CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HOÁ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa tỉnh Phú Yên
2.2.1. Các di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật - khảo cổ
Phú Yên là vùng đất có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa, nét đặc sắc trong văn hóa là sự đan xen, giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau của 33 dân tộc anh em. Hiện còn lưu giữ lại nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng quý giá, phong phú về loại hình, đa dạng về chủng loại.
Đến năm 2022, Phú Yên có 02 di tích lịch sử được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật và danh thắng quốc gia đặc biệt, 26 di tích lịch sử cách mạng, di tích văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia và cấp quốc tế; 50 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Một số di tích, địa danh đã gắn liền với tên tuổi của các danh nhân lịch sử: núi Đá Bia gắn với truyền thuyết mở cõi về phương Nam của vua Lê Thánh Tông, đền thờ Lương Văn Chánh – vị khai quốc công thần đầu tiên của Phú Yên, thành An Thổ - nơi sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Các di tích lịch sử - văn hóa Phú Yên rất phong phú và đa dạng, bao gồm: di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ, lễ hội, làng nghề và truyền thống, các đối tượng gắn với dân tộc học và các đối tượng văn hóa thể thao du lịch khác.
Tỉnh Phú Yên là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa. Vùng đất nơi đây đã gắn liền với bao sự kiện vẻ vang của công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Đến nay, Phú Yên còn in đậm nhiều di tích lịch sử truyền thống cách mạng rất quý giá như nhóm di tích khu lăng mộ và đền thờ Lương Văn Chánh, di tích đồng khởi Hòa Thịnh, thành An Thổ, khu lưu niệm luật sư Nguyễn Hữu Thọ, khu căn cứ kháng chiến của tỉnh ủy và nhà thờ Bác Hồ, nơi thành lập Chi Bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tỉnh Phú Yên, đền thờ chí sĩ yêu nước Lê Thành Phương, mộ và đền thờ Đào Trí, đền thờ Nguyễn Hào Sự, di tích chiến thắng Đường 5,…Đền thờ Lương Văn Chánh là điểm tham quan tại Phú Yên, tọa lạc tại thôn Long Phụng 1, xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, Phú Yên. Đây là điểm du lịch đã và đang thu hút rất nhiều du khách từ mọi nơi đến tham quan, viếng mộ. Đền thờ Lương Văn Chánh Phú Yên được xây dựng khang trang, trước đền là cây đa bồ đề cổ thụ, có bộ rễ chia làm 3 cổng rất đẹp. Nhà lưu niệm trưng bày những sắc phong của các triều đại nhà Nguyễn sắc phong cho cụ Lương Văn Chánh, những sắc phong này còn giữ được nguyên vẹn.
Căn cứ kháng chiến chống Mỹ thuộc địa phận 3 xã: Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân, huyện Sơn Hòa. Nơi đây gắn liền với quá trình xây dựng, phát triển lực lượng kháng chiến và các cơ quan lãnh đạo kháng chiến của tỉnh từ năm 1962 đến năm 1975, được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia ngày 22/8/2008. Di tích Khu căn cứ gắn với Nhà thờ Bác Hồ và vùng cao nguyên Vân Hòa với độ cao trung bình 400 m so với mặt nước biển, khí hậu mát mẻ quanh năm… là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch sinh thái gắn với tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử văn hóa.
2.2.1.2. Di tích kiến trúc nghệ thuật
Các di tích kiến trúc nghệ thuật ở tỉnh Phú Yên có giá trị nghệ thuật kết hợp cả truyền thống và đương đại, bao gồm nhiều loại hình như thành, quách, đền chùa, thánh đường, tháp, làng cổ, miếu, đập thủy lợi, đập thủy điện, cầu đường, hầm đường bộ,…Được xếp hạng ở cấp quốc gia và cấp tỉnh có ý nghĩa về khai thác phục vụ phát triển du lịch. (Nguyễn Đình Chúc; Nguyễn Hoài Sơn, 2017).
- Chùa Từ Quang (Chùa Đá Trắng) nằm ở độ cao gần 100m so với mực nước biển, chùa có địa thế cực kỳ đặc biệt, nổi bật với những khối đá trắng phau bao quanh lại càng tôn thêm vẻ lung linh, kỳ bí của chùa. Chùa có tên chữ là Bạch Thạch tự hoặc Từ Quang tự hay Linh Quang tự vốn được tạo lập từ năm Đinh Tỵ - 1797 dưới triều vua Quang Toản nhà Tây Sơn. Chùa Từ Quang (Chùa Đá Trắng) là điểm tham quan tại Phú Yên dành cho những ai yêu thích du lịch tâm linh.
- Nhà thờ Mằng Lăng là một nhà thờ Công giáo nằm trên địa phận xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Nhà thờ hiện nay cũng là nơi hành hương vào dịp lễ kỷ niệm Chân phước Anrê Phú Yên và thánh lễ cầu cho giới trẻ Công giáo Việt Nam. Với lịch sử hơn 130 năm tồn tại (xây dựng năm 1892), nhà thờ Mằng Lăng được coi là nhà thờ cổ nhất tỉnh Phú Yên và là một trong những nhà thờ lâu đời nhất của Việt Nam. Nhà thờ là điểm đến khá thu hút khách du lịch Phú Yên.
Đây cũng là nơi lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên.
2.2.1.3. Di tích khảo cổ
Bên cạnh những công trình kiến trúc, những thành quách còn tồn tại (thành Hồ, thành An Thổ, Hành cung Long Bình…), tỉnh Phú Yên còn có những di tích mới được khai quật như trống đồng Hòa Thịnh, di chỉ văn hóa cổ ở Eo Bồng, gò Ốc và cồn Đình cùng thời với văn hóa Sa Huỳnh, tháp Chăm xây dựng từ thế kỷ XI, đàn đá và kèn đá Tuy An có lịch sử hơn 2.500 năm tuổi, mộ cổ người Chăm, gành Đá Đĩa và gành Đèn. Đặc biệt, gành Đá Đĩa một kiến trúc địa chất độc đáo của thiên nhiên có một không hai trên đất nước ta…đã được công nhận là di sản cấp quốc gia đặc biệt.
- Bộ đàn đá và kèn đá là hai bảo vật được thế giới ghi nhận và đánh giá cao. Nhiều nhà chuyên môn đánh giá, đàn đá Tuy An là bộ đàn đá hoàn chỉnh nhất trong số các bộ đàn đá được tìm thấy tại Việt Nam từ trước đến nay, kể cả bộ đàn đá 11 chiếc N’dut Liêng Krắk (tỉnh Đắc Lắc) phát hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1949 bởi G. Condominas và đang được lưu giữ tại bảo tàng ở Pháp. Với nhà nghiên cứu Nguyễn Hoài Sơn, trong công trình “Di sản văn hóa đá ở Phú Yên”, ông khẳng định chắc chắn rằng, tại Việt Nam đã phát hiện được 23 bộ đàn đá với tổng số trên 200 thanh đá. Nhưng đến lúc này, bộ đàn đá Tuy An vẫn được đánh giá là có hệ thống thang âm chuẩn nhất. Chính điều ấy đã làm nên giá trị bộ đàn đá này. Du khách đến tham quan bảo tàng được dịp xem nghệ nhân biểu diễn đàn đá và kèn đá độc đáo đó.
- Tháp Nhạn có hình tứ giác với 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ lại so với tầng dưới. Tháp cao gần 23,5m, mỗi cạnh chân tháp dài 10m. Vật liệu xây dựng tháp đều bằng gạch nung được xếp liền khít, không thấy mạch hồ song kết dính rất vững chắc. Tháp Nhạn là một trong số rất ít tháp Chăm còn hoạt động tín ngưỡng thờ Bà Thiên Y A Na. Hằng năm đến ngày tết của người Chăm vẫn có nhiều đồng bào Chăm hành hương về cố đô Hoa Anh này. Di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia ngày 16/11/1988. Năm 2018, Tháp Nhạn được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
(xem Hình 2.2)
“Người thực hiện:Tác giả luận án”
Hình 2. 2. Bản đồ Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
Ở Phú Yên còn có nhiều di vật văn hóa Chăm. Số lượng các di tích Bảo tàng Lịch sử và cách mạng tỉnh thống kê và đề nghị bảo tồn và tôn tạo là 84 di tích, với nhiều loại hình phong phú và đa dạng như (đền, tháp, thành quách, cung điện…) bia đá, trụ đá; những tác phẩm khắc bằng đá (tượng đá, phù điêu, trang trí cột kiến trúc, linga, yoni…), theo Nguyễn Hoài Sơn (2017) trong tác phẩm “Di sản văn hóa đá ở Phú Yên”, được nêu trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Khoảng cách trung bình và mật độ các di tích Số
TT
Đơn vị Hành chánh
Số DTLS – KC – KTNT đã được xếp hạng
Diện tích (km2
)
Khoảng cách trung bình
Mật độ DT/100 km2 QT- QG Cấp tỉnh Tổng
1 TP. Tuy Hòa 5 8 13 107,6 2,9 12,1
2 TX. Sông Cầu 1 3 4 492,8 11,1 0,8
3 TX. Đông Hòa 2 9 11 265,6 4,9 4,2
4 H. Tuy An 6 15 21 415,0 3,6 5,0
5 H. Đồng Xuân 1 3 4 1.065,0 16,3 0,4
6 H. Phú Hòa 2 8 10 264,2 5,1 3,8
7 H. Sơn Hòa 1 4 5 958,3 13,8 0,5
8 H. Sông Hinh 0 2 2 885,8 21,0 0,2
9 H.Tây Hòa 2 5 7 610,0 9,3 1,1
Tổng 20 57 77 5.045,0 8,1 1,5
“Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Phú Yên, năm 2023”