhà thờ Tịnh Sơn - chùa Linh Sơn (huyện Sơn Hòa) - địa điểm diễn ra cuộc Đồng Khởi Hòa Thịnh - chùa Hương Tích - nhà thờ Sông Hinh - lễ hội đập Đồng Cam - lễ hội các dân tộc ít người, di tích thời tiền sử Eo Bồng, gò Dương, gò Dinh.
Tính chất tuyến: được tổ chức theo tuyến quốc lộ 29; 25 nối vùng duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên. Tuyến này gắn với các giá trị văn hóa, sinh thái vùng miền núi phía tây tỉnh Phú Yên (phụ lục 16c).
Ngoài ra còn có các tuyến du lịch kết hợp khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên với tài nguyên du lịch văn hóa biển đảo như: Tuyến Vịnh Xuân Đài - Đầm Cù Mông; Đầm Ô Loan - Hòn Lao Mái Nhà; Vịnh Vũng Rô - Hòn Nưa; Tuyến du lịch sông Chùa; Tuyến du lịch sông Kỳ Lộ; Tuyến du lịch hạ lưu sông Ba…với các loại hình du lịch tham quan tìm hiểu nét văn hóa bản địa, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái biển rừng…
Để phát triển và khai thác hiệu quả các tuyến du lịch nội vùng và liên vùng tại Phú Yên, chúng tôi đề xuất một số định hướng cho tuyến cụ thể được nêu trong Bảng 3.7.
Bảng 3.7. Hướng khai thác 6 tuyến du lịch nội tỉnh Tuyến
du lịch
Độ dài nhất Các hoạt động du lịch chính Tour
du lịch
Số 1 Dài 36 km
Mua sắm, vui chơi giải trí cuối ngày, ngắm cảnh, tham quan di tích, thăm lăng mộ, tham quan danh lam thắng cảnh, làng nghề, thưởng thức các chương trình văn hóa nghệ thuật dân tộc bản địa
1-2 ngày
Số 2 Dài 75 km Du lịch nghỉ dưỡng - thể thao biển, tham quan, lễ hội, ẩm thực địa phương
1-2 ngày Số 3 Dài 81 km Du lịch lịch sử - văn hóa - sinh thái - nghỉ dưỡng. 1-2 ngày Số 4 Dài 40 km Du lịch sinh thái, tham quan rừng cấm, leo núi Đá
Bia, ngắm bình minh.
1-2 ngày
Số 5 Dài 95 km Tham quan di tích lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng.
1-2 ngày Số 6 Dài 150 km Du lịch văn hóa, sinh thái, du lịch biển 1-2 ngày
Như vậy, kết quả đánh giá tổng hợp tiểm năng phát triển tuyến du lịch tỉnh Phú Yên cho thấy, trong số 6 tuyến du lịch được đánh giá, có 3 tuyến du lịch được đánh giá rất thuận lợi là tuyến 1, tuyến 2 và tuyến 4; trong đó, tuyến có số điểm cao nhất là tuyến 2, đạt 92,3 % so với điểm tối đa. Có 2 tuyến được đánh giá là thuận lợi, tuyến 3 và tuyến 5, đạt 56% so với điểm tối đa. Tuyến 6 được đánh giá là không thuận lợi, chỉ đạt 32% so với điểm tối đa.
Căn cứ vào kết quả đánh giá tổng hợp các tuyến du lịch và độ dài của mỗi tuyến, nhóm tác giả đề xuất thời gian tổ chức tour, các hoạt động du lịch chính trong tour nhằm khai thác 6 tuyến du lịch nội tỉnh hiện có một cách hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy các tuyến du lịch nội tỉnh rất thuận lợi cho việc khai thác, phát triển du lịch do Phú Yên có nhiều tài nguyên giá trị, độc đáo; tài nguyên phân bố gần các trục đường lớn. Đây cơ sở quan trọng cho phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo tuyến, tăng sức cạnh tranh. Đồng thời, điều này cũng giúp cho Phú Yên dễ dàng phát triển các tuyến du lịch liên tỉnh, phát huy hiệu quả sự kết nối thế mạnh giữa du lịch biển và du lịch rừng. Tuy nhiên, trong các tuyến, nhiều sản phẩm du lịch mang tính văn hóa bản địa cần được truyền thông rộng rãi, cần được khai thác hiệu quả đi đôi với bảo tồn, ngày càng nhằm đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường, góp phần nâng cao đời sống nhân dân toàn tỉnh. (xem Hình 3.1).