Khai thác các điểm, tuyến du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Phú Yên (Trang 107 - 110)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VĂN HOÁ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN

2.5. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch văn hóa phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh PhúYên

2.5.1. Khai thác các điểm, tuyến du lịch văn hóa

- Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch tỉnh hiện đang quản lý và trực tiếp khai thác các di tích thuộc các di tích lịch sử văn hóa và danh thắng, trong đó một số điểm được bán vé tham quan gồm:

gành Đá Đĩa, Bãi Môn - Mũi Điện đạt khoảng 9,5 tỷ đồng năm 2019, năm 2020 do dịch bệnh giảm xuống chỉ còn 1,2 tỷ đồng, đạt 12,6% so với năm 2019. Trong 6 tháng đầu năm 2022, du lịch được phục hồi, doanh thu bán vé trực tiếp đạt hơn 6,0 tỷ đồng, đạt 60% so với năm 2019.

- Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch tỉnh hiện đang tổ chức họat động tham quan Bảo tàng lịch sử Phú Yên, di tích thành An Thổ, căn cứ kháng chiến chống Mỹ - nhà thờ Bác Hồ, Địa điểm thành lập chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tỉnh Phú Yên, di tích Tàu không số Vũng Rô, Mũi Điện - Bãi Môn, Núi Đá Bia, mộ và đền thờ Lương Văn Chánh, đền thờ Lê Thành Phương, chùa Thanh

Lương, chùa Đá Trắng, nhà thờ Mằng Lăng, tháp Nghinh Phong, công viên Rồng ngậm ngọc…;

kết hợp với các danh thắng đập Đồng Cam, gành Đá Đĩa, đầm Ô Loan, đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài với các bãi biển đẹp còn nguyên vẻ hoang sơ kỳ thú. Các lễ hội truyền thống ở Phú Yên cũng được tổ chức định kỳ hằng năm ở các điểm di tích lịch sử - văn hóa, thu hút đông đảo người dân trong tỉnh và cả nước, góp phần làm đa dạng sản phẩm du lịch của địa phương. Tuy nhiên, các lễ hội phần lớn phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của cộng đồng địa phương, nên việc tổ chức khai thác phục vụ du lịch còn hạn chế. Mặt khác, thời gian diễn ra lễ hội truyền thống thường ngắn, chỉ một thời điểm trong năm, địa bàn tổ chức có quy mô nhỏ nên các chương trình du lịch gắn với lễ hội còn ít và có thời gian khai thác thường trong 1 đến 2 ngày.

Trên cơ sở xem xét các chương trình du lịch có các điểm du lịch văn hóa ở Phú Yên của 12 công ty lữ hành, tác giả nhận thấy:

- Trong tổng số 30 chương trình du lịch được khảo sát, thời gian tham quan ở Phú Yên thường kéo dài từ 1 - 2 ngày và một số ít chương trình chỉ nửa ngày. Các chương trình du lịch từ 2 ngày trở xuống thì đều dành toàn thời gian cho việc tham quan các điểm du lịch văn hóa; các chương trình có thời gian tham quan nhiều ngày hơn thường có sự kết hợp thêm 1 hoặc 2 điểm du lịch tự nhiên. Như vậy, các chương trình tham quan các điểm du lịch văn hóa hầu hết là chương trình ngắn ngày và đối với các chương trình trên 2 ngày, thì hơn 80% thời gian khách lưu lại Phú Yên là dành để tham quan các điểm du lịch này (phụ lục 11).

- Các điểm du lịch văn hóa được tập trung khai thác nhiều trong các chương trình du lịch của các công ty lữ hành. Trong tổng số 30 điểm du lịch xuất hiện trong các chương trình du lịch khảo sát thì có 25 điểm du lịch văn hóa và 5 điểm du lịch danh thắng tự nhiên.

Bên cạnh đó, Núi Nhạn - Sông Đà - cầu Đà Rằng, cầu Hùng Vương, tháp Nghinh Phong và công viên Rồng ngậm ngọc là bốn tài nguyên biểu trưng ở Phú Yên, nó hiện hữu ngay giữa trung tâm thành phố và khách du lịch đến Phú Yên đều có thể tham quan, chiêm ngưỡng.

- Số lượng các điểm du lịch văn hóa phân theo loại hình đưa vào khai thác phục vụ phát triển du lịch chủ yếu tập trung vào các di tích kiến trúc nghệ thuật và các đối tượng văn hóa khác ở thành phố Tuy Hòa và vùng phụ cận và các đối tượng văn hóa khác. Trong tổng số 28 điểm du lịch văn hóa của các công ty và cơ quan quản lý du lịch thì có 16 điểm di tích lịch sử văn hoá - khảo cổ - kiến trúc nghệ thuật, 02 lễ hội, 03 làng nghề truyền thống, 04 điểm đối tượng gắn với dân tộc học và 03 điểm du lịch văn hóa khác.

Như vậy, số lượng di tích được phân hạng đưa vào khai thác du lịch so với tổng số di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng của tỉnh còn chiếm tỷ lệ thấp (28/126 điểm; chiếm 22,2 %).

- Tần suất xuất hiện của mỗi điểm du lịch trong các chương trình chênh nhau rất lớn và hầu hết đều có tần suất thấp. Đặc biệt, mức độ khai thác có sự chênh lệch rất rõ nét giữa một số di tích

thuộc thành phố Tuy Hòa và các điểm du lịch còn lại. Trong 27 điểm tài nguyên có tần suất trên 15% thì chỉ có 8 điểm có tần suất trên 50% (chiếm 30%); các điểm còn lại dưới 50%. Điều này nói lên khả năng khai thác các điểm tài nguyên du lịch văn hóa của tỉnh chưa phù hợp, mới tập trung khai thác các điểm tài nguyên du lịch văn hóa có nhiều thuận lợi, ít phải đầu tư tốn kém;

trong khi đó nhiều điểm tài nguyên du lịch tiềm năng chưa được quan tâm đầu tư khai thác đã để lãng phí. (xem Hình 2.2).

Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Phú Yên, 2020”

Hình 2.2. Biểu đồ Tần suất xuất hiện của một số điểm tài nguyên du lịch văn hóa trong các chương trình du lịch khảo sát

Trong 30 chương trình du lịch được khảo sát của công ty du lịch và cơ quan quản lý thì chỉ có 08 điểm có tần suất trên 50% (chiếm 30%) và 19 điểm còn lại có tần suất hiện rất thấp chỉ dưới 25%, (chiếm 70%). Như vậy, hầu hết các điểm du lịch được đưa vào khai thác với tần suất thấp (dưới 70%). Điều này nói lên tần suất khai thác các điểm du lịch ở Phú Yên còn thấp, nằm trong nhóm 15 tỉnh có mức khai thác du lịch trung bình trong cả nước. Để thực hiện mục tiêu phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh và ngành cần thu hút các nhà đầu tư, tăng cường công tác quảng bá du lịch rộng rãi nhằm phát triển mạnh các địa điểm du lịch trọng điểm này. Vấn đề cần lưu ý, kết hợp khai thác tài nguyên văn hóa với tài nguyên du lịch tự nhiên một cách hiệu quả, tránh để xảy ra tình trạng khai thác một loại tài nguyên quá mức cho phép, còn một

Địa điểm 10

0

15 18 20

15 15.1 15

15 16 17 15.2

14

19 18 19.518.1

20

21.2 30

38 35 50

40

50.5 50.5

50.5 51 50.2

52

% 51 50.5 50 60

số tài nguyên lại để lãng phí. Đặc biệt, 10 điểm du lịch văn hóa gồm Mũi Điện - Bãi Môn, nhà thờ Mằng Lăng, chùa Thanh Lương, Tháp Nhạn, mộ và đền thờ Lương Văn Chánh, chùa Đá trắng, Vũng Rô, căn cứ kháng chiến chống Mỹ - nhà thờ Bác Hồ, làng nghề bánh tráng Hòa Đa, khu đặc sản ẩm thực địa phương chiếm 37% tổng số điểm du lịch được khảo sát, có tần suất xuất hiện cao với hơn 20% trong tổng số 30 chương trình du lịch được khảo sát. Điều này cho thấy mức độ khai thác giữa các điểm du lịch chênh lệnh nhau rất lớn, hoạt động khai thác tài nguyên chỉ tập trung mạnh vào 10 điểm kể trên, trong khi tài nguyên du lịch văn hóa của tỉnh rất phong phú và nhiều loại có giá trị cao. Nhìn chung, loại hình du lịch gắn với các điểm du lịch văn hóa ở Phú Yên còn đơn điệu, chủ yếu là chương trình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng thuần túy; các chương trình du lịch kết hợp như du lịch tôn giáo, du lịch học tập, nghiên cứu khoa học rất ít, hầu như chưa được chú trọng đẩy mạnh phát triển.

- Các tuyến, điểm du lịch có sự phân hóa theo không gian, hầu hết các chương trình tập trung khai thác các điểm ở thành phố Tuy Hòa và khu vực phụ cận. Điều này, được lý giải bởi đây là khu vực có mật độ tập trung điểm tài nguyên di tích lịch sử văn hoá rất cao và nhiều điểm có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy các điểm du lịch văn hóa có giá trị ở các khu vực khác ít được đầu tư khai thác phục vụ phát triển du lịch (phụ lục 13)

Trên cơ sở đánh giá tài nguyên du lịch, nhằm kết hợp khai thác các điểm, tuyến du lịch tác giả cũng đã đánh giá các tài nguyên du lịch văn hóa với tài nguyên du lịch tự nhiên theo cụm du lịch để khai thác, nhằm tăng tính hấp dẫn du khách, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội một cách thiết thưc; tránh được tình trạng khai thác tài nguyên văn hóa quá mức dẫn đến suy thoái, trong khi đó tài nguyên du lịch tự nhiên bị lãng phí, không đưa vào khai thác phục vụ lợi ích khách du lịch và cộng đồng dân cư nơi có tài nguyên tự nhiên phân bố.

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên du lịch văn hóa phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Phú Yên (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(308 trang)