- Các bước lập PTHH. - Ý nghĩa của PTHH;- Vận dụng giải các bài tập SGK.
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được:
- Phương trình hoá học(PTHH) biễu diễn phản ứng hoá học. - Các bước lập PTHH.
- Ý nghĩa của PTHH: Cho biết các chất phản ứng và sản phẩm, tỉ lệ số phân tử, số nguyên tử giữa các chất trong phản ứng.
2. Kỹ năng:
- Biết lập PTHH khi biết các chất tham gia và sản phẩm. - Xác định được ý nghĩa của một số PTHH cụ thể.
3. Thái độ: Yêu thích bộ môn, say mê nghiên cứu.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu vấn đề, vấn đáp, trực quan. C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: - Bảng phụ, bút lông, bìa có băng dán sau...
2. HS: - Kiến thức công thức hoá học, phương trình hoá học, các bước lập phương trình hoá học.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: (6’)
- Nêu các bước lập phương trình hoá học? Làm bài tập 2/57 SGK. - Bài tập 3/58 SGK.
III. Nội dung bài mới: (32’)
1. Đặt vấn đề: (1’)
Chúng ta đã biết cách lập phương trình hoá học. Vậy phương trình hoá học cho ta biết điều gì?...
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1:(16’)
GV: Yêu cầu HS dựa vào 3 phương trình hoá học ở bài tập 2,3/57 + 58 SGK 1. P2O5 + 3H2O → 2H3PO4. to 2. 2HgO → 2Hg + O2. to 3. 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O.
GV: Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: - Phương trình hoá học cho ta biết điều gì? HS: Thảo luận theo nhóm, trình bày. - Dựa vào các phương ứng trên giải thích:
+ Số phân tử P2O5: số phân tử H2O : số phân tử H3PO4 là
1 : 3 : 2
+ Nghĩa là: Cứ 1 phân tử P2O5 tác dụng vừa đủ với 3
phân tử H2O tạo ra 2 phân tử H3PO4.